You are here

Tham nhũng liên ngành của quan chức độc tài CSVN ngày càng trầm trọng?

Ảnh của nguyenvandai

Tham nhũng liên ngành có trong chế độ chính trị dân chủ đa đảng không?

Trong các nước có thể chế chính trị tự do, dân chủ đa đảng cùng với hệ thống tam quyền phân lập và báo chí tự do thì các quan chức trong một cơ quan khó mà liên kết tham nhũng, chứ chưa nói gì tới việc các quan chức ở các bộ, ngành liên kết với nhau để tham nhũng.


Bởi vì trong chế độ chính trị dân chủ đa đảng có rất nhiều cơ chế để kiểm soát tham nhũng.

Thứ nhất, các đảng chính trị đối lập giám sát các quan chức của đảng cầm quyền. Hành vi tham nhũng của các quan chức đảng cầm quyền có thể bị các đảng đối lập phát hiện nhanh chóng và đưa lên truyền thông và bị xử lý bằng pháp luật.

Vụ việc tham nhũng không chỉ làm cho quan chức tham nhũng bị trừng trị mà có thể dẫn tới sự sụp đổ chính phủ và quốc hội của đảng cầm quyền.

Thứ hai, hệ thống tam quyền phân lập gồm 3 cơ quan, đảng cầm quyền chỉ có thể kiểm soát hai cơ quan là quốc hội và chính phủ. Hệ thống cơ quan tư pháp hoạt động độc lập và kiểm soát chính phủ và quốc hội. Hiển nhiên mọi quan chức tham nhũng đều bị xử lý nghiêm minh.

Thứ ba, các cơ quan truyền thông, báo chí tự do và độc lập sẽ giám sát mọi quan chức của đảng cầm quyền. Hành vi tham nhũng rất dễ dàng bị phát hiện và phanh phui bởi báo chí.

Vậy nên, việc các quan chức ở các cơ quan, bộ, ngành khác nhau trong chế độ dân chủ đa đảng cấu kết để tham nhũng là điều khó và cực hiếm xảy ra.

Tham nhũng liên ngành trong chế độ độc tài CSVN như thế nào?

Trong chế độ độc tài CSVN thiếu vắng mọi cơ chế để giám sát quyền lực.

Không có đa đảng dẫn tới không có tự do báo chí. Các cơ quan truyền thông, báo chí đều của đảng CSVN, chịu sự giám sát và kiểm duyệt của Ban tuyên giáo và Bộ thông tin và truyền thông.

Ba cơ quan quốc hội, chính phủ và hệ thống cơ quan tư pháp đều là công cụ của tầng lớp chóp bu độc tài sử dụng để cai trị người dân và đất nước.

Các quan chức ở trong các cơ quan nhà nước rất tự do, thỏa mái để liên kết hình thành các nhóm lợi ích để tham nhũng. Bởi đâu có các thành viên của đảng đối lập giám sát, không có báo chí độc lập giám sát.

Các quan chức độc tài CSVN cũng biến các cuộc họp chính phủ, họp quốc hội, họp trung ương,... thành nơi để liên kết hình thành các nhóm lợi ích liên ngành, cùng phối hợp tham nhũng.

Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đã từng đau sót phát biểu rằng đừng biến quốc hội thành nơi họp hành để phân chia lợi ích.

Các vụ án tham nhũng bị phanh phui trong thời gian vừa qua cho thấy mức độ ngày càng trầm trọng của việc hình thành những nhóm lợi ích liên ngành, liên bộ để cùng nhau tham nhũng, vơ vét, chiếm đoạt tài sản của người dân và đất nước.

Ngày nay, các quan chức độc tài CSVN không thích thú với tham nhũng vặt nữa, vì tham nhũng vặt thì không đáp ứng được nhu cầu tài chính để mua biệt phủ, xe hơi, con cái du học nước ngoài, dùng tiền để giữ ghế và tiếp tục thăng tiến.

Bởi vậy, xu thế tất yếu hình thành lên các nhóm lợi ích để có tham nhũng với mức độ hàng ngàn tỷ đồng.

Vụ án Việt Á có hai Bộ trưởng là cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thành Long. Ngoài ra quan chức của CDC hàng loạt tỉnh, thành, bệnh viện,...

Sang tới vụ “chuyến bay giải cứu” thì có quan chức từ 4 bộ và thêm văn phòng chính phủ.

Một cựu thứ trưởng, 11 người của Bộ Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ và 4 lãnh đạo các công ty du lịch đã bị bắt với cáo buộc đưa nhận hối lộ, lừa đảo trong 7 tháng điều tra vụ án "Cục Lãnh sự và chuyến bay giải cứu".

Bộ ngoại giao có thứ trưởng Tô Anh Dũng, Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan, Cục phó Đỗ Hoàng Tùng, Chánh Văn phòng Lê Tuấn Anh, Phó phòng Bảo hộ công dân Lưu Tuấn Dũng.

Bộ Công an có Cục phó Cục quản lý xuất nhập cảnh Đại tá Trần Văn Dự, hai sĩ quan là Vũ Sĩ Cường và Vũ Anh Tuấn.

Bộ Y tế có hai quan chức là Phạm Trung Kiên và Bùi Huy Hoàng.

Bộ Giao thông vận tải có Ngô Quang Tuấn, vụ hợp tác Quốc tế.

Về phía doanh nghiệp có lãnh đạo của bốn doanh nghiệp: Nguyễn Tiến Mạnh, phó giám đốc Công ty cổ phần thương mại lữ hành Việt; Nguyễn Diệu Mơ, Tổng giám đốc Công ty An Bình; Nguyễn Thị Tường Vy, giám đốc công ty ATA Việt Nam; Nguyễn Thị Dung Hạnh, giám đốc công ty G Việt Nam 19.

Vậy việc phanh phui các vụ tham nhũng liên ngành liên tục như vậy có làm cho các quan chức độc tài CSVN đương chức sợ mà không dám tham nhũng nữa hay không?

Nguyên nhân tham nhũng sinh ra từ bản chất của chế độ chính trị độc tài, độc đảng. 

Các quan chức tham nhũng nhiều, nhưng có quyền lực và phe cánh mạnh thì bắt những quan chức yếu thế và không cùng phe nhóm với mình. Do cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ của chế độ.

Bởi vậy, chế độ độc tài CSVN còn thì tham nhũng vẫn mãi mãi là quốc nạn, là giặc nội xâm của đất nước. Chế độ độc tài CSVN không còn và được thay thế bằng chế độ tự do, dân chủ đa đảng thì mới hết được tham nhũng.