You are here

Tại sao nhiều người nói “quả báo” khi thiếu tướng Đỗ Hữu Ca bị bắt?

Ảnh của nguyenvandai

Sau khi báo chí của Việt Nam đưa tin cựu giám đốc công an thành phố Hải Phòng, thiếu tướng Đỗ Hữu Ca bị tạm giữ hình sự vào ngày 18 tháng 2 năm 2023. Có rất nhiều người Việt ở trong và ngoài nước đã bình luận trên mạng xã hội rằng đó là “quả báo” cho ông Đỗ Hữu Ca.

Nguyên nhân, tháng 1 năm 2012, khi đó ông Đỗ Hữu Ca là đại tá, giám đốc công an thành phố Hải Phòng đã trực tiếp chỉ huy vụ cưỡng chế trái pháp luật đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

Sau đó, ông Đỗ Hữu Ca đã có những phát biểu gây phẫn nộ trong quần chúng Nhân dân.

Sau đó là vụ ông Đỗ Hữu Ca xâm chiếm hàng ngàn m2 đất đai công, vụ bảo kê cho người Trung Quốc mở sòng bài ngay ở trung tâm Hải Phòng,…

Lúc đó, nhiều người dân Việt Nam đã mong “quả báo” sẽ sớm đến với ông Đỗ Hữu Ca.

Vậy câu thành ngữ “quả báo” nghĩa là gì?

Nếu bạn sống không ích kỷ, tốt bụng, và thánh khiết trong cuộc đời này, bạn sẽ nhận được hay được ban thưởng những điều tốt đẹp, may mắn trong tương lai. Còn nếu bạn sống ích kỷ và ác độc, bạn sẽ nhận được “quả báo” là những rủi ro, điều bất hạnh.

Người Việt Nam có có nhiều câu nói khác mang ý nghĩa tương tự để ám chỉ những người làm điều xấu thì sớm muộn cũng sẽ nhận lại những bất hạnh.

Ví dụ như: “Gieo gió gặp bão” hay “ông trời có mắt”, “gieo nhân nào thì gặt quả ấy”, “ở hiền gặp lành, ở ác gặp quả báo”,…

Câu thành ngữ “quả báo” xuất hiện từ thời phong kiến xa xưa ở Việt Nam.

Khi đó người dân đã phải chịu đựng sự ức hiếp, cướp bóc tầng lớp quan lại phong kiến hủ bại. Hoặc là người phải chịu những bất công do tầng lớp cường hào, ác bá gây ra. Và người dân đã bất lực trong việc đòi lại công bằng cho họ. Người dân chỉ còn biết cầu mong những kẻ đã gây ra tội ác, ức hiếp họ sớm muộn sẽ bị trừng phạt. Tức người dân mong “quả báo” đến với những kẻ ác, kẻ xấu,…

Điều này thể hiện sự bất lực của người dân.

Ở các nước tự do, dân chủ đa Đảng văn minh và nhà nước pháp quyền thì không thể có bất cứ người nào dám công khai, ngang nhiên vi phạm pháp luật và thách thức pháp luật, thách thức dư luận Nhân dân. Mọi kẻ gây ra tội ác, ức hiếp Nhân dân đều bị pháp luật trừng trị nhanh chóng, kịp thời.

Nếu người dân không thoả mãn, họ có quyền tự do xuống đường biểu tình cho tới khi công lý được thực thi.

Và người dân ở các nước tự do, dân chủ đa Đảng văn minh thì không bao giờ phải cầu mong “quả báo” đến với kẻ gây tội ác.

Ở Việt Nam, gần 80 năm qua, dưới sự cai trị của chế độ độc đảng CSVN, rất nhiều tầng lớp Nhân dân đã và đang phải chịu những bất công, áp bức,… do chế độ CSVN gây ra.

Nhiều tầng lớp Nhân dân đã đứng lên đấu tranh để chống lại những bất công, ứp hiếp của chính quyền CSVN từ trung ương tới địa phương.

Nhưng những cuộc đấu tranh này bị chính quyền CSVN đàn áp và không thành công.

Ví dụ: các cuộc đấu tranh của nông dân ở Văn Giang, Dương Nội, Đồng Tâm và nhiều nơi trên khắp đất nước Việt Nam.

Đồng thời, hàng ngày người dân Việt Nam cũng chứng kiến các quan chức cộng sản công khai, ngang nhiên vi phạm Hiến pháp, pháp luật, ức hiếp, cướp bóc của Nhân dân. Những quan chức không bị trừng phạt mà họ còn cậy quyền, cậy thế thách thức Nhân dân..

Người dân chỉ còn biết cầu mong những quan chức gian ác đó sớm bị “quả báo”.

Điều này thể hiện sự bất lực của người dân trong việc đòi lại công lý cho chính mình và những người khác.

Hiện nay, ở Việt Nam, hàng ngày người dân phải chứng kiến những bất công, những kẻ ác từ trong xã hội cho tới các quan chức chính quyền ngang nhiên thách thức công lý, thách thức Nhân dân.

Cựu giám đốc công an thành phố Hải Phòng, thiếu tướng Đỗ Hữu Ca không phải ví dụ điển hình duy nhất.

Việt Nam còn có rất nhiều những quan chức ở tầng lớp chóp bu CSVN như Uỷ viên BCT, Đại tướng, Bộ trưởng công an Tô Lâm.

Bộ trưởng Tô Lâm từng ký 2 văn bản quan trọng giúp MobiFone mua AVG gây thiệt hại cho nhà nước gần 10 ngàn tỷ; Sang CH Slovakia chỉ huy vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh; Công khai ăn thịt bò dát vàng ở London, UK trị giá 10 tấn lúa của nông dân Việt Nam,…

Nhưng Tô Lâm vẫn ngang nhiên thách thức Nhân dân và công lý.

Người dân chỉ còn biết trông chờ “quả báo” sớm đến với Tô Lâm.

Nếu người dân Việt Nam không muốn còn phải trông đợi “quả báo” đến với những kẻ xấu, kẻ ác thì con đường duy nhất là phải đấu tranh để xoá bỏ độc tài, dân chủ hoá Việt Nam.

Người dân sẽ làm chủ đất nước và tự mình thực thi công lý nếu các đầy tớ của Nhân dân không hoàn thành được trách nhiệm của họ.