Bản tin được tờ South China Morning Post tiết lộ, cho biết một dự án đường sắt khác với Cát Linh-Hà Đông luôn được bàn thảo giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Suốt bảy năm qua, tên của một dự án đường sắt Việt Nam đã xuất hiện trong các tuyên bố và tuyên bố chung ngoại giao giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Thế nhưng vì nhiều lý do, dự án này cho đến nay vẫn chỉ nằm trên bản vẽ.
Đó là dự án tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, trải dài từ biên giới phía bắc Việt Nam đi qua một trong những cảng biển lớn nhất nước. Dự án này một lần nữa được nhắc đến vào chuyến thăm Bắc Kinh mới đây của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Tin cho biết ông Trọng đã thúc giục việc hoàn thành sớm việc đánh giá dự án đường sắt tiêu chuẩn như một phần trong nỗ lực chung thắt chặt mối hữu nghị Việt Trung.
Các lời bình luận cũng nói không ai biết ông Trọng đã bàn bạc điều gì với Tập, nhưng tin từ Thông tấn xã Việt Nam cho biết, ông Trọng đã đơn phương ký kết 12 văn bản – mà chính quốc hội Việt Nam cũng chưa từng được bàn bạc hay thảo luận trước đó.
Ông Trọng đã thúc giục Tập nên sớm thực hiện đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, một trong những chi tiết của đại dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường để thông thương kinh tế. Nếu được xây dựng, tuyến đường này sẽ là một phần vô cùng quan trọng của tuyến phía đông của mạng lưới đường sắt cao tốc nối Côn Minh - thủ phủ của tỉnh Vân Nam phía tây nam Trung Quốc - đến Singapore, theo David M. Lampton, giáo sư danh dự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp tại Đại học Johns Hopkins.
Giai đoạn đầu tiên của tuyến trung tâm nối biên giới giữa Thái Lan và Lào đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2021, với lưu lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách ngày càng tăng, ông Lampton, đồng thời là đồng tác giả cuốn Rivers of Iron: Railroads and Chinese Power in Southeast Asia, cho biết.
“Khi ngày càng có nhiều phương tiện lưu thông trên tuyến trung tâm, Việt Nam phải suy nghĩ về những cơ hội mà mình có thể bỏ lỡ nếu không kết nối với hệ thống đang phát triển này và tăng cường kết nối với chính Trung Quốc, bất chấp những lo lắng của Hà Nội về sự phụ thuộc vào Trung Quốc”, ông Lampton nói , người cũng là cựu chủ tịch của Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc.
Vào năm 2019, các chuyên gia tư vấn Nhóm Viện Khảo sát và Thiết kế Đường sắt thứ năm của Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch sơ bộ cho tuyến đường này, dự kiến dài 392 km (244 dặm) bao gồm 38 nhà ga và có thể tiếp nhận cả tàu chở khách và tàu chở hàng. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, những bước kế tiếp đã bị trì hoãn vì sự do dự của phía Việt Nam.
Việt Nam lo ngại về chi phí, tâm lý bài Trung Quốc vẫn rất cao ở trong nước, các vấn đề về xâm phạm chủ quyền, mâu thuẫn nội bộ, đồng thời bài học xương máu từ tuyến tàu điện Cát Linh – Hà Đông do Trung Quốc xây dựng, ông Lampton nói thêm.
Chu Minh Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm An ninh và Phát triển, Học viện Ngoại giao Việt Nam, cho rằng chiến lược Vành đai và Con đường phù hợp với mong muốn thúc đẩy liên kết và hợp tác kinh tế khu vực của Việt Nam, nhưng các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Đông Nam Á vẫn gặp những khó khăn nhất định. “Ở Việt Nam, mối quan tâm chung về hợp tác với Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng là rất đa dạng trên mọi khía cạnh kinh tế, chính trị và xã hội,” Bà Thảo viết trong một bài báo năm ngoái. Bà nói thêm, ngoài ra các khoản vay từ Trung Quốc có lãi suất cao hơn, và các dự án tạo ra ấn tượng xấu về sự chậm trễ, chất lượng và hiệu quả thấp, cũng như những lo ngại về an ninh, qua chuyện phụ thuộc quá mức.
“Việt Nam nợ nần chồng chất với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực như điện, năng lượng, nhiệt điện than, gây ô nhiễm môi trường, vả chuyện luôn tạo bất bình trong xã hội', bà Thảo nói.
Ông Lampton nói chuyến thăm của ông Trọng tới Bắc Kinh có ý nghĩa quan trọng vì cả lý do chiến lược và kinh tế, nhất là lúc Việt Nam đang tìm cách cân bằng giữa việc ở gần Trung Quốc trong khi vẫn duy trì lợi ích từ các nước như Hoa Kỳ và Nhật Bản.
“Về phần mình, Trung Quốc đang nhìn thấy cái bóng lớn dần về sự ‘ngăn chặn’ của Hoa Kỳ và muốn bảo vệ biên giới phía nam của mình bằng cách cải thiện quan hệ với Hà Nội. 'Tích cực hơn, khi tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc chậm lại, Bắc Kinh đang cố gắng mở rộng thị trường ra nước ngoài để duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh. Và cuối cùng, Trung Quốc đang xây dựng ngành xuất khẩu đường sắt đẳng cấp thế giới để trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu trong tương lai. Nói một cách đơn giản, Bắc Kinh đặt mục tiêu trở thành trung tâm của hệ thống kinh tế Đông và Đông Nam Á”, ông Lampton nói.
Bài bình luận gần đây