You are here

Putin ở trong G hay không? Tại sao G8 trở thành G7?

Waclaw Radziwinowicz (*)

Chủ tịch Hội đồng Âu châu Donald Tusk, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Thủ tướng Canada Stephen Harper, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Ý Matteo Renzi và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Junker - Ảnh: GW

Cái gì đang kêu bíp bíp tại Nga? Hội nghị thượng đỉnh hôm chủ nhật của G7 (cho đến gần đây là G8) ở Bavaria nước Đức không có Nga. Các nhà lãnh đạo của bảy nền kinh tế phát triển nhất của các nước phương Tây sẽ nói về vấn đề của Nga, nhưng không có Vladimir Putin. Ông ta đã khá "nỗ lực" làm việc để bay ra khỏi câu lạc bộ độc quyền này, và cơ hội để trở lại với nó rất mong manh.

Người ta nói hôm nay rằng Moscow đã từ lâu, bởi vì trong năm 1997, được mời vào một nhóm những người khổng lồ để "cho đẹp mắt". Điều này không đúng.

Nước Nga, cụ thể là Tổng thống trước đó của nó thực sự xứng đáng. Trong suốt thời gian khi ở Moscow những "con sói trẻ của Boris Yeltsin" cai trị,  hai người thân phương Tây, ủng hộ kinh tế thị trường "đầu tiên" là các phó Thủ tướng Anatoly Chubais và Boris Nemtsov, người vừa bị sát hại vài tháng trước. Dường như đất nước rộng lớn ở phía Đông đang hướng tới lợi ích của người dân vào trật tự của châu Âu.

Boris Yeltsin đã biết nói chuyện với các đối tác. Với thủ tướng Đức Helmut Kohl và Tổng thống Pháp Jacques Chirac ông là "Boris thân mến", còn đối với ông  - "Helmut thân mến" và " Jacques thân mến". Và đó là tình cảm đã được chứng minh của ba quý ông lớn tuổi trung thực.

Quyết định về việc mở rộng G7 thành G8 (một số thích nói G7,5 do tiềm năng tăng trưởng yếu kém của Nga), "bạn bè" đã cho Yeltsin món nợ trước. Nhờ có nó mà ông ta có thể nói chuyện - và đã nói - cho những người công kích ông "phá tan đất nước" của những người cộng sản và dân tộc chủ nghĩa, rằng, "họ tôn trọng chúng ta".

Người ta loại bỏ Putin ra khỏi "câu lạc bộ" từ năm ngoái; Bavaria là Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai, mà chủ điện Kremlin cũng không được mời. Nhưng thực sự bản thân Putin đã làm điều này từ thời gian trước đó - sau "cuộc cách mạng màu" ở Gruzia và Ukraine, mà Moscow xem là dấu hiệu xâm lược của phương Tây nhằm chinh phục nước Nga và cướp bóc tài nguyên thiên nhiên của nó.

Có một thực tế rằng tổng thống Nga không nên hiện diện trong "câu lạc bộ" trở nên rõ ràng từ 8 năm trước đây, khi tại Munich, trong một bài phát biểu nổi tiếng, Putin đã nói thẳng thắn về cuộc đối đầu của đất nước mình với phương Tây.

Tuy nhiên, Moscow vẫn nằm trong nhóm các "đại gia" cho đến khi sáp nhập Crimea và tạo ra cuộc chiến tranh ở phía đông của Ukraine, đã lộ diện đúng mức. G8 một lần nữa trở thành G7.

Nga giả vờ rằng vị trí của Nga trong G8 đối với mình không có gì quan trọng, vị trí xứng đáng không phải nằm trong "câu lạc bộ" của các nước phương Tây, mà là trong nhóm G20 của các cường quốc kinh tế lớn nhất của thế giới. Và ông ta muốn đóng vai trò của mình như là một đại diện bằng cách vội vàng thiết lập liên minh với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, và như vậy ít nhất, nước Nga cũng là một siêu cường khu vực.

Nhưng điều này cũng không thành công cho lắm. Trong hội nghị thượng đỉnh G20 tháng 11 năm ngoái ở Brisbane, các vị thủ tướng gặp gỡ Putin miễn cưỡng, không bỏ qua thực tế rằng các đơn vị của Hải quân Nga hoạt động gần bờ biển của Australia. Khi chủ nhà trong bữa ăn trưa sắp xếp Putin ngồi ở bàn ăn đâu đó trong một góc, ông cảm thấy bị xúc phạm và bay về nước trước khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh.

Nước Nga có thể có hy vọng sẽ trở lại G8 hay không? Thủ tướng Canada Stephen Harper nói rằng "khi Putin còn nắm quyền," - thì không. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng tin rằng điều này chỉ có thể nghĩ tới khi và chỉ khi Moscow "bắt đầu tuân thủ luật pháp", tức là rút khỏi Ukraine. Bộ trưởng Ngoại giao của bà là Frank-Walter Steinmeier cho rằng Moscow cần thiết ở trong câu lạc bộ, vì vậy nó sẽ được trở lại sau khi thực thi các thỏa thuận tại Minsk, tức là kế hoạch hòa bình cho miền đông Ukraine. Tuy nhiên, điều này không có khả năng.

Putin không có nhiều bạn bè ở phương Tây giống như "Boris thân mến" từng có. Merkel coi ông "đang ở trong một thực tiễn khác". Thậm chí, người có cảm tình với ông là Tổng thống Cộng hoà Czech Milos Zeman cũng cảm thấy bị xúc phạm khi truyền hình Kremlin gần đây cho chiếu bộ phim về Prague mùa xuân năm 1968. Tác giả của cuốn phim khẳng định rằng quân đội Hiệp ước Warsawa đã phải can thiệp vàoTiệp Khắc, vì đối lập dân chủ của quốc gia này muốn trao đất nước cho NATO.

Tình hữu nghị với nhà dân tộc Pháp Marine Le Pen, những gì mà Moscow thích khoe khoang, chỉ tổ làm tổn hại thêm cho Putin. Cựu thủ tướng Đức Gerhard Schröder, "người bạn Gerhard", đã huỷ hoại tất cả uy tín của mình, bằng cách thường xuyên nhận tiền từ Gazprom.

Vì vậy, cho đến khi Putin phá hủy trật tự châu Âu, chứ không phải, như Yeltsin, hợp nó vào việc xây dựng chính sách của mình, ông sẽ không trở lại câu lạc bộ, còn về nước Nga, Ukraine và các biện pháp trừng phạt người ta sẽ nói chuyện mà không có ông.

Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức

--------------------------------------

(*) Tác giả Waclaw Radziwinowicz là phóng viên nhật báo Ba Lan "Gazeta Wyborcza" thường trú tại Moscow. Bài dịch từ tiếng Ba Lan, đăng tại link: http://wyborcza.pl/1,75968,18075786,Putin_w_G_czy_nie__Dlaczego_G8_znow_stalo_sie_G7_.html