You are here

Đầu tư công ở Việt Nam: Tại sao các địa phương, bộ, ngành giải ngân chậm, thậm chí từ chối?

Ảnh của nguyenvandai

Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đầu tư công đóng vai trò quan trọng với tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của quốc gia. Đầu tư công được đầu tư tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội giúp cải thiện kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng phúc lợi xã hội.

Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2022 chỉ đạt 46,44% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ so với năm 2021(55,80%).

Ngày 27 tháng 11 năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính phải vào tận TP. HCM để họp bàn và đốc thúc địa phương này nhanh chóng giải ngân vốn đầu tư công. Vì TP. HCM cũng chỉ có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt khoảng 55%, cao hơn các địa phương khác một chút.

Trước đó, chiều ngày 11/11/2022, Quốc hội đã thông qua nghị quyết đề nghị Chính phủ đề cao kỷ luật, kỷ cương tài chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn và cá nhân hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm.

Vậy vốn đầu tư công là gì?

“Vốn đầu tư công quy định tại Luật Đầu tư công gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.”

Đặc điểm quan trọng của vốn đầu tư công là không phải hoàn trả.

Nguồn vốn đầu tư công cho dù đến từ đâu thì cùng đều có gốc từ tiền thuế mồ hôi, nước mắt, xương máu của đồng bào và bán tài nguyên, khoáng sản của quốc gia.

Vai trò của vốn đầu tư công với sự phát triển của mỗi quốc gia?

Vốn đầu tư công là điều kiện hàng đầu trong việc phát triển , tăng trưởng của mỗi quốc gia. Đối với những quốc gia kém phát triển để có tốc độ phát triển mạnh mẽ và vượt bậc cần có số vốn lớn. Điều này khẳng định tầm quan trọng của vốn đầu tư công trong việc tăng trưởng, phát triển của mỗi đất nước, mỗi quốc gia và mỗi dân tộc.

Quan chức độc tài CSVN coi vốn đầu tư công là gì?

Trước đây, các quan chức của các bộ, ngành và từ trung ương tới địa phương đều coi vốn đầu tư công là bầu sữa vô tận và miễn phí để họ hưởng thụ bằng cách tham ô, ăn hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để chuộc lợi thông qua các dự án đầu tư công về giao thông, bệnh viện, trường học, mua sắm công,…

Do đó, các quan chức độc tài CSVN ở các bộ, ngành, địa phương tìm mọi cách vận động, hối lộ các quan chức quốc hội, chính phủ, Bộ Tài chính, kho bạc nhà nước,… để xin được càng nhiều vốn đầu tư công càng tốt.

Mức lại quả cho các quan chức trung ương thường tối thiểu là 5% trở lên. Có những loại vốn đầu tư công như xây dựng tượng đài, quảng trường, các công trình di tích lịch sử, văn hoá thì mức lại quả cho các quan chức trung ương tới 20%.

Các quan chức CSVN ở bộ, ngành, địa phương nhận hối lộ thông qua các nhà thầu.

Vụ án bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai là một ví dụ điển hình về vốn đầu tư công bị các quan chức tỉnh Đồng Nai cấu kết với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, giám đốc AIC để chiếm đoạt khoảng 500 tỷ đồng.

Tất cả các khoản hối lộ, tiếp khách cho việc xin vốn đầu tư công từ trung ương đều đổ lên chất lượng của công trình đầu tư. Và hậu quả là người dân Việt Nam phải gánh chịu.

Dưới thời cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, năm nào giải ngân vốn đầu tư công cũng đạt và vượt kế hoạch.

Quốc hội, chính phủ, Bộ Tài chính không bao giờ phải đôn đốc các bộ, ngành, địa phương giải ngân vốn đầu tư công.

Tại sao từ năm 2016 tới nay, việc giải ngân vốn đầu tư công ngày càng chậm chạp và trì trệ?

Việc Nguyễn Phú Trọng khởi xướng chiến dịch “đốt lò” nhân danh chống tham nhũng để đấu đá, tranh giành quyền lực nội bộ để làm cho các quan chức độc tài CSVN từ trung ương tới địa phương không dám làm liều.

Các quan chức độc tài CSVN giờ chia thành nhiều phe nhóm, băng đảng có quyền và lợi ích khác nhau trong đảng CSVN. Những phe nhóm, băng đảng mạnh, nắm thực quyền như Tô Lâm, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính,... thì vẫn tham ô, nhận hối lộ,... hàng ngày, hàng giờ. Những phe nhóm hay quan chức yếu thế chỉ cần sơ sẩy là tiêu tan sự nghiệp của bản thân để củng cố sự nghiệp cho kẻ khác.

Lẽ ra, với lương tâm và trách nhiệm của những người đang nắm quyền lực thì họ phải hăng hái, tích cực giải ngân vốn đầu tư công để xây dựng các công trình phục cho sự phát triển của đất nước và phúc lợi cho Nhân dân.

Nhưng bản chất của quan chức CSVN là có ăn thì mới làm, không có ăn thì không thèm làm.

Tức là quan chức CSVN mà không tham ô, không nhận hối lộ, không lợi dụng chức vụ quyền hạn để chuộc lợi thì họ sẽ không làm đúng chức trách của họ.

Bản chất của chế độ độc tài CSVN là sinh ra 100% các quan chức hủ bại, tham nhũng để họ bảo vệ chế độ.

Chế độ tham nhũng mà lại chống tham nhũng thì chỉ là đấu đá, tranh giành quyền lực nội bộ.

Hiện nay, chỉ những lĩnh vực đầu tư công nào mà các quan chức độc tài CSVN từ trung ương tới địa phương còn tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ để chuộc lợi được thì họ mới tiến hành giải ngân.

Vấn đề giải ngân vốn đầu tư công để phát triển đất nước, đem lại hạnh phúc cho Nhân dân sẽ không bao giờ được thực hiện một cách công khai, minh bạch và hiệu quả trong chế độ độc tài CSVN.

Do đó, những đồng tiền thuế từ mồ hôi, nước mắt, xương máu của đồng bào và từ bán tài nguyên, khoáng sản của đất nước sẽ bị đảng, chế độ và chính quyền độc tài CSVN lãng phí vô ích.

Nếu như các quan chức độc tài CSVN từ trung ương tới địa phương mà chấp hành nghiêm chỉnh những điều bị cấm trong đầu tư công được quy định tại điều 16 Luật đầu tư công năm 2019 thì sẽ không có một xu nào được giải ngân:

– Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

– Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt tổng vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

– Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích của công dân và của cộng đồng.

– Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.

– Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.

– Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.