You are here

Tất cả nhiệm vụ của Tổng thống Mỹ: Trước Barack Obama là một Hy Mã Lạp Sơn các vấn đề

Ben Macintyre, "The Times" - Lê Diễn Đức dịch
 
 
Barack Obama đã giành được khoảng trống tự do để dễ bề xoay chuyển hơn. Cuối cùng thì cũng phải cố gắng đạt được sự tiến bộ đã luôn tuột khỏi tay ông trong nhiệm kỳ đầu tiên.
 
Nhưng sẽ khó khăn, bởi vì Hạ viện Hoa Kỳ đang bị chi phối bởi đảng Cộng Hòa. Thời gian tới sẽ là một thử thách rất lớn cho Barack Obama trong việc phải cắt giảm ngân sách 600 tỷ USD. Tức là sẽ giảm chi tiêu và tăng thuế, là điều sẽ không làm cử tri hài lòng.
 
Các chuyên gia của Tổng thống đã dọn dẹp sạch sẽ xong cờ hoa và những chai rượu sâm banh trống. Bản thân Obama bây giờ cũng sẽ đứng trước những luồng thông tin ngày mỗi nhanh hơn.
 
Một loạt các thách thức nghiêm trọng - cái này quan trọng hơn cái kia - nhưng còn là phương pháp để thay đổi nữa. Chính trị Mỹ có một đặc trưng là, vị Tổng thống tái đắc cử thường sử dụng quyền lực mạnh mẽ hơn.
 
Tổng thống biết rõ rằng sẽ không còn nhiệm kỳ thứ ba tiếp theo. Ý thức này mang lại cho ông sự tự do để hành động hơn - ít nhất là lúc đầu - và cách thức xác quyết quan điểm của mình, mà trong nhiệm kỳ đầu tiên ông thường không thể đưa ra. Bởi vì nhiệm kỳ đầu luôn thận trọng hơn một cách tự nhiên. Trong nhiệm kỳ thứ hai, người đứng đầu nhà nước có ít hơn để mất và vì thế, sẽ được nhận nhiều hơn.
 
Vào tối thứ Ba hôm bầu cử, Tổng thống Obama nói: "Chúng ta đã bảo vệ được con đường của mình". Tuy nhiên, giờ đây rất nhiều trận đấu đang chờ đợi ông. Đây là bài kiểm tra cuối cùng về kỹ năng và quyết tâm của ông. Các vấn đề nào? Nền kinh tế thiếu máu, quốc hội vẫn bị kiểm soát một phần bởi phe đối lập, một đống các vấn đề trong chính sách đối ngoại và cuối cùng là một nước Mỹ bị phân chia qua cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với sự đối đầu, giành giật tàn nhẫn và không khoan nhượng.
 
Trong năm 2008, Obama đã giành được chiến thắng nhờ làn sóng của lý tưởng và hy vọng siêu thực. Bây giờ, người Mỹ chọn ông, đặt ông đối mặt với các vấn đề khó khăn và đòi hỏi ở ông một tính cách cứng rắn: các cuộc đàm phán căng thẳng về tăng thuế, đối đầu với Iran, tham vọng ngày mỗi tăng của Trung Quốc, rút quân khỏi Afghanistan, nội chiến ở Syria và bất ổn định ở Trung Đông.
 
Đồng hồ đang điểm. Lịch sử cho thấy rằng, nửa đầu nhiệm kỳ thứ hai định nghĩa và thể hiện vai trò tiên quyết. Không đạt được tiến bộ rõ ràng và có thể đo lường được, Obama có thể rời Toà Bạch Ốc như là một người vì không dám mạo hiểm nên đã không thành công.
 
Nếu nói về nhiệm kỳ thứ hai, triển vọng kinh tế sẽ có khả năng tốt hơn so với trong nhiệm kỳ đầu. Lúc bấy giờ một tâm trạng tồi tệ ngự trị. Hôm nay, niềm tin của người tiêu dùng đã trở lại. Về công ăn việc làm mới nhìn thấy tốt hơn. Tuy nhiên, sự phục hồi này mong manh, dễ vỡ và tương lai không chắc chắn. Obama đã giành chiến thắng mặc dù tỷ lệ thất nghiệp trên mặt bằng chung vẫn cao. Tổng thống cuối cùng thành công trong nghệ thuật này là Franklin Delano Roosevelt.
 
Trong bài phát biểu của mình sau khi giành chiến thắng, Barack Obama nhấn mạnh vai trò phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, nếu chiều hướng mới mẻ này bị khô đi, sẽ làm lu mờ dần sức mạnh và độ tin cậy ở Obama. Các vấn đề kinh tế cấp bách nhất hiện nay? Đó là cái gọi là vách đá tài chính, tức là khả năng có hiệu lực vào tháng Giêng vấn đề cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ và tăng thuế. Nếu không có thỏa thuận về ngân sách với số tiền cắt giảm có thể lên tới 600 tỷ USD, tình trạng này sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái và một lần nữa sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
 
Đe dọa nghiêm trọng cho sự phục hồi kinh tế cho nước Mỹ còn là cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu. Barack Obama sẽ cố gắng gây áp lực lên các đối tác châu Âu để không xảy ra một cuộc khủng hoảng. Tổng thống cũng phải giải quyết vấn đề một nghìn tỷ đô la mỗi năm bội chi ngân sách nhà nước và hạn chế sự gia tăng khổng lồ của nợ công đã đạt mức trên 16 nghìn tỷ USD!
 
Trong năm 2008, Tổng thống Obama hứa sẽ chấm dứt sự xung khắc giữa các đảng lớn.
 
Cuộc chiến bầu cử cho thấy âm lượng tiếng nói thực tế hơn: Ông hứa hẹn Washington sẽ làm việc với tất cả sức mạnh, ngay cả khi ông không phải lúc nào cũng có thể có khả năng làm cho công việc tiến hành hài hòa.
 
Quay lại việc thiết lập một  "nội các đoàn kết", mà cả hai bên mong muốn. Nhưng bốn năm trước đây, hành động của tổng thống Obama được xác định như là nguồn cảm hứng từ Abraham Lincoln, nói giống nhau, nhưng ông đã không thực hiện được gì trong ý nghĩa tương đối của vấn đề này.
 
Michelle và Barack Obama ở lại Toà Bạch Ốc. Tuy nhiên, phần còn lại của Washington thay đổi phần nào. Chính xác hơn là về thành phần chính trị. Thượng viện trong tay đảng Dân chủ. Đa số Hạ viện thuộc Cộng hòa. Trên Đồi Capitol cũng vẫn các đối thủ ấy và cũng cùng khả năng tiếp tục bế tắc.
 
Obama sẽ phải chiến đấu cho cuộc tiếp cận cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe. Romney đã nói về việc bãi bỏ di sản hàng đầu của Tổng thống, của Luật Patient Protection and Affordable Care Act (PPACA). Tôn giáo cánh hữu chuẩn bị vụ kiện để bãi bỏ điều luật buộc người sử dụng lao động phải trang trải chi phí cho các biện pháp tránh thai. Quy định này được xem là không hợp hiến.
 
Cánh hữu cứng cổ giành chiến thắng trong tranh chấp. Nhưng Tổng thống cũng có cả áp lực từ bên trái. Một vấn đề trở nên rất quan trọng cho lập pháp liên quan tới biến đổi khí hậu và chính sách nhập cư.
 
- Nó sẽ không dễ chịu. Sẽ khó chịu - Obama nói và thừa nhận rằng giữa các bên có sự phân chia sâu sắc trong việc cải cách chính sách.
 
Barack Obama là Tổng thống lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Thế giới II, giành chiến thắng nhiệm kỳ thứ hai với số phiếu ít hơn trong nhiệm kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, nghịch lý thay, nếu ở nhiệm kỳ đầu thể hiện những kỳ vọng không thực tế cao, thì ở nhiệm kỳ thứ hai có thể, lại củng cố những kỳ vọng không thực tế thấp.
 
Lịch sử đã dạy rằng những vị tổng thống để lại di sản sáng giá nhất cho con tim của người dân là những vị phải đối mặt với các vấn đề khẩn cấp nhất và giải quyết chúng một cách hiệu quả. Lincoln được bầu chọn trước khi bùng nổ cuộc nội chiến. Ronald Reagan đã phải chiến đấu với lạm phát hai con số và Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên Barack Obama, có lẽ nên lấy ví dụ của Franklin Delano Roosevelt. Roosevelt được lựa chọn vào thời điểm khi cuộc Đại khủng hoảng nổ ra, trong nhiệm kỳ đầu ông không làm được bao nhiêu cho sự phục hồi nền kinh tế. Khi ông tái tranh cử vào năm 1936, tỷ lệ thất nghiệp đạt 17%. Ông dã giành chiến thắng, và sau đó ông đã đi vào lịch sử như một chính khách lớn.
 
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã từng nói có vẻ giống như lời khuyên cho bất kỳ tổng thống nào cầm quyền trong thời kỳ khó khăn: -"Hãy xắn tay áo trước sự hỗn loạn. Nặng nề nhất, nhưng phải làm ngay lập tức, bởi vì nếu nghĩ rằng những quyết định khó khăn có thể để lại sau đó và bỏ đi nhẹ nhàng như rảo bước trong nghĩa trang, thì lúc đó đã rơi vào rắc rối nghiêm trọng.
 
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức 2012
 
--------------------------------------------------------------------------
* Bài được dịch từ tiếng Ba Lan đăng trên nhật báo Ba Lan Polska The Times, ngày 9/11/2012 tại link: http://www.polskatimes.pl/artykul/694919,wszystkie-zadania-prezydenta-usa-przed-barackiem-obama,id,t.html