You are here

Trung Quốc chậm lại hay là bị xiết chặt?

Bogdan Góralczyk  (Ba Lan) – Lê Diễn Đức dịch

 
Phiên họp quốc hội cuối cùng hàng năm của Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của "của các nhà lãnh đạo thế hệ thứ tư" (Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, những người kế nhiệm sau một năm nữa - Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường), đã tạo ra nhiều tiếng vang trên thế giới. Các phương tiện truyền thông phương Tây hợp lại một thông điệp: kinh tế Trung Quốc chậm lại. Điều này đã được nói tới và trên những cột báo. Vậy thực sự câu chuyện gì ở đây?
 
Không phải tháp chuông này, không phải cái chuông này
 
Con lăn kinh tế Trung Quốc được mô tả gần đây trong một báo cáo của Ngân hàng Thế giới. Không chỉ ghi nhận gần 10 phần trăm tăng trưởng hàng năm trong vòng ba thập kỷ qua, nhưng cũng nhấn mạnh rằng khu vực nghèo ở Trung Nam Hải đã giảm từ 65% dân số xuống 10%, và do đó, người ta đã đưa ra khỏi đói nghèo trong thời gian này nửa tỷ người. Hơn nữa, Trung Quốc cùng với các "thị trường mới nổi" đã cho thế giới, sau cuộc khủng hoảng của năm 2008, 2/3 toàn bộ tăng trưởng GDP toàn cầu. Nói cách khác, Trung Quốc là một trong số ít quốc gia trên toàn cầu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về xóa đói giảm nghèo và tăng chất lượng cuộc sống, đồng thời là một động lực quan trọng của cả kinh tế toàn cầu hóa của thế giới. Vì vậy, giờ đây khi người ta thông báo kế hoạch tăng trưởng GDP năm 2012 của Trung Quốc là 7,5%, các phương tiện truyền thông phương Tây bắt đầu kéo tín hiệu báo động.
 
Sự chậm lại này không phải bị gây ra bởi những khó khăn trên thị trường nước ngoài, mà là một phần của gói chính sách chiến lược mà Trung Quốc sẽ phải thực hiện và bằng nó, "thế hệ lãnh đạo thứ năm”, trong giai đoạn 2012-2022, phải kết thúc bước đi, tức là theo hầu hết các nhà phân tích, mặc dù suy thoái hiện nay, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ và trở thành nền kinh tế chính trên thế giới.
 
Sau năm 2008, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phải hiểu một số sự thật cơ bản. Đất nước đã trở thành một cường quốc kinh tế (và tài chính). Ngày càng có nhiều thứ phụ thuộc vào Trung Quốc. Không lâu nữa thậm chí Trung quốc có thể là một thủ lĩnh kinh tế. Như vậy, họ phải thừa nhận trách nhiệm lớn hơn - không chỉ cho số phận của riêng của họ, như trong giai đoạn cải cách và mở cửa với thế giới (gaige, kiafang), nghĩa là từ năm 1978, mà còn cho số phận của các nền kinh tế thế giới kết nối. Bao nhiều phần trăm của trách nhiệm này chính là những cuộc thảo luận hấp dẫn nhất hiện nay xung quanh trung tâm quyền lực Trung Quốc, trong các trung tâm nghiên cứu và trường đại học, cũng như trên các phương tiện truyền thông và cộng đồng mạng Trung Quốc. Sự đồng thuận về đề tài này dường như chưa nhìn thấy, nhưng  khi đưa nó ra thảo luận đã chứng minh rằng, các tầng lớp tinh hoa Trung Quốc ngày càng nhận thức nhiều hơn rằng, trách nhiệm mà họ phải gánh phải nhiều hơn chứ không chỉ là với sự phát triển của Trung Quốc như hơn ba thập kỷ qua.
 
Thủ lĩnh mới sẽ như thế nào?
 
Cuộc khủng hoảng trong năm 2008, mà cho đến nay Trung Quốc đã tránh được, và thậm chí còn tận dụng nó để tăng cường vai trò của mình như là một thủ lĩnh kinh tế thế giới, từ một phía thì rõ ràng đã làm tăng mức độ quyết đoán của Trung Quốc, nhưng từ phía khác họ nhận ra rằng, ngay cả vững như pho tượng tuyệt vời cũng không thể tự xoay xở quanh chính nó, mà phải bị phụ thuộc vào thị trường thế giới và những tiến trình xảy ra với chúng. Các nhà kinh tế tại đây hiểu nó một cách nhanh chóng. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên, ngay trong tháng 11/2008, tức chưa đầy hai tháng sau sự sụp đổ của tổ hợp tài chính Mỹ Lehman Brothers, đã phải tung ra "gói kích thích kinh tế" với lượng tiền đáng kể, 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 586 tỷ USD). Đây là sự khởi đầu của sự thay đổi chiến lược và giờ đây chuyển động với đúng nhịp độ của nó.
 
Lo sợ những cú sốc hơn nữa và biến động trong thị trường nước ngoài, trong khi tính đến những thay đổi đã diễn ra tại thị trường nội địa qua  ba thập kỷ cải cách, Trung Quốc đã quyết định - như thường lệ, phân cấp, từng bước - thay đổi toàn bộ triết lý cải cách và mô hình phát triển.
 
Trong giai đoạn 1978-2008, không phân biệt những thay đổi thường xuyên về phương pháp sử dụng trong nhiều thập kỷ khác nhau (những năm 80 - cải cách chủ nghĩa cộng sản; thập niên 90 hội nhập xu thế toàn cầu hóa và xây dựng chủ nghĩa tư bản nhà nước; thập niên đầu của thế kỷ 21 - khái niệm của "xã hội hài hòa"), mô hình này dựa trên hai trụ cột chính:  trực diện khai thác không hạn chế nguồn lao động giá rẻ và xuất khẩu bằng mọi giá. Bây giờ thế giới đã thay đổi, và Trung Quốc cũng đã thay đổi. Không thể tiếp tục duy trì mô hình như vậy, bởi vì sẽ đe dọa sự bùng nổ xã hội cho chính Trung Quốc, còn thế giới bên ngoài, chủ yếu là ở phương Tây, lo ngại ngày càng tăng về sự bành trướng của Trung Quốc, thậm chí có tâm lý tẩy chay (chỉ cần nhìn vào các cuốn sách xuất bản của hai tác giả Pháp "Trung Quốc là bá chủ thế giới? Chủ nghĩa đế quốc kinh tế của Trung Hoa ").
 
Người ta đề xuất gì cho sự thay đổi? Đầu tiên, sự trở lại truyền thống Trung Quốc và nền văn minh bản xứ (Nho giáo). Từ đây có khái niệm "xây dựng xã hội hài hòa" hoặc "phục hưng dân tộc Trung Hoa". Giải thích nó một cách khác, Trung Quốc lại một lần nữa ám chỉ rằng họ sẽ lại đi theo cách riêng của mình, không theo những lời khuyên và gợi ý từ bên ngoài, nhưng sẵn sàng lắng nghe, và khi thấy thích hợp với lợi ích, mặc nhiên họ sẽ áp dụng cho bản thân.
 
Một con đường mới và riêng biệt của họ sẽ như thế nào? Con đường này cũng chính là nguyên nhân của những tranh chấp đang diễn ra khốc liệt, và phác thảo về mô hình mới đã nổi lên. Trước hết, người ta quyết định rằng, sự giàu có không chỉ với đất nước, điều mà họ đã chiến đấu quyết liệt, mà còn là với  những công dân cụ thể. Vào đầu rằng phiên họp của quốc hội, với niềm tự hào họ đã chỉ ra rằng, trong năm 2011 thu nhập bình quân đầu người của cư dân đô thị Trung Quốc lên đến 21.810 nhân dân tệ, còn ở nông thôn 6.977 nhân dân tệ, mang lại tăng trưởng từ 8,4% đến 11,4% so với năm ngoái. Đồng thời liên tục và hồi phục vị thế gần như bị phá hủy hoàn toàn trong những năm 90 mở rộng tự do, khi Trung Quốc đối đầu với thị trường toàn cầu hóa và hệ thống bảo hiểm xã hội. Tại phiên quốc hội cũng được công bố rằng trong năm 2011 đã có 289 triệu người ở đô thị và 326 triệu ở nông thôn được hưởng lương hưu cơ bản, 473 triệu người được bảo hiểm y tế, 177 triệu người người lao động hưởng lương hưu trí lao động, và 143 triệu được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ngoài ra 139 triệu bà mẹ có con nhỏ được bảo hiểm. Có lẽ con số này chưa có gì ghê gớm, cũng như tổng số tiền cho người thụ hưởng, nhưng rất ấn tượng; đặc biệt kết hợp với thực tế là vài năm trước đây dân chúng của nhà nước này chỉ có thể mơ ước có được các giải pháp như vậy.
 
Một mô hình mới ở phía chân trời
 
Tất nhiên, ý tưởng trở về một nhà nước phúc lợi, thậm chí có giới hạn, rất tốn kém cho ngân sách. Và đây là một trong những lý do cho sự suy giảm kinh tế hiện tại Trung Quốc. Nhưng có vấn đề thứ hai, quan trọng hơn rất nhiều. Kể từ gói kích cầu tháng 11/2008, nhà chức trách Bắc Kinh, và theo họ mặc dù không phải không có sự xung khắc, các chính quyền địa phương bắt đầu rời khỏi khái niệm "xuất khẩu trên tất cả" để xây dựng và mở rộng nhanh chóng thị trường nội bộ. Trong tài liệu chính thức được nói tới trong phiên họp cuối cùng của quốc hội, cho biết nhất quán rằng, trong tương lai phát triển gần nhất của Trung Quốc, các mô hình được dựa trên: (1) Thị trường nội địa mạnh, dựa trên sức mua của công dân cao hơn nhiều với mức hiện nay; (2) Xây dựng các thương hiệu riêng (Lenovo, Huawei, Heier, ZTE, đây là các ví dụ của một danh sách dài); (3) Sáng chế (tài trợ nghiên cứu và phát  triển cho 5 năm tới vượt ngưỡng 2% GDP); (4) Mở rộng mạng lưới dịch vụ xã hội; (5) Duy trì kiểm soát nhà nước về tỷ lệ hối đoái của đồng nhân dân tệ như là một trong những công cụ quan trọng để kiểm soát tăng trưởng nội bộ và phát triển, bên cạnh sự tuân thủ song song và rộng hơn của đồng nhân dân tệ với các lực lượng thị trường, một điều phải được đạt được nếu muốn có vai trò quan trọng trong phát triển của tiền tệ toàn cầu (còn trong các giả định của nhà chức trách Trung Quốc, chính xác phải là như vậy).
 
Đây là lý do tại sao tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại một chút. Điều này không phải là những nhiễu loạn trên thị trường toàn cầu, không phải do khó khăn từ hậu quả của cuộc khủng hoảng toàn cầu (mặc dù các Ngân hàng Trung ương chủ tịch Zhou Xiaochuan phàn nàn với quốc hội về các "hậu quả tiêu cực đối với Trung Quốc" phát sinh từ cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng Euro), mà là chính nó chứ không một kế hoạch nào khác để tiếp tục hiện đại hóa nhà nước và khác hơn bao giờ hết là xác định ngân sách đằng sau sự thay đổi này.
 
Điều gì sẽ đến từ tất cả các điều này, rất khó để nói vào hôm nay. Ngân hàng Phát triển châu Á trong một báo cáo đặc biệt "châu Á 2050" vào mùa thu năm ngoái đã cảnh báo để Trung Quốc không rơi vào "cái bẫy của tầng lời trung lưu”, tức là không được nghỉ trên vòng nguyệt quế vào thời điểm mà tầng lớp trung lưu ước tính gần 300 triệu người, không ngủ trên cành nguyệt quế và ngưng làm việc mạnh mẽ như từ trước đến nay. Còn Ngân hàng Thế giới, trong báo cáo "Trung Quốc năm 2030" tháng Hai năm nay, dự đoán một tương lai tươi sáng với vai trò của nền kinh tế đứng đầu thế giới, nhưng với một số điều kiện nhất định. Người ta liệt kê trong báo cáo 6 điều kiện cơ bản, chẳng hạn như tăng cường phát triển khu vực tư nhân và sáng chế, đáp ứng thích hợp những thách thức môi trường chưa từng có và sự thay đổi khí hậu ngày càng tăng, bảo vệ an ninh xã hội của công dân, và cuối cùng là "sự minh bạch và tin cậy" của hệ thống tài chính nhà nước và ngân hàng.
 
Thế thì cải cách chính trị nằm ở đâu?
 
Như đã thấy, một phần trong số các đề xuất này đã được đáp ứng. Những những đòi hỏi khác, chẳng hạn như sự can dự thích ứng sức mạnh của nhà nước và khu vực tư nhân, đang là chủ đề của cuộc tranh luận sống động tiếp theo, mặc dù vai trò trọng yếu của nhà nước là điều vẫn không ai muốn từ bỏ.
 
Nhà nước, tuy thay đổi mô hình kinh tế, nhưng vẫn giữ một mô hình chính trị lỗi thời và không còn phù hợp với những thách thức hiện đại, vẫn còn dựa vào "bốn nguyên tắc cơ bản" của Đặng Tiểu Bình từ cuối những năm 70, đặt ra cho Trung Quốc: (1) Đi con đường của chủ nghĩa xã hội, (2 ) Duy trì chế độ độc tài, (3) Vai trò hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và (4) Giữ tư tưởng của Mao Trạch Đông được hỗ trợ bằng thực tế của Đặng Tiểu Bình. ‘’Thế hệ thứ năm của các nhà lãnh đạo sẽ làm gì với những điều này"? - Đó là câu hỏi!
 
Bởi vì có rất ít nghi ngờ rằng, nhà kỹ trị cổ điển có bằng tiến sĩ kinh tế và quản lý Lý Khắc Cường, từ tháng ba năm sau là thủ tướng mới, sẽ tiếp tục cải cách kinh tế quyết liệt. Nhưng ai là người thực hiện một cuộc cải cách chính trị cần thiết và không sai lầm? Mà thiếu sự cải cách chính trị này Trung Quốc không thể trở thành một nhà lãnh đạo thế giới, những gì mà bây giờ, đặc biệt là từ sau năm 2008, họ mơ ước ngày mỗi thường xuyên hơn - ít nhất là trên bình diện nội địa – thế hệ lãnh đạo thứ năm sẽ nói gì? Đây là câu hỏi chính đáng của hiện tại, chứ không phải là sự cường điệu nhân tạo xung quanh "Trung Quốc chậm lại". Hay là thực tế hiện nay cho phép chúng ta nói rằng, nhìn vào tương lai một lần nữa tăng tốc của Trung Quốc, trong khi cũng mạnh mẽ xiết chặt, nhưng không bị chậm lại - ngay cả khi trả giá bằng tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với trước.●

 
Bản Việt ngữ © 2012 Lê Diễn Đức - RFA Blog

 

------------------------------------------------
* Tác giả là nhà khoa học chính trị và nhà Hán học, cựu đại sứ ở châu Á, giáo sư tại Trung tâm châu Âu của  Warsaw University, giám đốc biên tập Niên giám "Châu Á-Thái Bình Dương."
      
* Bài được đăng trên tờ "Nhận định của tôi" (Moje Opinie) Ba Lan ngày 13/3/2012 tại link: http://www.mojeopinie.pl/prof_goralczyk_chiny_spowolnione_czy_zakrecone,3,1331664441