You are here

Tranh chấp Biển Đông nhìn từ bài học ngôi đền cổ Preah Vihear

Kami
-
Đã từ lâu tôi và không ít người thường đặt câu hỏi tại sao vấn đề tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông không được chính quyền Việt nam quốc tế hóa, để thông qua đó sẽ có lời phán xét cuối cùng của Tòa án Quốc tế có giá trị pháp lý, khẳng định phần lãnh hải nào, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng sa - Trường sa trên Biển Đông thuộc về chủ quyền của Việt nam? Sở dĩ tôi thắc mắc như vậy cũng vì thái độ lấp lửng của nhà nước Việt nam trong vấn đề này, đặc biệt là trong quan hệ của họ đối với Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông. Mà hậu quả là ngư dân Việt nam thường xuyên bị tàu Trung Quốc bắt bớ, đánh đập, tịch thu tài sản (ngư cụ) trong khi đánh bắt cá trên vùng biển mà nhiều đời nay cha ông họ vẫn hành nghề.

1. Đàm phán song phương hay đa phương?
Đến hôm nay, sau khi kết thúc chuyến thăm  chính thức Trung quốc của TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ 11 – 15 tháng10.2011 vừa qua thì mọi chuyện đã rõ ràng. Bằng chứng là  với thỏa thuận thì Trung Quốc và Việt Nam đã nhất trí giải quyết các tranh chấp trên biển bằng các cuộc đàm phán hai bên, nên không cần sự can thiệp của nước thứ ba, hai bên cho rằng các cuộc đàm phán đa phương sẽ làm tình hình thêm phức tạp, chứ không giúp giải quyết được vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Nghĩa là Việt nam và Trung quốc sẽ sử dụng giải pháp thông qua đàm phán song phương để giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
Điều này đã khiến dư luận quốc tế, đặc biệt là Philipines cho rằng thỏa thuận Việt – Trung mới đây là  bước lùi của Hà Nội khỏi tuyên bố hành xử Trung Quốc – Asean hồi năm 2002, đồng thời Thượng nghị sĩ Edgardo J. Angaracủa Phi lipines cho rằng: “Tôi nghĩ thương lượng song phương với Trung Quốc sẽ chỉ đem lại thiệt thòi cho các nước trong Asean vì sức mạnh trên biển của Trung Quốc”, với lý do theo họ thì nếu đàm phán đa phương thì thế đàm phán của Manila và Hà Nội sẽ mạnh hơn nếu hai nước đàm phán với Bắc Kinh về Biển Đông trong khuôn khổ Asean và Luật biển Liên Hiệp Quốc. Và Ngoại trưởng Nhật Bản, Koichiro Gemba, trong chuyến công du Indonesia và các nước Đông Nam Á mới đây, cũng đề nghị một chương trình làm việc đa phương để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.

Biển Đông và các quốc gia liên hệ

Vì chúng ta đều biết tên gọi Biển Đông, đây là một vùng biển của Thái Bình Dương, bao phủ một diện tích từ Singapore tới eo biển Đài Loan với diện tích khoảng 3.500.000 km². Đây là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại dương, mà ở đó các đảo ở Biển Đông có số lượng nhiều, tập hợp thành một số quần đảo và phần lớn các đảo này hầu hết không có người ở. Chính vì vậy nó là mục tiêu tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia xung quanh. Những tranh chấp đó cũng thể hiện ở số lượng tên gọi được sử dụng để chỉ vùng biển này như Biển Đông theo cách gọi của Việt nam, hay Biển Nam Trung Hoa (東海: Nam Hải), hoặc Biển Tây Philipines v.v.. Và khu vực biển này có tên gọi chung trên các bản đồ quốc tế là South China Sea, hiện nay đang có nhiều quốc gia đang tranh chấp như Việt nam, Đài loan, Philipines, Brunei, Indonesia, Malaysia và Trung quốc .
.
Và hình như phía Việt nam đã mắc mưu Trung quốc, vì ngay sau chuyến đi của TBT Nguyễn  Phú Trọng thì lập tức người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi các nước tôn trọng thỏa thuận Việt – Trung về Biển Đông. Vấn đề là ở chỗ Trung Quốc và Việt Nam vừa có thỏa thuận song phương, những thoat thuận này nó có vẻ đi ngược lại thỏa thuận Trung Quốc – Asean là làm việc theo cả đội chứ không phải theo từng cá nhân mỗi quốc gia, trong khi Trung Quốc chỉ muốn các bên tranh chấp thương lượng song phương với họ. Vì theo các chuyên gia thì nếu thương lượng song phương với Trung Quốc sẽ chỉ đem lại thiệt thòi cho các nước trong Asean vì sức mạnh trên biển của Trung Quốc vượt trội.
Lý giải điều này, ông Lý Thái Hùng – Đảng Việt tân cho rằng “Trong khi Trung Quốc tiếp tục có thái độ gây hấn trên biển Đông đối với Việt Nam và các quốc gia trong vùng, việc đòi hỏi đối tác Việt Nam ký kết văn bản “hữu nghị, hợp tác” không khác gì thái độ của của kẻ cướp buộc nạn nhân phải thân thiện khi bị trấn lột.”
Đó là các bằng chứng về lời nói, còn hành động của Trung quốc trong vai trò kẻ dấu mặt đứng sau Campuchia trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ 4,6 km2 khu vực xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear, một danh thắng được UNESCO đưa vào danh sách những di sản văn hóa của thế giới thì khác hoàn toàn. Họ (Trung quốc) luôn xúi Campuchia  kiên trì lập trường đòi quốc tế hóa vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Thái lan và không chấp nhận đàm phán song phương.


2. Bài học vấn đề tranh chấp 4,6 km2 xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear.
Liên tiếp trong nhiều năm và gần đây nhất tháng 5 và tháng 6.2011 đã xảy ra giao trang dữ dội giữa quân đội Campuchia và quân đội Thái lan trong việc tranh chấp chủ quyền đồi với một khu vực có diện tích 4,6 km2 xung quanh khu đền Preah Vihear.  Được biết, ngôi đền Preah Vihear là một ngôi đền cổ toạ lạc trên một chỏm núi thuộc núi Dângrêk ở Campuchia gần biên giới với Thái Lan. Ngôi đền này được lấy làm tên cho tỉnh Preah Vihear của Campuchia hiện nay. Theo các tài liệu lịch sử thì Preah Vihear là khu định cư quan trọng của Đế quốc Khmer trong thế kỷ 12. Điều đặc biệt là ngôi đền cổ này nằm cheo leo trên dãy núi Dângrêk, một phần vì đền nằm trong khu vực khá nhạy cảm là đường biên giới giữa Campuchia và Thái Lan. Phần nửa đền nằm bên vườn quốc gia Khao Phra Viharn của huyện Kantharalak thuộc tỉnh Sisaket của Thái Lan, một nửa đền thuộc tỉnh Preah Vihear của Campuchia. Do ngôi đền được xây trên một mỏm đá thuộc lãnh thổ Campuchia (trước đây được cho là lãnh thổ Thái Lan), nhưng lối dẫn vào ngôi đền Preah Vihear nằm trên một vách đá dựng đứng cheo leo và không thể tiếp cận từ phía Campuchia. Điều này có nghĩa là, để tham quan được di sản này bắt buộc du khách phải đi từ phía cổng của vườn quốc gia Khao Phra Viharn của Thái Lan. Để giải quyết trở ngại này hai quốc gia  Thái lan và Campuchia đã từng có thỏa thuận cùng khai thác đón khách du lịch tới tham quan chung đối với ngôi đền này.

Vị trí của ngôi đề cổ Preah Vihear

Đến đây thiết nghĩ cũng phải nhắc tới một vài chi tiết mang tính lịch sử, có liên quan đến Đế Quốc Kh’mer (802-1432) một triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử của  Campuchia.  Ở gia đoạn này, Đế quốc Kh’mer vốn là một cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1 triệu km2, gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia. Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng cai trị và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các quốc gia: Lào, Thái Lan và miền nam Việt Nam. Đặc biệt, khi đó Thái lan chỉ là các thần dân người Thái của Đế quốc này và vào năm 1220 họ đã nổi lên chống lại và thành lập nên vương quốc Xiêm đầu tiên là Vương quốc Sukhothai và đẩy lùi người Khmer. Và cho tới sau năm 1352, người Thái đã mở nhiều cuộc tiến công vào đế quốc Khmer nhưng đều bị đánh bật, cuối cùng, năm 1431, Xiêm đã chiếm được Angkor đồng nghĩa tòan bộ khu đền Preah Vihear cũng rơi vào tay người  Thái.

Đế quốc Khmer cuối thế kỷ 12

.
Cho đến khi Pháp chiếm đóng Đông Dương đã ký Hiệp ước biên giới 1904 với Vương quốc Xiêm La, kết quả là ngôi đền Prea Vihear nằm trên lãnh thổ của Xiêm. Cho tới năm 1908, Pháp đã tiến hành vẽ được một bản đồ và không sử dụng các  đầu nguồn  nước như  các đường biên giới, do đó các ngôi chùa trên bản đồ trong đó có ngôi đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ của Campuchia. Chính phủ của Xiêm La vào thời điểm đó đã không chấp nhận sự  chính xác  và phản đối đến cùng.
Năm 1943, Pháp đã thua cuộc chiến tranh với Đức, lập tứ Xiêm đã đề xuất kêu gọi đất bị mất trong thời cai trị của Pháp. Quân đội Pháp đã bác bỏ những chuyển động. Năm 1944 trong chiến tranh Đông Dương, tranh chấp giữa Thái Lan và Pháp trong cuộc chiến 22 ngày Thái Lan đã giành được chiến thắng và Công ước Tokyo phía Pháp đã đồng ý trả lại cho Thái các tỉnh Chai Buri, Pakse và Siem Reap và Battambang thuộc Thái Lan. Một lần nữa n gôi đền được nằm trong lãnh thổ của Thái Lan. Nhưng sau chiến tranh thế giới thứ hai, do chính phủ Thái Lan trước đó đã công bố một liên minh với Nhật Bản để tuyên chiến với quân Đồng minh. Do đó, khi Nhật Bản bại trận và muốn gia nhập Liên hợp quốc. Họ đã phải đồng ý trả lại lãnh thổ cho Pháp bốn tỉnh. Ngôi đền trở lại biên giới Thái Lan – Campuchia sau này trong năm 1954 do thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ Việt Nam phải rút quân khỏi Đông Dương, Thái Lan đưa quân để duy trì ngôi chùa một lần nữa.
Sau khi Campuchia giành được độc lập, Hoàng tử Norodom Sihanouk thoái vị và là thủ tướng Campuchia và đòi lại tất cả các ngôi đền , Khi Thái Lan là không chấp nhận , Hoàng tử Norodom công bố cắt quan hệ ngoại giao với Thái Lan. Ngay sau đó trong hai năm 1958- 1959 Hoàng tử Norodom Sihanouk đã nộp đơn kiện Tòa án Tư pháp Quốc tế. Cho đến 15.6.1962, Tòa án Tư pháp Quốc tế đã tuyên án cho ngôi đền Preah Vihear thuộc về Campuchia với tỷ lệ 9 – 3 và các quyết định của Tòa án là cuối cùng. Không có kháng án. Để đưa vụ án trở lại xem xét lại có thể được thực hiện nếu có bằng chứng mới và phải được thực hiện trong vòng mười năm.

  •  Vạch màu đỏ: Đường Biên giới theo Hiệp ước Pháp – Xiêm 1904.
  • Vạch màu vàng: Đường Biên giớiThái lan chấp thuận
  • Vạch màu xanh: Đường Biên giới theo Hiệp ước Pháp – Xiêm do Pháp tự ý sửa năm 1908.

 
 
 

Phía Thái lan giữ vững nguyên tắc theo Hiệp ước Pháp – Xiêm năm 1904 mà theo quy định của Mục 1 của Hiệp ước này thì đường Biên giới giữa hai nước được phân định bởi đường phân thủy đầu nguồn (đường màu đỏ), nhưng sau theo phán quyết của Tòa án quốc tế phía Thái lan chấp nhận đường màu vàng. Ngược lại phía Campuchia lại căn cứ vào bản đồ do Pháp ấn hành năm 1908 (đường màu xanh). Từ đó dẫn tới việc tranh chấp 4,6 km2 (như hình dưới đây) và cuối cùng năm 2000 – 2001 Thái lan – Campuchia đã tiến hành ký kết  văn bản MOU (Memorandum Of Understan ding) Bản ghi nhớ giữa Thái Lan – Campuchia biên giới để khám phá và phát triển khu đất 4,6 km2 đang tranh chấp trở thành khu vực phi quân sự.

  • Khu vực tranh chấp 4,6 km2 – Vạch xanh lá cây

Tình hình quan hệ hai nước trở nên căng thẳng hơn vào năm 2007, khi Campuchia đề nghị công nhận Di sản văn hoá cho đền Preah Vihear nhưng đã bị UNESCO bác bỏ do còn tồn tại những bất đồng với Thái Lan và vì một phần Thái Lan bác bỏ và phản đối đề nghị này của Campuchia.
Tuy nhiên, một năm sau, việc này lại được Bộ Ngoại giao Thái Lan ủng hộ, vào ngày 7 tháng 6 năm 2008, Ủy ban di sản thế giới họp tại Canada đã công nhận đền Preah Vihear là di sản thế giới. Đây là di sản thế giới thứ ba của Campuchia, hai di sản công nhận trước đó là Đền Angkor Wat (1992) và Điệu múa hoàng gia (2003). Ngay sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bị trong nước cáo buộc là vi phạm pháp luật khi ủng hộ Campuchia đăng ký Đền Preah Vihear là di sản thế giới, và ông này đã phải từ chức. Chính vì điều này mà quan hệ giữa Campuchia và Thái Lan trở nên căng thẳng, và vấn đề tranh chấp khu vực 4,6 km2 vẫn là tiêu điểm , phía Thái lan chỉ chấp nhận đàm phán song phương, nhưng ngược lại phía Campuchia dưới sự chỉ đạo của Trung quốc thì luôn đòi quốc tế hóa vấn đề tranh chấp này. Bởi họ biết đó là giải pháp duy nhất có cơ hội giành được chủ quyền đối với 4,6 km2 đang tranh chấp để có thể có đường lên ngôi đền Preah Vihear thuận tiện.
Thay lời kết
Vấn đề tranh chấp này giữa Thái lan và Campuchia khác hẳn sự tranh chấp trên Biển Đông của Việt nam và Trung quốc về quy mô, xong giống nhau về tính chất và giải pháp giải quyết. Qua việc này cho thấy, trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thì những quốc gia yếu hơn, nhưng có cơ sở pháp lý đầy đủ và chặt chẽ như Campuchia thì họ phải dùng giải pháp quốc tế hóa vấn đề tranh chấp. Đó cũng chính là bài vở của mấy ông Tàu đỏ ở Trung Nam Hải bày cho Campuchia – đàn em thân tín của họ trên bán đảo Đông dương. Vậy tại sao các nhà lãnh đạo Việt nam không biết để chơi bài “Lấy độc trị độc”, nghĩa là  dùng bài của Tàu thông qua việc đa phương hóa, quốc tế hóa  vấn đề tranh chấp Biển Đông và để  hội đủ điều kiện sẽ đưa việc tranh chấp này ra Tòa án quốc tế để phán xét.

Đường lưỡi bò của TQ liên quan tới nhiều quốc gia

Nhưng họ lại chọn giải pháp đàm phán song phương Việt nam – Trung quốc để giải quyết một vấn đề chiến lược có ảnh hưởng tới chủ quyền và lợi ích kinh tế, an ninh, quốc phòng. Mà chuyện mấy chú Tàu đi đêm, dùng tiền bạc để đổi chác cho mấy ông cán bộ tham gia đàm phán đút túi riêng thì đã và đang từng xảy ra. Chẳng thế mà Thác Bản giốc, Mục Nam quan, Bãi Tục lãm… cứ dần dần tự nhiên bỏ nước mà đi tự biến sang bên kia biên giới. Đặc biệt vấn đề Biển Đông thì mấu chốt của nó là cái đường lưỡi bò do Trung quốc tự vạch ra, cái lưỡi bò này của họ liên quan tới nhiều quốc gia khác trong khu vực, chứ không phải chỉ là vấn đề riêng của Việt nam. Nếu vội vã tiến hành đàm phán song phương với họ thì nghiễm nhiên mắc mưu tách bó đũa thành từng chiếc để bẻ để chia rẽ, mà Việt nam là chiếc đũa cha chung không ai khóc có khả năng bẻ gãy dễ nhất. Tàu họ thâm là thâm ở chỗ đó, trong khi các ông thì “Lú” như Trọng, cứ nhắm mắt mà theo cái sự đồng thuận xã hội chủ nghĩa.
Song phương là cần thiết, nhưng nó phải là việc đàm phán song phương giữa các nước trong khối Asean có quyền lợi liên quan tới đường lưỡi bò để hợp tác có hành động chung thống nhất trong việc đối thoại với Trung quốc, có như vậy mới có khả năng bảo vệ quyền lợi về kinh tế cũng như chủ quyền lãnh hải của mỗi quốc gia. Nên biết rằng, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước Asean và Trung Quốc ký ngày 04-11-2002 tại Phnom Penh, Campuchia, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh Asean lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà Asean và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông, và được coi là bước đột phá trong quan hệ Asean-Trung Quốc về vấn đề này. Việc ký DOC là kết quả nỗ lực của các nước Asean, đặc biệt là của 04 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Trường Sa (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Và hơn nữa việc tiến hành đàm phán song phương giữa Việt nam- Trung quốc sẽ làm ảnh hưởng tới mọi nỗ lực đàm phán đa phương mà Hoa Kỳ và các quốc gia Asean đã từng cổ xuý từ tháng 8 năm 2010 đến nay.
Cứ cái kiểu này của các lãnh đạo đảng CSVN thì biển rồi sẽ mất, đất sẽ không còn, vậy xin trích chỉ dụ của Vua Lê Thánh Tông cho bọn Thái Bảo Kiến Dương Bá ,Lê Cảnh Huy – Đại Việt Sử Ký Toàn Thư- Bản Kỷ Thực Lục- Kỷ Nhà Lê có ghi rõ “ Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại có thể vứt bỏ ? Ngươi phải cương quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di “.
Cũng chỉ dám hy vọng chỉ dụ này cũng giúp mấy chú lãnh đạo đảng CSVN đỡ lú, bớt lú để rồi quay đầu vào bờ. Chứ cứ tin tưởng vào mấy thằng anh em đồng chí 4 tốt “đểu” và 16 chữ vàng “rởm” rồi sớm hay muộn cũng sẽ khốn.
Ngày 18 tháng 10 năm 2011
———————
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

 
 

Bài bình luận

Góp ý này đã gởi nhưng không thấy đăng. Xin gởi lại lần 2. Đây là một bài viết về “lịch sử” nhưng mang tính thời sự. Vì là “lịch sử”, để vấn đề được soi sáng từ nhiều phía, xin tác giả vui lòng cho biết ý kiến ở vài điều mà tôi xin được đóng góp dưới đây. Trân trọng cám ơn : 1/ Tác giả viết: “Năm 1944 trong chiến tranh Đông Dương, tranh chấp giữa Thái Lan và Pháp trong cuộc chiến 22 ngày Thái Lan đã giành được chiến thắng và Công ước Tokyo phía Pháp đã đồng ý trả lại cho Thái các tỉnh Chai Buri, Pakse và Siem Reap và Battambang thuộc Thái Lan...” Xin cho biết tài liệu nào đã nói là Thái đã “chiến thắng” trong cuộc chiến ? Theo các sử liệu mà tôi có tham khảo thì cuộc chiến xảy ra vào tháng giêng năm 1941 (chứ không phải năm 1944), qua vài cuộc chạm súng và một trận hải chiến. Theo các tài liệu lịch sử tại các văn khố Châu Âu, Thái thua trận. Nhưng Nhật lên tiếng can thiệp, 9 tháng 5 năm 1941 thì ký hiệp ước Tokyo, theo đó Pháp nhượng lại cho Thái vùng Đông Dương hữu ngạn sông Cửu Long. Sở dĩ có việc này (Pháp thắng Thái nhưng phải nhượng bộ) là vì Nhật đang ở thế “phe chiến thắng”, đang đóng tại Việt Nam, trong khi Pháp đã thua trận Đức (đồng minh với Nhật) tại mẫu quốc. 2/ Tác giả ghi chú dưới tấm bản đồ: Vạch màu đỏ: Đường Biên giới theo Hiệp ước Pháp – Xiêm 1904. Vạch màu vàng: Đường Biên giới Thái lan chấp thuận Vạch màu xanh: Đường Biên giới theo Hiệp ước Pháp – Xiêm do Pháp tự ý sửa năm 1908. Xin tác giả cho biết nguồn dẫn của chi tiết : a) Vạch màu đỏ: Đường Biên giới theo Hiệp ước Pháp – Xiêm 1904. b) « Vạch màu xanh: Đường Biên giới theo Hiệp ước Pháp – Xiêm do Pháp tự ý sửa năm 1908 ». Theo các tài liệu mà tôi có tham khảo, đường biên giới Thái-Miên được xác định do hai thỏa ước : hiệp ước 13-2-1904 và công ước 23-3-1907. Hiệp ước 1904 thì không hề có bản đồ. Xin cho biết bản đồ « vạch màu đỏ » thì đến từ nguồn tài liệu nào ? Đường biên giới do các trắc địa viên Pháp vẽ năm 1908 là dựa theo các chi tiết đo đạt trên thực địa của hai phái đoàn phân giới Pháp-Thái (vào tháng giêng 1907). Xin cho biết nguồn tài liệu nào nói rằng « Pháp tự ý sửa năm 1908 » ? 3/ Tác giả viết : « Cho tới năm 1908, Pháp đã tiến hành vẽ được một bản đồ và không sử dụng các đầu nguồn nước như các đường biên giới, do đó các ngôi chùa trên bản đồ trong đó có ngôi đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ của Campuchia. Chính phủ của Xiêm La vào thời điểm đó đã không chấp nhận sự chính xác và phản đối đến cùng.” Có lẽ đoạn “Pháp đã tiến hành vẽ được một bản đồ và không sử dụng các đầu nguồn nước như các đường biên giới...” nên sửa lại là ”Pháp đã tiến hành vẽ được một bản đồ mà không sử dụng đường phân thủy (của rặng Dangrek) làm đường biên giới...” thì có lẽ sáng nghĩa và hợp với nội dung của công ước 23-3-1907 hơn. Nhưng như đã nói, bản đồ 1908 do các trắc địa viên Pháp vẽ là dựa lên các chi tiết đo đạt của hai ủy ban phân giới Thái-Miên. Đến nay không tìm thấy trong bộ hồ sơ « phân giới Pháp-Thái » (lưu trữ tại Văn Khố Quốc gia Pháp) chi tiết nào cho thấy các trắc địa viên Thái phản đối hay nói khác với các trắc địa viên Pháp về chủ quyền ngôi đền hay đường biên giới tại khu vực Preah Vihear. Cũng không hề thấy bất kỳ một tài liệu nào, từ năm 1908 cho đến trước Thế chiến II, chứng minh phía Thái Lan đã phản đối nội dung bản đồ hay các kết ước về biên giới 1904-1907. Như vậy, xin cho biết một chi tiết về việc « Chính phủ của Xiêm La vào thời điểm đó đã không chấp nhận sự chính xác và phản đối đến cùng”. Nếu không có thì tác giả dẫn (tin này) từ nguồn tài liệu nào? 4/ Tác giả viết: “Qua việc này cho thấy, trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thì những quốc gia yếu hơn, nhưng có cơ sở pháp lý đầy đủ và chặt chẽ như Campuchia thì họ phải dùng giải pháp quốc tế hóa vấn đề tranh chấp. Đó cũng chính là bài vở của mấy ông Tàu đỏ ở Trung Nam Hải bày cho Campuchia...” Xin được “không chia sẻ” với tác giả về kết luận này (bài vở của mấy ông Tàu đỏ ở Trung Nam Hải bày cho Campuchia....). Theo sự hiểu biết của tôi, việc đưa ra CIJ (Tòa Án Quốc Tế) của Kampuchia (6 tháng 10 năm 1959) là do cố vấn của Pháp (qua việc giúp soạn tài liệu) và Hoa Kỳ (qua việc giúp dựng hồ sơ pháp lý). Nên biết là phán quyết của CIJ năm 1959 là công nhận đường biên giới theo bản đồ 1908. Hiện nay Kampuchia lần nữa kiện ra CIJ không phải để xử ngôi đền hay vùng đất tranh chấp thuộc về ai, mà là yêu cầu CIJ “giảng giải” ý nghĩa vụ án trước. Tôi cũng không thích Tàu qua việc họ lấn lướt VN trong vấn đề biển Đông nhưng không vì vậy mà mình nói khác đi sự thật. Vấn đề không đưa tranh chấp HS và TS ra tòa án phân xử là do phía Việt Nam chứ không phải do phía Tàu. Tàu không mắc mớ gì phải đi “kiện” VN, vì họ mạnh. Vấn đề là phía VN chưa bao giờ lên tiếng đề nghị đưa vấn đề tranh chấp ra một tòa án (hay một trọng tài) quốc tế để phân xử. Trong khi đó thì Phi họ đã lên tiếng (mặc dầu trong các nước tranh chấp, lý lẽ của Phi về chủ quyền tại TS là yếu nhất).

khong co ban va khong co thu,chi co quyen loi quoc gia la toi trong dang va nha nuoc vietnam phai chiu trach nhiem truoc lich su va voi nhan dan vietnam (Vi y thuc he hoac la tham nhung)ma de mat lanh tho lanh hai cua to tien va dat nuoc vietnam.