You are here

Trà Trung Quốc ngon hơn, còn Luật Hải Cảnh thì sao?

Ảnh của Gió Bấc

 

Ngay trước đại hội 13 của đảng CSVN, Trung Cộng công bố luật cho phép Hải Cảnh được nổ súng. Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Philippin … lên tiếng phản đối. . Hình ảnh từ vệ tinh của các tổ chức quốc tế cho thấy, Trung Công đang xây dựng căn cứ tên lửa áp sát Việt Nam. Bộ Ngoại giao chỉ trả lời dang tìm hiểu. Tổng Trọng vẫn bình chân tiến hành đại hội. Phải chăng việc này đã nằm trong thỏa thuận vì đại cục của lãnh đạo tối cao hai nước?

Theo gương Tập chủ, Nguyễn Phú Trọng tái tục thành công chức Tổng bí thư kỳ 3. Trọng - Tập lại diện đàm. Tân Hoa Xã đưa tin, Tập gởi lời chúc tết nhân dân Việt Nam. Tập Cận Bình khẳng định trân trọng mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước và sẵn sàng cùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tăng cường liên lạc chiến lược, thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc hơn nữa các giao lưu, hợp tác giữa hai nước; hướng tới việc mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước và đóng góp vào hòa bình, hợp tác cùng có lợi trong khu vực lẫn trên thế giới. (1)

Hai nhiệm kỳ hữu hảo: mất chủ quyền biển đảo

Lời chúc Tết dưới nòng súng ấy người dân không dám nhận. Còn Trọng thì sao? Báo lề đảng Việt Nam không dám đăng tin ý kiến của Trọng nhưng nhìn lại quá trình 10 năm qua thì đủ rõ

Trong từng khen với Tập Cân Bình, trà Trung Cộng ngon hơn trà Việt Nam, vậy còn lân này Hải Cảnh và hhỏa tiển Trung Cộng thì sao?

Nhìn lại tiến trinh 10 năm qua, từ khi Nguyễn Phú Trọng đắc cử Tổng Bí Thư lần đầu đến nay, Trung Cộng liên tục gây sức ép, áp đặt chủ quyền và quân sự hóa Biển Đông với mức độ càng lúc càng cao hơn. Suốt tiến trình ấy, Tổng Trọng chưa một lần nào lên tiếng phản đối. Thái độ Tổng Trọng với Trung Cộng rõ ràng là ngoan ngoãn trung thành thậm chí xu nịnh khen “chè Trung Cộng ngon hơn chè Việt”

Ngay sau khi ngồi vào ghế Tông Bí Thư, Tổng Trọng đã dẩn bầu đoàn quan chức đi triều kiến Bắc Kinh. Ngày 11/10/2011, Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhà nước. Trong đó, có văn kiện Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.

Báo China Daily đắng bài "Chuyến thăm của lãnh đạo Việt Nam tập trung vào mối quan hệ trong tương lai".cho rằng Việt Nam và Trung Cộng nhất trí không để vấn đề trên biển ảnh hưởng đến quan hệ song phương. Theo đó hai nước đã ký một thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản được coi là "có ý nghĩa quan trọng để giải quyết thỏa đáng các bất đồng trên biển. Báo chí lề đảng rầm rộ đăng lại cứ như là cơ hội hòa bình thịnh vượng cho đất nước.(2

Tiêp theo đó, Việt Nam và Trung Cộng đưa ra các  tuyên bố chung năm 2011, 2013, 2015, 2016, 2017… luôn khẳng định hai bên "không tiến hành các hành động làm thêm phức tạp, hoặc mở rộng tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc de dọa sử dụng vũ lực…"

Nhưng thực tế Trung Cộng đã hoàn toàn làm ngược lại những lời tốt đẹp đã hứa từng bước lấn chiếm Biển Đông thành ao nhà

Thủ đoạn Trung Cộng rất đa dạng: cơi nới xây dựng hạ tầng quân sự trên các hoàn đảo chiếm đống bằng vũ lực, quấy rối, cướp bóc, khủng bố bắn giết ngư dân Việt đang đánh bắt trên vùng biển đặt quyền kinh tế. Nhiều tàu thuyền đánh cá ngư dân bị đâm chìm nhiều người bị bắn giết, bị bắt đòi tiền chuộc… Chính quyền phản đối yếu ớt chỉ một điệp khúc “chủ quyền của Việt Nam là không thể tranh cãi” từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao còn các quan chức từ Trọng đến các thành viên tứ trụ đều câm như hến.

Dân phẩn uất, đại biểu lên tiếng, Trọng lặng im

Năm 2014, nổi lên sự kiện chấn động, Trung Cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981 ngang nhiên thâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhân dân phẩn uất biểu tình trên cả nước. Dư luận xôn xao bức xúc đặt vấn để Quốc hội cần ra nghị quyết về biển Đông. Quôc Hội Việt Nam gồm những đại biểu do đảng chọn dân bầu, cực kỳ ngoan ngoản ra luật, nghị quyết theo ý đảng lần này cũng có nhiều ý kiến bức xúc.Tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội ngày 20-5 2014, sau khi Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh trình bày báo cáo về tình hình biển Đông, việc Trung Cộng hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; chủ trương và giải pháp của Việt Nam, nhiều đại biểu quốc hội đã có ý kiến mạnh mẽ thúc giục Quốc Hội ra Nghị Quyết về Biển Đông (3).

Thế nhưng chưa có lệnh của Bộ Chính Trị mà cụ thể là lênh của Trọng những ý kiến ấy cũng rơi vào hư vô.

Dư luận bức xúc kéo dài, đến năm 2015 Trung Công xây dựng công trình trên các đảo, tại ký họp thứ 9 Quốc Hội, ngày 5-6-2015 ĐBQH Dương Trung cho rằng hành động xây dựng trái phép của Trung Cộng hiện nay nghiêm trọng hơn cả vấn đề kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển nước ta năm 2014  Nếu so với việc Trung Cộng đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì chắc chắn việc xây đảo, cải tạo các bãi đá của Trung Cộng bất chấp luật pháp quốc tế hiện tại là việc vô cùng nghiêm trọng. “Ở kỳ họp trước vào năm ngoài chúng ta đã ra thông cáo lên án rồi. Thì năm nay chắc chắn phải hơn động thái của năm trước. Còn đó là cái gì thì QH cân nhắc để ra nghị quyết hay tuyên bố cho phù hợp về mặt ngoại giao” (4)

lĐBQH Huỳnh Nghĩa ở đoàn Đà Nẵng, địa phương được giao quản lý huyện đảo Hoàng Sa đang bị TQ chiếm đóng trái phép cũng lên tiếng cho biết qua tiếp xúc, các cử tri Đà Nẵng cũng bày tỏ băn khoăn, lo lắng và đề nghị QH - cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện của nhân dân có tiếng nói mạnh mẽ hơn về vấn đề này.(5)

Hữu nghị để yên tâm đại hội

Lòng dân sôi sục như nồi súp de nhưng Tổng Trọng vẫn bình chân. Tại buổi tiếp xúc, các cử tri đều có sự quan tâm đặc biệt đến tình hình của đất nước, đặc biệt là những thông tin về tình hình biển Đông. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thời ấy đã nói đươc một câu dù cho là mị dân nhưng vẫn ít nhiều gây đươc tiếng vọng với nguyện vọng người dân “Đùng mơ hồ với hữu nghị viễn vông”. Ngược lại Nguyễn Phú Trọng kiên định lập trường cúc cung ngoan ngoãn với bạn vàng.

Trọng hoàn toàn không quan tâm đến lợi ích, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, sinh mạng người dân và sẳn sàng thõa hiệp, sẳn sàng nhân nhượng để lo đại hội đảng mà thực chất là giử ghế của mình

Ngày 8-12 -2015, Tổng Trọng công khai trả lời cử tri bằng lập luận nước đôi bao biện cho tư tưởng đầu hàng bán nước "Các bác thấy vấn đề Biển Đông chúng ta giải quyết như thế có đúng không? Chuyện Biển Đông, càng ngày càng thấy tính đúng đắn của hướng giải quyết, vẫn đảm bảo được môi trường ổn định, hoà bình để phát triển.

Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không?” (6)

Thời kỳ Bắc thuộc thứ ba

Theo đúng quỷ đạo của Trung Công, tuyên bố năm 2017 lặp lại ý kiến : "Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời,... có chế độ chính trị tương đồng, ... có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung…” Chia sẽ vận mệnh chung là chia sẽ thế nào khi Trung Công ngày càng công khai chiếm biến, chiếm đảo, bắn giết ngư dân Việt?

Trung Cộng ngày càng leo thang uy hiếp, nhiều đối tác thăm dò, khai thác dầu khí với Việt Nam phải ngừng hoạt động, Việt Nam phải bồi thường hàng trăm triệu USD. Mất chủ quyền khai thác kinh tế ở Biển Đông không còn là nguy cơ mà đã là hiện thưc. Lập trường của Tổng Trọng với Trung Cộng vẫn rất nhủn nhặn. Sau khi Trung Quốc gây hấn ở Bãi Tư Chính, tại Hội nghị 11 Trung ương đảng khóa 12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị “nghiên cứu tình hình Biển Đôn

“Phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra”

Đảo đã mất, biển đang mất, thiệt hại kinh tế do thất thu các dự án khai thác dầu khí hàng tỉ USD, tiền bồi thường thiệt hại hàng trăm triệu USD, bà bán vé số bấm tay tính rợ cũng biết thì còn phải nghiên cứu cái gì, đến bao giờ

Trung Công công khai pháp luật hóa việc dùng vũ lực trên Biển Đông, xây căn cứ hỏa tiển áp sát biên giới, Trong vẫn điềm nhiên ca bài hữu hảo thì tương lai nào cho độc lập chủ quyền đất nước?

Dư luận bàn nhiều đến năng lực kỹ trị, uy tín, phe nhóm địa phương của các nhân vậ tứ trụ, e ngại về tương lai phát triển và hội nhập của Việt Nam. Có người tiếc thiếu vắng phe Miền Nam trong tứ trụ, trong Bộ Chính trị.

Xin các bác yên tâm!  

Việc ấy có lẽ Tổng Trọng và Tổng Tập đã lo. Trong BCT và TƯ khóa này không thiếu người tài năng và trung thành với mẩu quốc. Phạm Minh Chính là người lãnh đạo việc thí điểm mô hình Nhất thể hóa lãnh đạo ở Quảng Ninh và người đở đầu cho mô hình đặc khu kinh tế Vân Đồn.

 

Phải chăng đây là bước chuẩn bị để chính thức đi vào thời kỳ bắc thuộc thứ ba như cố Bộ Trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã từng nhận định?

 

 

 

1-https://tuoitre.vn/ong-tap-can-binh-chuc-mung-tong-bi-thu-nguyen-phu-tro...

 

2-https://vnexpress.net/bao-trung-quoc-dua-dam-ve-thoa-thuan-bien-dong-220...

 

3-https://tuoitre.vn/quoc-hoi-can-ra-nghi-quyet-ve-bien-dong-608451.htm

 

4-https://plo.vn/thoi-su/bien-dong-can-dong-thai-cung-ran-hon-560239.htm

 

5-https://plo.vn/thoi-su/chinh-tri/de-nghi-dua-van-de-bien-dong-vao-nghi-q...

 

6-https://soha.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-neu-dung-do-tren-bien-ta-co-ngoi-day-...

 

7-http://baoquangninh.com.vn/chinh-tri/201910/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong...