Những ai theo dõi con đường thăng quan tiến chức của Nguyễn Phú Trọng thì sẽ thấy Trọng từ một cậu bé ngây thơ đã trở thành một gã “phù thủy” như thế nào.
Trước tiên, tôi xin nói một chút về tuổi thơ và học hành của Nguyễn Phú Trọng, sau đó là con đường quan lộ và cuối cùng là Nguyễn Phú Trọng trở thành “Phù thủy” chơi “cờ người” từ khi nào.
Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại thôn Lại Đà, xã Hội Phụ, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội). Ông hiện cư trú nhà công vụ Số 5, Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Gia đình Nguyễn Phú Trọng là gia đình thuần nông. Thân phụ của Nguyễn Phú Trọng tên là Nguyễn Phú Nội. Nguyễn Phú Trọng là con út trong gia đình có bốn anh chị em. Ngoài nghề làm nông, gia đình Nguyễn Phú Trọng còn làm thêm nghề bỏng mật.
Theo những cụ già cùng trang lứa với Nguyễn Phú Trọng kể lại: lúc nhỏ, vì là nhà nghèo và là em út nên Nguyễn Phú Trọng thường hay phải mặc lại quần áo của các anh chị trong nhà và thường hay đi chân đất.
Nên thường hay bị các bạn cùng trang lứa cười chê, khinh bỉ.
Trong trí não của Nguyễn Phú Trọng đã có một quyết tâm rất lớn là phải dành được quyền lực, sự giàu có để trả thù cách êm dịu đám bạn dám coi thường và khinh miệt mình.
Năm 1963, Nguyễn Phú Trọng tốt nghiệp PTTH. Thời kỳ đó hầu hết thanh niên miền Bắc đều xung phong vào bộ đội, nhiều người viết đơn bằng máu.
Những người vào học đại học thì chủ yếu là lớp con em cán bộ tập kết miền Nam, các bạn nữ và những người học về kỹ thuật với mong muốn góp phần xây dựng đất nước khi kết thúc chiến tranh.
Nguyễn Phú Trọng không dám nhập ngũ vì ông ta sợ chết thì không thể thực hiện được giấc mơ, tham vọng của mình.
Nguyễn Phú Trọng chọn ngành ngữ văn, để trau dồi kiến thức ăn nói, lý luận chuẩn bị cho con đường sự nghiệp của mình.
Tháng 12 năm 1967, tốt nghiệp đại học, Nguyễn Phú Trọng xin vào làm tại tập chí Học tập, nay là Tạp chí Cộng sản, một trong ba cơ quan tuyên truyền chính của đảng CSVN.
Thời kỳ lúc đó, chiến tranh rất khốc liệt, đảng CSVN đang dốc toàn lực để cưỡng chiếm miền Nam.
Gần như 100% thanh niên miền Bắc đều tham gia bộ đội, chỉ có tầng lớp con ông cháu cha thì mới trốn lính và những người khuyết tật.
Nhưng Nguyễn Phú Trọng lại rất khỏe mạnh và không phải con ông cháu cha.
Nguyễn Phú Trọng lựa chọn rất khôn ngoan khi xin vào cơ quan tuyên truyền của đảng CSVN, vừa không sợ gọi lính vùa làm bàn đạp vững chắc để tiến thân.
Một điều chắc chắn là Nguyễn Phú Trọng đọc hầu hết các sách lịch sử Trung Quốc cổ đại, nên Nguyễn Phú Trọng rất thâm hiểm trong mỗi mưu kế của ông ta.
Tháng 8 năm 1973, Nguyễn Phú Trọng giỏi ăn nói và nịnh hót nên được chọn đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc, nay là Học viện chính trị Quốc gia HCM. Trọng kết thúc khóa học vào tháng 4 năm 1976.
Tháng 9 năm 1981, như có phù thủy dẫn đường, Nguyễn Phú Trọng được cử sang Liên Xô nghiên cứu luận án Phó tiến sĩ.
Nhưng chỉ sau 2 năm, Nguyễn Phú Trọng vừa bảo vệ thành công luận án Phó TS Khoa học lịch sử lại còn viết thành công luận án tiến sĩ xây dựng đảng tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Liên xô.
Dư luận cho rằng với 2 năm, học tiếng Nga chưa xong, chứ nói gì tới việc bảo vệ thành công luận Phó TS và viết luận văn Tiến sĩ bằng tiếng Nga???
Tháng 8 năm 1983, Nguyễn Phú Trọng về nước và tiếp tục làm việc tại Tạp chí Cộng sản.
Con đường quan lộ của Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ đây với chức vụ đầu tiên là Phó Ban biên tập vào tháng 10 năm 1983, Trưởng ban vào tháng 9 năm 1987.
Nguyễn Phú Trọng không phải là con ông cháu cha, không phải hạt giống đỏ. Nhưng Nguyễn Phú Trọng là “con lươn”, “con trạch” luồn lách giữa các phe nhóm, phe phái để từng bước đoạt tới những nấc thang quyền lực mà ông ta đã sắp xếp trong kế hoạch của mình.
Tới tháng 1 năm 1994, Nguyễn Phú Trọng đã vào được trung ương. Tới tháng 8 năm 1999, Nguyễn Phú Trọng đã tham gia thường trực Bộ chính trị.
Tới tháng 1 năm 2000, Nguyễn Phú Trọng nắm được ghế Bí thư Hà Nội, kiêm Chủ tịch Hội đồng lý luận TƯ.
Năm 2006, được sự nâng đỡ của Nguyễn Văn An, Nguyễn Phú Trọng nắm ghế Chủ tịch Quốc hội.
Dư luận lúc đó rất bi quan, bởi dưới thời ông Nguyễn Văn An làm Chủ tịch QH, thì QH lúc đó đã có rất nhiều cải cách đem lại chút phấn khởi cho người dân.
Lúc đó biệt danh “Trọng lú” đã phát tán ra dư luận xã hội. Mọi người nghĩ chủ nghĩa bảo thủ Nguyễn Phú Trọng quay trở lại.
Đồng thời trong nhiệm kỳ 2006-2011 là cuộc đấu rất quyết liệt giữa hai phe Hồ Đức Việt và Nguyễn Tấn Dũng.
Hồ Đức Việt lúc đó là Trưởng ban tổ chức Trung ương với tham vọng chiếm ghế Tổng bí thư và hạ Nguyễn Tấn Dũng.
Nguyễn Phú Trọng nằm trong tứ trụ, trên cương vị Chủ tịch QH, Trọng như “con lươn”, “con trạch” luồn lách, né tránh hai phe, không ra mặt ủng hộ bên nào. Trọng quan sát những điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ.
Kết quả, cuối cùng tại Đại hội 11 năm 2011, Hồ Đức Việt bị phe Nguyễn Tấn Dũng hạ nốc ao, phải ôm hận về vườn. Sau đó ít lâu thì Hồ Đức Việt ngã bệnh mà chết khi còn trẻ, nhưng dư luận cho rằng Việt bị phe Nguyễn Tấn Dũng đầu độc sau các chuyến Việt đi công tác tại miền Nam.
Đây cũng là lý do mà Nguyễn Phú Trọng sợ Nguyễn Tấn Dũng tới mức trong nhiệm kỳ đầu Tổng BT, Trọng không dám bén mảng tới miền Nam.
Và rồi, “ngư ông đắc lợi”, Nguyễn Phú Trọng được các phe phái thống nhất lựa chọn ngồi vào ghế Tổng BT tại đại hội 11, tháng 1 năm 2011.
Vì các phe phái cho rằng Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ là phiên bản bù nhìn của Nông Đức Mạnh, ngồi đó làm bình che cho cả một chế độ tham nhũng.
Nhưng Nguyễn Phú Trọng là kẻ cuồng đảng, cuồng chế độ độc tài CSVN.
Sau nhiều năm ngồi quan sát thế sự, Trọng nhận ra rằng nếu cứ để các phe phái đánh nhau, tranh đoạt quyền chức, tranh đoạt lợi ích, tham nhũng thì sớm muộn chế độ này cũng sẽ sụp đổ.
Trọng vẫn biết, tham nhũng là bản chất của chế độ, không có tham nhũng thì chẳng có ai bảo vệ chế độ cả.
Nhưng Trọng muốn tham nhũng phải trong trật tự, bảo nhau mà tham nhũng, đừng đánh nhau vì miếng ăn bẩn thỉu mà người dân biết được.
Nguyễn Phú Trọng quyết định ra tay hạ phe nhóm của Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10 năm 2012.
Nhưng Nguyễn Phú Trọng còn thiếu kinh nghiệm, chưa tập hợp đủ lực lượng nên Trọng đã Nguyễn Tấn Dũng và Tô Lâm sỉ nhục tại Hội nghị.
Thất bại ê chề, ai cũng nghĩ Nguyễn Phú Trọng sẽ bị phe Nguyễn Tấn Dũng hạ bệ tại Đại hội 12 năm 2016. Và Nguyễn Tấn Dũng sẽ đoạt ghế Tổng bí thư, còn Trọng về vườn làm người tử tế.
Nhưng với những kiến thức uyên thâm của sử Tàu được Nguyễn Phú Trọng áp dụng. Nguyễn Phú Trọng đã trở thành “Phù thủy” chơi “cờ người” từ Đại hội 12.
Nguyễn Phú Trọng hạ “knock out” Nguyễn Tấn Dũng, sau đó “đốt lò” hạ hầu hết đàn em của Nguyễn Tấn Dũng.
Tại các Hội nghị trung ương 13, 14, 15 và tại Đại hội 13, mặc dù Nguyễn Xuân Phúc luôn luôn giành được số phiếu tín nhiệm cao hơn Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng Phúc không thể hạ được Trọng để giành ghế Tổng bí thư mà còn mất luôn ghế Thủ tướng và đành ngậm ngùi chấp nhận ghế Chủ tịch nước theo sự sắp xếp của Trọng.
“Phù thủy” chơi “cờ người” Nguyễn Phú Trọng tuy già, bệnh hoạn, chân tay run rẩy, nhưng vẫn là một cao thủ xuất sắc khi sắp xếp cho Phạm Minh Chính ngồi ghế Thủ tướng để chuẩn bị cho sự thay thế chính ông ta.
Một mình “Phù thủy” Nguyễn Phú Trọng chấp cả 200 ủy viên Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư và chấp luôn 5,2 triệu đảng viên cùng với gần 100 triệu dân Việt Nam để mình ông ta chơi “cờ người” trên bàn cờ chính trị độc tài CSVN.
Bài bình luận gần đây