You are here

Blog của VietTuSaiGon

Phật thầy Huỳnh Phú Sổ tái sanh?

Thời gian qua, clip có tên “Bé Như Ý thuyết giảng đề tài tu hành” được post lên YouTube, thu hút mấy chục ngàn lượt xem, không “hot” như chuyện giới showbiz hay lãnh tụ phát ngôn bậy bạ, nhưng như vậy cũng là khá nhiều với một đề tài quá nghiêm túc.
 
Nhiều người quen chuyện thuyết pháp, xem clip này xong, thấy phong độ khác lạ một cách đĩnh đạc của Như Ý (9 tuổi), đều dễ có sự so sánh rồi đi đến nhận định: Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay khó tìm được ai ăn nói từ tốn, hòa nhã như vậy.
 

Yêu sách của An Nam

Tình cờ, đọc phần phụ lục tập 1 trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập (12 tập, NXB Chính trị quốc gia, 1995), các trang 435-436 thấy bài “Yêu sách của nhân dân An Nam”, mới hốt hoảng, nếu tác giả này mà còn sống, chắc sẽ bị an ninh Việt Nam mời làm việc hoặc bị bắt nhốt.

Lịch sử bị xuyên tạc triệt để

Mùa thi đại học 2011 vừa qua, Việt Nam có hàng ngàn điểm 0 (zero) và hàng chục ngàn điểm 1 cho môn lịch sử - một kỷ lục xưa nay hiếm. Xảy ra sự vụ này, phải chăng do học sinh quá dốt, dù hơn 95% trong số họ đã tốt nghiệp PTTH?
 
Học sử để làm gì?

Mẹ hay tượng đài?

Ngày 14/7/2011 vừa qua, tỉnh Quảng Nam đã đồng ý đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam về việc bổ sung thêm 330 tỉ đồng (hơn 16 triệu USD) cho việc đầu tư dự án Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng tại khu vực núi Cấm (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), nâng tổng lên hơn 410 tỉ đồng (20 triệu USD).
 

Tỷ lệ sai - đúng của chóp bu.

Gần đây, chỉ cần vào Google gõ cụm câu:“Sai thì phải sửa, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không kịp” thì sẽ thấy “tuyên ngôn sáng ngời” của ông Nguyễn Sinh Hùng – một chóp bu đương thời của Việt Nam, trong bộ tứ “Hùng – Dũng – Sang – Trọng”.
 
Câu này được nhiều người so sánh với câu nói bất hủ của cựu Thủ tướng thời Việt Nam Cộng hòa, Trần Văn Hương:“Trị hết tham nhũng thì lấy ai mà làm việc”.
 

Cô lập Việt gian, tại sao và bằng cách nào?

Trang web Dân Làm Báo đang kêu gọi việc đối phó với Việt gian như sau: “Mỗi người là 1 chiến sĩ thông tin. Vạch trần tội ác hôm nay để ngăn ngừa tội ác ngày mai. Chứng tích của tội ác phải được lưu giữ cho lịch sử mai sau và cho sự phán xét của công lý”.

Sự trơ trụi của độc quyền

Tôi tình cờ đọc lời tâm sự của một bạn trẻ (sinh 1988) bị an ninh văn hóa triệu tập làm việc nhiều lần vì muốn tự do đọc những thứ bản thân thích ở trên mạng. Những vụ triệu tập như thế này đã trở thành “cơm bữa” ở một xứ như Việt Nam, vụ này cũng chẳng có gì mới hơn. Nhưng có một điểm đáng lưu ý là cuộc đối đáp của bạn này, có mấy câu đại ý như sâu:
-          An ninh: Anh có thấy sự sai trái của việc đọc những tài liệu không chính thống ở trên mạng chưa?

“Làn sóng ngầm” về biển Đông

Trong tuần qua, việc ông Nguyễn Duy Chiến, phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia Việt Nam “hành” phương Nam để nói về những tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc tại các cơ quan nhà nước và báo đài đã cho thấy tính chất căng thẳng của vụ việc.
 

Làm sao bất bạo động tuyên bố được chiến thắng?

Câu hỏi này không dễ trả lời, bởi nếu trả lời được, thì đồng nghĩa với chiến thắng. Mà chiến thắng từ thành quả bất bạo động là đẹp, là bền.

Bậc thầy bất bạo động Mahātmā Gāndhī (1869–1948) đã dẫn Ấn Độ đi đến chiến thắng vì biết Chấp trì chân lí và biết Trì hoãn bạo động (delay-action).
 
Chọn đường hướng bất bạo động luôn luôn khó hơn bạo động, vì tính “con” gốc “thú” trong cộng đồng người luôn trỗi dậy mạnh mẽ mỗi khi có các hành động mang tính bầy đàn diễn ra.
 

Yêu nước bị đuổi học?

Có thể đọc thông báo của ĐH Công nghiệp TP.HCM như là một văn bản phản động (chống lại sự chuyển động chung), vì nó đi ngược lại một điều rất hiển nhiên: tự do yêu/ghét. Yêu nước có thể bị đuổi học, thật là phi lý, vậy sinh viên (đang tuổi cầm súng, tuổi quân đội) được quyền yêu gì?
 

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon