You are here

Diễn kịch cũng cần hợp lý và khoa học

Ảnh của nguyenngocgia

Bốn mươi sáu năm qua, về hình thức tổ chức, bầu bán không có gì khác, mặc dù những kỳ đại hội sau này của ĐCSVN luôn cố gắng mới hơn, cố gắng dân chủ và minh bạch hơn nhưng người dân Việt Nam đều biết tất cả các cuộc bầu cử từ cấp cơ sở cho đến trung ương trong nội bộ Đảng là sự phân chia, dàn xếp các vị trí sao cho đảm bảo quyền lợi chính trị của các nhóm lợi ích trước tiên.

Những ngày này, Quốc hội khóa XIV  (nhiệm kỳ từ 2016 - 2021) đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021 - 2026) diễn ra vào ngày 23 tháng Năm năm 2021 .

Bầu cử Quốc hội và đại hội đảng theo dòng lịch sử, tính từ năm 1975, như sau:

Các khóa quốc hội:

Khóa V (1975-1976)

Khóa VI (1976-1981)

Khóa VII (1981-1987)

Khóa VIII (1987-1992)

Khóa IX (1992-1997)

Khóa X (1997-2002)

Khóa XI (2002 - 2007)

Khóa XII (2007 - 2011)

Khóa XIII (2011-2016)

Khóa XIV (2016 - 2021)

Khóa XV (2021 - 2026)

Dễ nhận thấy sự tương quan giữa Quốc hội và Đảng CSVN trong việc tổ chức đại hội. Riêng khóa V, Quốc hội chỉ tồn tại 1 năm, điều này dễ hiểu do tính lịch sử của năm đầu tiên, nên mọi việc còn mang tính tạm thời. Từ khóa VI đến khóa XV của Quốc hội dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, kéo dài 45 năm qua, trong đó  khóa VII kéo dài thêm 1 năm cho nhiệm kỳ này (1981 - 1987) và khóa XII rút ngắn bớt 1 năm cho nhiệm kỳ (2007 - 2011).

Nghị quyết kéo dài nhiệm kỳ quốc hội khóa VII do ông Nguyễn Hữu Thọ ký [1]. Nghị quyết kéo dài nhiệm kỳ quốc hội khóa XII do ông Nguyễn Phú Trọng ký [2]. Tuy nhiên, cả hai nghị quyết này không cho biết lý do kéo dài và rút ngắn do nguyên nhân gì.

Hai mốc thời gian thượng dẫn, cho thấy đó là hai giai đoạn có nhiều xáo trộn trong tình hình đối ngoại và đối nội của nhà cầm quyền CSVN.

Các kỳ đại hội đảng toàn quốc :

Lần thứ tư 1976
Lần thứ năm 1982
Lần thứ sáu 1986

Lần thứ bảy 1991
Lần thứ tám 1996
Lần thứ chín 2001
Lần thứ mười 2006
Lần thứ mười một 2011

Lần thứ mười hai 2016

Lần thứ mười ba 2021

Bằng "kỹ thuật" kéo dài hay rút ngắn nhưng không hề cho biết lý do, việc tổ chức bầu cử quốc hội luôn phải được tổ chức sau đại hội Đảng!

Một tổ chức như Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - tổ chức quan trọng nhất và cao nhất, trên lý thuyết là của nhân dân Việt Nam, vô hình chung vì "kỹ thuật" kéo dài và rút ngắn nhiệm kỳ tùy tiện đã rơi vào vị thế đứng dưới ĐCSVN là điều dễ hiểu. 

Vì vậy, "kỹ thuật" kéo dài và rút ngắn nhiệm kỳ đã lý giải cho câu hỏi của đài BBC [3] "Vì sao Quốc hội khóa cũ lại bầu nhân sự Chính phủ khóa mới?"

Để Quốc hội nước CHXNCNVN không mang tiếng "đi trước về sau" cũng như không bị mang tiếng lệ thuộc kết quả đại hội đảng, chỉ cần Bộ Chính trị điều chỉnh "kỹ thuật" kéo dài và rút ngắn.

Điều chỉnh kỹ thuật rất nhỏ này sẽ giúp cho Quốc hội rà soát, chủ động trong việc điều hành quốc gia, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm nhân sự được chủ động hơn, đồng thời giúp cho ĐCSVN giữ vững thanh danh khi có quá nhiều ý kiến cho rằng ĐCSVN thao túng, chi phối Quốc hội, mặt khác trên thực tế càng khẳng định vai trò độc lập và cao nhất của Quốc hội đối với nhân dân và thế giới cũng như tránh được những than phiền "Quốc hội mất quyền kiểm soát các siêu dự án?" như báo Pháp luật đã nêu [4].

Bên cạnh đó, nếu Quốc hội thật sự "của dân, do dân, vì dân", cần đưa ra một điều luật cụ thể, quy định rõ, các kỳ đại hội của ĐCSVN từ đây về sau luôn phải tổ chức sau các kỳ bầu cử quốc hội để bảo đảm về mặt ý nghĩa thiết thực tôn trọng Quốc hội là cơ quan cao nhất của nhà nước CHXNCNVN , việc này cũng phù hợp với Hiến pháp quy định tại điều 4 khoản 3 "Các tổ chức của Đảng và đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".

Việc làm này dễ dàng và đủ cơ sở pháp lý nhưng mang lại ý nghĩa tối cao của cơ quan quyền lực quan trọng nhất của nhà cầm quyền CSVN và cũng để Bộ Chính trị không mang tiếng.

Diễn kịch cũng cần hợp lý và khoa học, là vậy.

____________________

[1] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-keo-dai-...

[2] https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-05-2007-...

[3] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-56681649

[4] https://plo.vn/thoi-su/chinh-tri/quoc-hoi-mat-quyen-kiem-soat-cac-sieu-d...

  •