You are here

BÁO CÁO NHÂN QUYỀN CỦA BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ NĂM 2023 - VIỆT NAM KHÔNG CÓ THAY ĐỔI ĐÁNG KỂ NÀO

Ảnh của nguyenvandai
Nội dung báo cáo nhân quyền Việt Nam năm 2023 rất đầy đủ chi tiết về các vấn đề liên quan. Trong phần tóm tắt đầu tiên của báo cáo này ghi rõ:
"Những vấn đề lớn về quyền con người ở Việt Nam bao gồm các báo cáo đáng tin cậy về: việc tước đoạt sinh mạng trái luật hoặc tùy tiện của chính quyền; tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt dã man, vô nhân đạo hoặc đê hèn bởi các nhân viên chính phủ; điều trị y tế hoặc tâm lý không tự nguyện hoặc ép buộc; bắt và giam giữ người tùy tiện, tù nhân chính trị; các hành động trả thù vì động cơ chính trị đối với các cá nhân ở quốc gia khác; sự can thiệp tùy tiện hoặc trái luật vào đời
sống riêng tư; hạn chế nghiêm trọng tự do biểu đạt và tự do báo chí, bao gồm bắt và truy tố tùy tiện những người chỉ trích chính quyền, kiểm duyệt, ra các luật về hành vi phỉ báng mang tính chất hình sự. Hạn chế nghiêm trọng tự do Internet; can thiệp đáng kể vào quyền tự do hội họp hòa bình và tự do lập hội; bao gồm các luật hạn chế quá mức đối với việc tổ chức, tài trợ hoặc hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự và phi chính phủ; hạn chế tự do tôn giáo; hạn chế tự do đi lại, trong đó có việc cấm xuất cảnh đối với các nhà hoạt động; công dân không có khả năng thay đổi chính quyền một cách hòa bình thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng; hạn chế nghiêm trọng sự
tham gia chính trị. 
Các hành vi tham nhũng lớn, buôn bán người và hạn chế đáng kể quyền tự do lập hội của công nhân.
Đôi khi chính quyền đã có hành động khắc phục, bao gồm việc truy tố đối với các quan chức vi phạm nhân quyền, nhưng các cơ quan an ninh và các quan chức nhà nước thường vi phạm mà không bị trừng phạt."
Những gì mà nội dung bản báo cáo phản ánh, trong thực tế còn khắc nghiệt hơn. Thời gian vừa qua nhà cầm quyền Việt Nam tăng cường đàn áp, bắt bớ những người bất đồng qua điểm, quấy nhiễu gia đình người tù chính trị và tăng cường đàn áp tù nhân chính trị trong trại giam. 
"Hiến pháp và luật nghiêm cấm việc tra tấn, dùng bạo lực, cưỡng ép, trừng phạt thân thể hoặc bất kỳ hình thức đối xử nào xâm phạm thân thể, sức khỏe, hoặc danh dự, nhân phẩm người bị giam giữ. Tuy nhiên, các nghi can thường xuyên báo cáo về việc họ bị công an ngược đãi và tra tấn trong quá trình bắt, thẩm vấn và giam giữ.
Báo cáo quốc gia về thực tiễn nhân quyền phạm nhân chính trị để lấy cung hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để buộc họ viết bản nhận tội, trong đó có việc chỉ đạo bạn tù hành hung họ. Sự bạo hành này không chỉ xảy ra đối với các nhà hoạt động hoặc những người có liên quan đến chính trị. Các nhóm theo dõi nhân quyền đã công bố nhiều báo cáo về việc nhân viên an ninh sử dụng vũ lực quá mức trong khi thi hành công vụ và cáo buộc các điều tra viên tra tấn người bị giam giữ.
Vào tháng 2, các nhóm nhân quyền cho biết các công an tỉnh Đăk Lăk đã bắt giữ và hành hung hai lãnh đạo của các nhóm nhân quyền là người dân tộc thiểu số H’mông sinh sống tại Tiểu khu 179 thuộc tỉnh Lâm Đồng, sau khi hai người này trao đổi với các cán bộ ngoại giao nước ngoài. Một vụ việc tương tự xảy ra vào ngày 23 tháng 6. Theo đó, các nhóm nhân quyền cho biết chính quyền tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành bắt giữ một nhà hoạt động là người Khmer Krom vì người này đã phổ biến các tài liệu về nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Công an được cho là đã hành hung người này trong thời gian giam giữ.
Theo các nhóm nhân quyền, chính quyền đã giam giữ ít nhất bốn nhà hoạt động tại các trung tâm điều trị cho người mắc bệnh tâm thần như một hình thức trừng phạt hoặc ép buộc. Người nhà của những phạm nhân và cựu phạm nhân cũng cho biết rằng nhân viên y tế tại các cơ sở y tế đã thực hiện các quy trình y tế không cần thiết đối với phạm nhân và người bị tạm giam."
Đối xử với tù nhân trong trại tạm giam và trại giam, báo cáo này nêu rõ.
Điều kiện ở các trại giam và trại tạm giam
Có sự khác biệt đáng kể về điều kiện giam giữ giữa các trại giam và các tỉnh khác nhau. Những người từng bị kết án, gia đình của họ và các luật sư cho biết điều kiện ở hầu hết các trại giam là khắc khổ nhưng nhìn chung không đe dọa đến tính mạng.
Điều kiện vật chất ngược đãi phạm nhân: Chế độ ăn uống không đầy đủ và thực phẩm không sạch, phòng giam quá chật chội, thiếu
nước uống, điều kiện vệ sinh nghèo nàn, tình trạng quá nóng bức trong mùa hè tiếp tục là những vấn đề nghiêm trọng. Các cán bộ quản trại không ngăn chặn được tình trạng bạo lực giữa các phạm nhân.
Có báo cáo cho biết sức khỏe của nhiều phạm nhân đã bị suy giảm do bị lạm dụng tâm lý, không được ăn uống đầy đủ và không được điều trị y tế. Các nhà chức trách được cho là đã biệt giam các phạm nhân trong
quãng thời gian phổ biến là ba tháng, và chỉ sau khi đã áp dụng các hình phạt ít nghiêm khắc hơn.
Gia đình của nhiều phạm nhân chính trị bày tỏ lo ngại về điều kiện giam giữ tồi tệ và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phạm nhân già yếu. Các nhà chức trách thường trì hoãn hoặc từ chối các yêu cầu nhận được chăm sóc y tế từ bên ngoài hệ thống trại giam. Các báo cáo cho biết nhiều phạm nhân đã chết trong thời gian bị giam giữ hoặc ngay sau khi được phóng thích do điều kiện tồi tệ của trại giam cũng như không được chăm sóc y tế một cách đầy đủ
Quản lý trại giam: Hiện không có hệ thống nào cho phép các phạm nhân có thể nộp đơn khiếu nại mà không bị kiểm duyệt. Bộ Công an cho biết các phạm nhân có thể nộp đơn khiếu nại chính thức cho Viện kiểm sát. Tuy nhiên, đơn khiếu nại trước hết phải nộp cho các cán bộ quản trại, mà những người này thường là đối tượng bị khiếu nại.
Giám sát độc lập: Bộ Công an - cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm quản lý các trại giam - nhìn chung không cho phép các giám sát viên độc lập trong nước và quốc tế tiếp cận phạm nhân, mặc dù đôi khi có cho phép các nhà ngoại giao đến thăm bệnh nhân". 
Báo cáo còn nêu rõ các vấn đề bất cập về quyền người lao động, vấn đề bảo vệ phụ nữ và trẻ em, về tự do tôn giáo và giới tính. Nhìn chung, luật pháp Việt Nam chưa thực thi để người dân có đủ các quyền này. 
Nội dung báo cáo không có gì bất ngờ, vấn đề của nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tồn tại hàng chục năm qua, từ khi cộng sản nắm quyền cai trị đất nước. Nhân quyền và dân quyền không được thực thi. Nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện chính sách "lật mặt", một mặt cam kết "lời hay ý đẹp" với quốc tế, một mặt tăng cường đàn áp người dân trong nước. Nếu như những cam kết công ước về nhân quyền của nhà cầm quyền với Liên Hợp quốc không được luật pháp quốc tế thực thi nghiêm túc thì Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn lộng quyền và người dân Việt Nam vẫn phải sống trong tăm tối.