You are here

Thiệt Là May Phước Cho Ông Nguyên Ngọc

Ảnh của tuongnangtien

 
Cụ Hồ nói: “Các chú các cô không sợ người ta kêu mình kém trí thức, ít lý luận. Họ kêu thì bảo họ rằng tôi lú nhưng chú tôi khôn. Chú tôi là Stalin, Mao Trạch Đông…” 
Đèn Cù
 

Hôm 28 tháng 7 vừa qua, trên trang Mõ Làng có bài viết “Tọa đàm ‘Tư tưởng Phan Chu Trinh và Việt Nam 2014’: Nhà văn Nguyên Ngọc bị nghi ngờ là thành viên "Việt Tân". Chỉ mới bị “nghi ngờ”  thôi nhưng “nạn nhân” đã bị đám dân phòng (trên mạng) đã thi nhau ném đá tơi bời, hoa lá:
 
Hoa Sen09:11 Ngày 28 tháng 07 năm 2014
Ông Nguyên Ngọc gần đây có những biểu hiện suy thoái về trí tuệ nên không loại trừ khả năng làm cho Việt Tân.
 
Đừng Anh09:15 Ngày 28 tháng 07 năm 2014
Nhiều người không chịu được đã nói thẳng vào mặt Nguyên Ngọc những lời nặng nề vì những việc làm không hay của nhà văn già này thời gian gần đây.
 
ngố nguyễn00:02 Ngày 31 tháng 07 năm 2014
Nếu như tôi gặp con người này thì tôi cũng sẽ sẵn sàng nói thằng vào nhà văn Nguyên Ngọc những lời lẽ từ tận đáy lòng, tuổi thơ tôi đã từng biết đến nhà văn như một người tài, nhưng giờ nhà văn lại quay lưng lại với đất nước, quay lưng lại với dân tộc thì đáng xấu hổ quá
 
Bé Ngủ09:19 Ngày 28 tháng 07 năm 2014
Tội nghiệp Nguyên Ngọc, chắc già quá thành ra lẩm cẩm, thích thể hiện khác đời.
 
Lan Phương09:24 Ngày 28 tháng 07 năm 2014
Ông Nguyên Ngọc thích được tung hô vớ vẩn chứ tinh khôn không ai làm thế.
 
Thành Trần09:30 Ngày 28 tháng 07 năm 2014
Già rồi thích tỏ ả nguy hiểm để có người nể sợ. Suy nghĩ rất chi là trẻ con, vớ vỉn.
 
Chicago Phan09:41 Ngày 28 tháng 07 năm 2014
Gọi là tọa đàm cho có vẻ sang chứ thực ra túm 5 tụm 3 nói chuyện bất mãn. Có ngày chết oan đó em
 
Chi Mai09:51 Ngày 28 tháng 07 năm 2014
Việt Tân Việt teo gì không biết, nhưng già rồi mà còn ham hố công thần thì không ra gì cả.
Chả phải Việt Tân, ông này muốn lổi nên thích tham gia vào những trò nhí nhố gây sự chú ý.
 
Bí Đao09:56 Ngày 28 tháng 07 năm 2014
Nguyên Ngọc đã bị mua chuộc rồi sao? Chả có nhẽ!
 
na na00:17 Ngày 31 tháng 07 năm 2014
Tình hình như thế này thì chúng ta có thể khẳng định con người Nguyên Ngọc không ai là không phủ nhận tài năng của ông, nhưng nhân cách của ông thì chúng ta phải suy nghĩ lại. Một người đang khởi đầu tốt bỗng dưng vì nhân cách thèm tiền mà giờ đây như thế này
Chậm tiến quá! Lão Nguyên Ngọc thành đồng nát từ lâu rồi
 
linh thuy00:11 Ngày 31 tháng 07 năm 2014
Như vậy là đã rõ, dù ông tay làm cho tổ chức nào đi nữa, Việt Tân hay không thì giờ ông ta cũng không còn là người mà nhân dân dất nước Việt Nam yêu mến và kính nể nữa rồi. Một kẻ chạy theo giặc, giờ muốn quay lại phá hoại nhà nước ư? Đừng có mơ điều đó thực hiện được đi
 
lung linh anh sang00:24 Ngày 31 tháng 07 năm 2014
Đây mới chính là con người thật của Nguyễn Nguyên Ngọc sao? Từ giờ trở đi con người này sẽ là kẻ thù của nhân dân sao? Đáng thất vọng thật đấy, từ một con người nổi tiếng trong nền văn học của đất nước, nhưng mà bản chất tham lam giờ đây già rồi mà vẫn tỏ ra vì tiền.
 

 
Bị “nghi ngờ là thành viên Việt Tân” là điều tuy không vinh dự hoặc hay ho gì cho lắm nhưng cũng (vẫn) hơn bị tình nghi là ... Việt Quốc:
 
Dân làng bỗng ngã ngửa ra rằng: bác Chắt Kế bị nghi là phản động!
Cái cớ người ta vin vào để bác bị người ta cảnh giác thật là đơn giản.
 
Những ngày mệt mỏi, nghỉ việc, bác mở lò rèn làm nghiệp dư để khuây khoả tâm trí. Bác rèn đủ thứ: dao, mác, liềm, lưỡi hái và sửa chữa súng bắn chim. Bác không rèn để đem ra chợ bán, bà con trong làng trong xã đến nhờ thì bác làm với một giá rất rẻ. Có mấy người thích đi bắn chim thường quây quần ở nhà bác, nhỡ không may súng hỏng là bác chữa ngay, bác còn sản xuất cả đạn ria. Khi bắn được con cò con vạc, họ thường sum họp ăn uống và trò chuyện vui vẻ. Bác bị tình nghi bằng nhiều câu hỏi ba lăng nhăng tại một cuộc họp nông hội:
 
        – Rèn dao, mác để làm gì?
         – Sản xuất súng đạn để làm gì?
          – Cung cấp cho ai?
          – Tiền thu được bỏ vào quỹ Quốc dân đảng!
          – Tại sao từ xưa đến nay không mở lò rèn, nay lại mở? Ông ta học nghề rèn để làm gì?
          – Đích thị là lò sản xuất vũ khí cho bọn phản động...
 
Chẳng cần đọc lệnh của một cơ quan pháp luật nào, mấy dân quân làng vào tóm cổ bác, điệu bác đến “nhà giam” – gọi là nhà giam, chứ thật ra đó là ngôi nhà rách nát của một cán bộ xóm. Họ không dùng cực hình tra tấn bác như những “tội phạm” khác, nhưng bác cũng bị hành hạ đến cơ khổ. Đêm ngủ không được nằm giường, mà trải manh chiếu nằm co quắp trên nền đất, không có màn.
 
Thỉnh thoảng bác bị anh dân quân đánh cho một tát rơi vỡ kính cận. Khi mỏi lưng, bác ngồi dựa vào cột, liền bị dân quân quát: “Ngồi thẳng lên! ”. Lúc đau bụng, bác xin viên thuốc cũng bị dân quân mắng: “Đau thì phải chịu. Thoát chết là may”. Một lần người nhà mang cơm đến, đặt lên chiếc chõng tre, bác định cầm đũa ăn, bị cô dân quân cản lại: “Không được để lên chõng! Đặt cơm xuống đất mà ăn!” (Võ Văn Trực. Chuyện Làng Ngày Ấy. California: Tạp Chí Văn Học, 2006).
 
Cùng ngày, ngày 28 tháng 7 năm 2014, bài “Tọa đàm ‘Tư tưởng Phan Chu Trinh và Việt Nam 2014’: Nhà văn Nguyên Ngọc bị nghi ngờ là thành viên "Việt Tân"   cũng đã được đăng lại trên trang Dân Luận – với lời dẫn nhập (nghe) chua cay thấy rõ:
 
“Những lập luận trong bài viết này cho thấy sự bế tắc về tư duy của những dư luận viên, những người đang tìm cách bảo vệ Đảng CSVN đang rễu rã cả về nhân sự và tư tưởng hiện nay. Một hội thảo bàn về tư tưởng khai dân trí và đấu tranh bất bạo động của Phan Chu Trinh cũng bị coi là ‘kích động cho một cuộc bạo động và đòi thay thế chế độ hiện tại’ thì không còn gì để nói. Một nhà văn dù tuổi đã cao nhưng vẫn đau đáu về vận mệnh của dân tộc, của đất nước bị nghi ngờ là thành viên ‘Việt Tân’ thì đảng Việt Tân quả là có uy tín và thu hút được nhân tài! Viết như vậy khác nào quảng bá cho Việt Tân không?”
 
Qua hôm sau, hôm 29 tháng 7 năm 2014,  trang Mõ Làng có ngay bài hồi đáp (“TẤT CẢ ĐANG LÀ ‘NGHI NGỜ’ THƯA"DÂN LUẬN") với cái kết luận “khách quan” hết sức:
 
“Thử hỏi rằng, với một cuộc Tọa đàm mà trong thông báo lại cho rằng: ‘Điểm cơ bản của Phong trào Duy Tân do ông khởi xướng là bất bạo động và công khai hoạt động, nhắm tới cải tổ xã hội, giáo dục tinh thần tự do, xây dựng những cá nhân độc lập và có trách nhiệm, phổ biến các giá trị văn minh phương Tây như pháp quyền và dân quyền’ (Trích ‘Thông báo Tọa đàm ‘Tư tưởng Phan Châu Trinh và Việt Nam 2014’) thì có nên hiểu đó là ‘kích động cho một cuộc bạo động và đòi thay thế chế độ hiện tại’ và nếu có một ý tưởng nào hơn thì xin được chỉ giáo. 
 
Cuối cùng như đã khẳng định ở trên, tất cả chỉ đang là ‘nghi ngờ’ và người viết cũng rất khách quan khi đưa ra những cứ liệu để nghi ngờ. Đừng mặc định đó là những điều đã là của hiện thực để đưa ra những lời thắc mắc đến vô vị như vậy.
 
Xin cảm ơn!!!!”
 
Mõ Làng thiệt là “rất khách quan” và cung cách (“xin chỉ giáo”) cũng rất đáng trân trọng. Quả là khác hẳn với không khí cuồng nhiệt và thái độ cuồng điên trong Chuyện Làng Ngày Ấy:
 
Vì tinh thần cảnh giác quá cao nên ông Khang mới trở thành thủ qũi của bọn phản động nước ngoài giữ những năm tỉ dô la, chú xã thọ nghèo rớt mùng tơi đến làm thuê cho ông Khang cũng trở thành đảng viên trung kiên của Quốc Dân Đảng...
 
Hãy nghe một người đàn bà kể tội chú xã Thọ: 
          - Một hôm tao thấy mi từ nhà bà Đoan ra, tay cầm một gói cà. Mi có nhớ là mi gói cà bằng cái gì không? Bằng ảnh                 của Mao chủ tịch. Mi có tư tưởng nhạo báng lãnh tụ cộng sản quốc tế. (Sđd trang 126-127).
 
So với Chuyện Làng Ngày Ấy thì chuyện bị “nghi ngờ là thành viên Việt Tân” hôm nay của đám mõ làng, rõ ràng, chỉ là chuyện nhỏ. Buổi toạ đàm được tổ chức vào hôm 19 tháng 6 năm 2014 mà tới bữa nay nhà văn Nguyên Ngọc vẫn còn được sống yên lành (và vẫn còn nguyên vẹn) chứ chưa bị “treo lên xà nhà” như những nạn nhân bị nghi ngờ là Việt Quốc hồi đầu thập niên 1950:
 
Ba anh dân quân mang đại đao xồng xộc tới, buộc dây thừng vào hai cổ chân ông Khang rồi trèo lên xà nhà kéo ngược dây.Ông Khang vội vàng van xin:
          - Tôi xin khai, tôi xin khai hết
 
Họ lại buông dây xuống để ông Khang đứng nói:
 
         - Tôi có tội với dân với nước. Từ nay tôi không làm phản động nữa!
 
Dân quân A:
 
-Mi làm phản động với ai?
 
Dân quân B:
 
          -Mi đã chỉ điểm cho giặc mấy lần?
 
Dân quân C:
 
          -Mi đã nhận mấy tỉ đô la của Quốc Dân đảng?
 
Bị hỏi dồn dập, ông Khang không biết trả lời thế nào. Chủ tọa liền ra lệnh:
 
          -Thằng này ngoan cố, treo ngược lên xà nhà!
 
Sau khi vài chục ngàn mạng đã bị treo ngược lên xà nhà thì thánh đế bỗng hồi tâm. Năm 1956, Người đã nhỏ lệ trước quốc dân cùng với lời xin lỗi vì chủ trương “thà giết lầm còn hơn bỏ sót” của Đảng và Nhà Nước.
 
Ba mươi năm sau, năm 1986, Đảng và Nhà Nước lại dũng cảm đổi mới và sửa sai thêm lần nữa. Tuy tiến rất chậm nhưng ta tiến chắc. Nhờ vậy, đám dân phòng trên mạng – xem ra – ôn hoà và đỡ sắt máu hơn bọn dân quân ngày trước thấy rõ.
 
 

Cụ Hồ khóc sau đấu tố NVGP và CCRĐ 1957.
Ảnh và chú thich: Diễn Đàn Thế Kỷ
 
Thiệt là may phước cho nhà văn Nguyên Ngọc!