You are here

Blog của Kami

Trần Bắc Hà bị bắt trên đường trốn sang Campuchia như thế nào?

Động thái Tổng Bí thư cho bắt bằng được Trần Bắc Hà cũng chỉ vì mục đích xông thẳng vào Biệt thự trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP HCM. Vì Trần Bắc Hà là người duy nhất nắm trọn bộ mọi bí mật cao cấp nhất, có thể giúp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tù.

Đại án AVG: Cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son giả bệnh trốn lệnh bắt

Tin nội bộ cấp cao từ Hà Nội cho biết, vào trung tuần tháng 11/2018 Cơ quan điều tra Bộ Công An đã bắt Nguyên Tổng Giám đốc MobiFone Cao Duy Hải và Phó Tổng Giám đốc Phạm Thị Phương Anh với tội danh vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng. Qua xét hỏi của cơ quan Công an, Phó Tổng Giám đốc MobiFone Phạm Thị Phương Anh đã khai toẹt ra rằng, là người trực tiếp đưa tiền lại quả cho cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son 155 tỷ đồng và nguyên Bộ trưởng Bộ TT & TT Trương Minh Tuấn kiêm Phó Ban Tuyên giáo TW số tiền 98 tỷ đồng.

Nhân cách Nguyễn Phú Trọng

Sự bốc thơm khi cho rằng, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng tặng trường học trị giá 1,2 triệu USD bằng tiền riêng của cá nhân như thế này sẽ hết sức nguy hiểm. Điều này sẽ khiến những nghi ngờ về chuyện lâu nay dư luận vẫn đồn thổi và khẳng định rằng, ông Nguyễn Phú Trọng thời làm Bí thư Thành ủy Hà Nội đã dính vào vụ bê bối Ciputra, đã làm thất thu ngân sách trên 3.000 tỷ đồng.

Vụ đánh bạc triệu đô: Tại sao đưa hối lộ 100 tỷ lại miễn truy cứu hình sự?

Theo đánh giá, giá trị tài sản mà Nguyễn Văn Dương dùng để hối lộ cho hai viên cựu tướng Công An là Trung tướng Phan Văn Vĩnh và Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa có giá trị tương đương với 100 tỷ VND. Nếu so với vụ án 02 nông dân ở Bình Thuận, ông Nguyễn Thanh Tuấn và ông Nguyễn Thành Nam, đã từng bị xử tổng cộng 15 năm tù vì đã can tội đã nhận khoảng 17 triệu đồng của 12 hộ dân đã tự nguyện để chi cho xăng xe, điện thoại, thời gian công sức làm thủ tục vay vốn thì mới thấy hết sự kỳ lạ của ngành tư pháp Việt Nam.

Vì sao việc kỷ luật GS Chu Hảo lại bùng lên vào thời điểm này?

Một câu hỏi được đặt ra là, vì sao việc kỷ luật GS Chu Hảo lại được thổi bùng lên vào thời điểm hiện nay? Đó là thời điểm chỉ sau 03 ngày Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nắm giữ đồng thời cả 2/4 chức vụ quan trọng nhất của chính quyền Việt Nam hiện nay. Trong khi các sai phạm của GS Chu Hảo đã xuất hiện từ năm 2006 cho đến nay và việc kỷ luật GS. Chu Hảo lại được thực hiện không đúng Điều lện đảng, đó là Quyết định từ cấp trên xuống mà chi bộ và đảng bộ cơ sở (Nhà xuất bản Tri thức) không hề hay biết?

Chỉ thoái đảng thôi, chưa đủ!

Thấy bạn Trương Duy Nhất ca thán rằng, "Hiện tượng Chu Hảo. Liệu đã đủ để đánh rung những trí thức cấp tiến với tư duy "phản biện trung thành"? Liệu có tạo nên một phong trào phản tỉnh để thoát đảng.". Chợt nghĩ, "Thoái đảng chỉ là sự phản đối. Lập chính đảng mới, mới là sự thách thức, xem chúng nó dám làm gì? Hỡi các cây Đại thụ của dân tộc!"

Không đơn giản chỉ là việc ném giầy, mà là lời cảnh tỉnh cho chế độ

Việc ném chỉ một chiếc giầy của cô Dung, không nhiều chiếc giầy như trận mưa giầy dép ném vào Phó Chánh Án Toà Cấp cao Trần Văn Tuân, trong buổi xin lỗi công khai đối với tử tù oan Hàn Đức Long, người bị tuyên bản án tử hình oan và 11 năm tù trước đây. Song cũng có thể coi nó là một tiếng sét cảnh báo cho sự sụp đổ của một chế độ đã hết sức mục ruỗng, chỉ cần chờ có cơ hội là sụp đổ.

Ván bài Nhất thể hóa và chiêu thức của một kẻ "điếm chính trị"

Trường hợp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là bài học điển hình. Cụ thể, tháng 5/2015 trong bối cảnh phe cánh chính trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang thắng thế và khuynh loát chính trường. Hồi đó lúc thế yếu, khi nói với cử tri Hà Nội về việc ghép hai chức vụ Đảng và chính quyền, ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định, "Bí thư kiêm Chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát nổi?" (bbc.in/2xXlfuh).

Nhất thể hóa: Cơ hội nào cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Không ít người hy vọng, vấn đề nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực cho các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. Song vẫn với các khuôn mặt ban lãnh đạo Việt Nam cũ kỹ, già nua và bảo thủ như hiện nay thì những suy nghĩ đó cũng sẽ trở nên vô vọng.  Vì cái gốc của vấn đề, không đơn giản chỉ là việc cần có một chức danh đứng đầu nhà nước có quyền lực thực sự. Mà nó nằm ở sự đòi hỏi có được một thể chế chính trị tiến bộ, chấp nhận sự cạnh tranh chính trị. Đó mới là cái cốt lõi của vấn đề. Nếu không thì tất cả cũng chỉ là chuyện thay bình mới mà rượu vẫn cũ.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự thay đổi tư duy chính trị

Mượn chuyện Cách mạng Công nghiệp 4.0 để bàn chuyện đấu tranh hiện nay, với hy vọng cần có một sự thay đổi thật lớn về tư duy chính trị, tư duy tranh đấu. Như thế mới có thể có hy vọng trong vấn đề thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Nếu như chúng ta vẫn cứ dậm chân tại chỗ với những bài bản và cách thức không hề thay đổi trong hàng chục năm qua, trong lúc nhà cầm quyền Việt Nam như mọt con tắc kè đổi màu theo hướng có lợi cho họ nhất. Đó là lý do họ luôn vững như bàn thạch.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của Kami