You are here

Ngay trong thiên tai, Quốc Hội “thông qua” luật “Tàn Phá Môi Trường”

Ảnh của Gió Bấc

Đất nước đang oằn mình trong bão lũ và một tai họa mới mà nhà văn Nguyên Ngọc đặt tên chính xác là ĐẤT CHẢY cuốn trôi núi đồi nhà cửa và hàng trăm sinh mạng. Cơn bão 12 đã vào, bão số 13 sắp đến nhưng nguy hiểm hơn là cơn bão vô hình dự kiến sẽ khởi xướng từ Ba Đình và sẽ kéo dài vô tận về thời gian, không gian cho đất nước Việt Nam nếu ngày 11-11 Quốc Hội thông qua Luật mang tên Bảo Vệ Môi Trường nhưng đích thực là Luật Tàn Phá Môi Trường hay là Bảo Vệ Kẻ Phá Hoại Môi Trường.

Người thiếu trách nhiệm được giao làm luật

Theo chương trình dự kiến kỳ họp 10 Quốc hội khóa XIV, ngày 11/11 sẽ  thông qua Dự luật Bảo Vệ Môi Trường (sửa đổi) do Bộ Tài Nguyên Môi trường soạn thảo. Dư luật đã lọt trơn tru qua bước thẩm định của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội ngày 22/10/2020, và qua phiện thảo luận toàn thể ngày 24/10/2020.

Từ nhiều năm qua, từ thảm họa Formusa, vụ xả thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan, vụ không khí Hà Nội nhiểm độc sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông…. tất cả đều do người dân thậm chí các tổ chức khoa học nước ngoài phát hiện và cảnh báo. Bộ Tài Nguyên Môi Trường luôn làm nguợc với chức năng , trách nhiệm của mình không hề bảo vệ môi trường, không hề cảnh báo với người dân mà lấp liếm, giấu diếm mức độ nguy hiểm, bao che cho kẻ vi phạm.

Ngay trong thảm họa tàn khốc của mùa mưa lũ năm nay tại miền Trung Bô Trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn Quôc Hội cho rằng lũ là do "Trời đổ nước xuống chứ không phải mưa nữa..."(1), không phải do Thủy Điện.

Ai cũng thấy rừng ở Việt Nam đang bị tận diệt, không ảnh của Google cho thấy trên nóc nhà ngả ba biên giới Đông Dương, phía Campuchia,Lào xanh bạt ngàn, chỉ có phía VN là đỏ như màu máu. Bị chất vấn Bộ Trưởng Trần Hồng Hà “can đảm” khẳng định trước Quốc Hội rằng diện tích rừng đang tăng và quyết “sẽ rà soát từng mét đất rừng tự nhiên, phòng hộ, đặc dụng” (2). Chắc là tìm để …. cao su hóa thủy điện hóa.

Rất tiếc là trong thể chế chính trị Việt Nam Phát biểu giải trình của các Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Phùng Xuân Nhạ chỉ có tác dụng mua vui cho xã hội thay cho các sân khấu tấu hài đã lụi tàn. Họ mắc sức kéo dài sợi dây kinh nghiệm, còn mọi thứ chức quyền, ghế dẳng đã có Đảng bố trí hết rồi.

Chính trong cơ chế ấy, những kẻ vô trách nhiệm, tham nhũng chia chác lợi ích nhóm bán rẻ môi trường lại được giao soạn thỏao dự luật mang tên đẹp đẻ Bảo Vệ Môi Trường. Tất yếu dự luật ấy thực chất là lá chắn là tấm “kim bài miễn tử” cho các cơ quan quản lý, các đại gia đầu tư dự án bắt tay nhau tàn phá tận diệt mầm xanh, sự trong lành, an toàn của môi trường để tha hồ trục lợi. Dự luật này nếu được thông qua, sẽ là thảm hoa kinh khiếp trùm lên suốt chiều dài tương lai dân tộc.

Năm cơ quan khoa học khẩn thiết kiến nghị: Ngưng

Những nhà khoa học tâm huyết đã không thể im lặng trước thảm họa này. BS.TS Trần Tuấn Giám đốc trung tâm RTCCD Cơ quan điều phối liên minh NCDs-VN đã công bố thông tin trên mạng xã hội cho biết:

17h chiều thứ hai 9/11/2020, 5 tổ chức, hội thành viên hoạt động tích cực nhất trong lĩnh vực “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO MỤC TIÊU SỨC KHOẺ SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” của Liên minh Phòng chống Bệnh Không Lây nhiễm Việt nam (NCDs-VN) đã đồng lòng gửi thư kiến nghị tới Bà Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan Nhà nước Việt nam, cùng toàn thể Đại biểu Quốc hội khóa XIV đang họp kỳ họp thứ 10, để vận động DỪNG KHÔNG THÔNG QUA dự luật bảo vệ môi trường (sửa đổi), do tồn tại 3 VẤN ĐỀ LỚN dẫn đến 3 KẾT LUẬN không đảm bảo yêu cầu cơ bản của một dự luật bảo vệ môi trường phải có, và đưa ra 3 KIẾN NGHỊ HÀNH ĐỘNG không thông qua trong nghị trình Quốc hội ngày 11/11/2020!

5 tổ chức đứng tên trong thư kiến nghị gửi Quốc hội là: Trung ương Hội Y tế Công cộng Việt nam (VPHA) gồm các cơ quan; Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD); Trung tâm Sáng tạo Xanh (GreenID); Trung tâm Truyền thông và Giáo dục Cộng đồng (MEC), và Trung tâm Nghiên cứu Phát luật và Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD). (3)

Nội dung thư kiến nghị nêu rỏ như sau:

“Chúng tôi gồm 16 hội chuyên ngành, tổ chức nghiên cứu khoa học và 3 cá nhân tập hợp trong Liên minh Phòng chống các Bệnh không lây nhiễm Việt nam (NCDs-VN), gửi thư này tới lãnh đạo cao nhất của hệ thống nhà nước Việt Nam, khẩn thiết kiến nghị:

  1. Tập thể lãnh đạo cao nhất của nhà nước CHXHCN Việt nam, thống nhất ý kiến qua bà Chủ tịch Quốc hội, cho hoãn phiên họp thông qua “Dự thảo Luật Bảo Vệ Môi Trường (sửa đổi)” (sau đây gọi tắt là dự luật Môi trường), tổ chức vào ngày 11/11/2020 trong kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XIV.

Phải phê phán và loại bỏ những lãnh đạo vô trách nhiệm liên quan

  1. Trường hợp phiên họp trên vẫn tổ chức, chúng tôi kiến nghị các đại biểu Quốc hội, với trách nhiệm cao nhất của người Đại biểu Nhân dân trước nguy cơ môi trường thoái hóa ảnh hưởng tới sức khoẻ toàn dân, sức khoẻ môi trường sinh thái, đe dọa các mục tiêu phát triển bền vững môi trường và xã hội của đất nước cả hiện tại và trong tương lai, các đại biểu hãy thể hiện quyết tâm phê phán những vi phạm nặng nề cả về mặt khoa học và đạo đức tồn tại trong cấu trúc và nội dung của phiên bản dự luật hiện hành, và thể hiện ý chí đồng tâm cao nhất không thông qua dự luật môi trường tại kỳ họp này. Đồng thời, nhanh chóng lên tiếng đòi hỏi chỉnh sửa lại tạo phiên bản đáp ứng tốt nhất các nguyên lý khoa học bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững đất nước, để Quốc hội khóa XIV thông qua trong kỳ họp lần thứ 11 tới đây (tháng 5-6/2021).
  2. Tập thể lãnh đạo cao nhất của nhà nước Việt nam đánh giá và loại ngay ra khỏi hệ thống lãnh đạo các Bộ Tài Nguyên Môi trường, Bộ Tư Pháp, Vụ Pháp luật Văn phòng chính phủ, Thường trực Ủy ban khoa học, Công nghệ và môi trường của Quốc hội, những nhân sự yếu kém về đạo đức công vụ đã tạo ra báo cáo số 599 /BC-UBTVQH14 ngày 22/10/2020 “Giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Bởi đây là đầu mối che đậy những thủ đoạn tinh vi tạo ra một dự luật không tuân thủ theo các nguyên lý làm luật môi trường[1] cho mục tiêu phát triển bền vững đất nước, để tồn tại một cách chủ ý dự luật thiếu tính logic trong cấu trúc, không rõ ràng tầm nhìn và mục tiêu phát triển môi trường bền vững, không cụ thể những điểm có thể và phải cụ thể về quyền và trách nhiệm của mỗi chủ thể trong bảo vệ môi trường, Đặc biệt dự thảo rất yếu về các nội dung thể hiện vai trò của cộng đồng; thiếu minh bạch, gây chồng chéo và khó giải trình trách nhiệm của các tổ chức nhà nước trong tổ chức đánh giá tác động môi trường từ các dự án can thiệp cộng đồng; không luật hóa vai trò giám sát và phản biện độc lập của các tổ chức khoa học ngoài bộ Tài nguyên-Môi trường; nguyên tắc bồi hoàn tổn hại môi trường của người gây ô nhiễm không được luật hóa rõ ràng như là một chiến lược căn bản phòng ngừa hành vi xâm hại môi trường; hoàn toàn không thể hiện nguyên lý bảo vệ môi trường , an toàn môi sinh cho các chủ thể con người- động, thực vật có trong môi trường trong chiến lược lồng ghép-hiệp đồng “một sức khoẻ” đã được đưa vào Bộ Tài nguyên-Môi trường từ hơn một thập kỷ nay[2]; trên hết, dự thảo luật không làm rõ được cơ chế xử lý trách nhiệm không hoàn thành vai trò của cơ quan nhà nước, đặc biệt bộ Tài nguyên-Môi trường, trong tuân thủ các chiến lược bảo đảm sự ổn định phát triển của hệ thống môi trường sinh thái trước những dự án can thiệp môi trường.  Chỉ bằng cách loại bỏ những nhân sự kém phát chất này, mới đảm bảo phiên bản mới đưa ra Quốc hội trong kỳ họp thứ 11 (tháng 5-6/2021) tuân thủ theo các nguyên lý khoa học môi trường sinh thái và phát triển bền vững, làm cơ sở pháp lý cho toàn xã hội hợp tác giải quyết tốt những thử thách thực tế đang gây thoái hóa nghiêm trọng môi trường tự nhiên Việt nam.”

 

Đính kèm đơn thư là 3 phụ lục dài hơn 12 trang phân tích, lý giải khoa học, chứng minh rằng dự luật này sẽ gây nhiều tác hại vì dự luật này 1-mất căn bản, 2 gắn nối yếu ớt lỏng lẻo với các luật môi trường quốc tể, 3 cô ý thể hiện trúc trác khó hiểu, chồng chéo về thẩm quyền ….

Công đồng xã hội cần chung tay, lên tiếng

Không chì kiên nghị với Quốc Hội, Bác sĩ Trần Tuấn còn kêu gọi cộng đồng cùng lên tiếng, đồng lòng chung tay bảo vệ môi trường.

Thay mặt liên minh NCDs-VN, tôi trân trọng đề nghị các tổ chức, cá nhân hoạt động bảo vệ môi trường sống của Việt nam,

- Vì sự tồn tại của MÔI TRƯỜNG SINH THÁI cha ông để lại,

- Vì sự PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG đất nước,

-Vì QUYỀN BÌNH ĐẲNG CHO THẾ HỆ TƯƠNG LAI TRƯỚC DI SẢN CHA ÔNG ĐỂ LẠI cho con cháu bao đời,

- Vì sự ĐỒNG HÀNH CÙNG NHÂN LỌAI cho một HÀNH TINH XANH AN TOÀN MÔI SINH cho con người cùng các sinh thể chung sống bền vững,

hãy bằng mọi cách cùng lên tiếng đồng hành với NCDs-VN vận động Quốc hội khóa XIV không thông qua dự luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) và thực hiện đổi mới tiến trình chỉnh sửa, thẩm định dự luật bảo vệ môi trường trong thời gian tới, để có được dự luật bảo vệ môi trường đảm bảo các nguyên lý khoa học thế kỷ 21 cho mục tiêu MÔI TRƯỜNG SINH THÁI, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, SỨC KHỎE CHO TẤT CẢ VÀ CHO THẾ HỆ TƯƠNG LAI, thông qua trong kỳ họp thứ 11 (2021) Quốc hội khóa XIV! (4)

Cả dãy miền trung đang oằn mình với thảm họa “ĐẤT CHẢY’ chứ không còn là sạt lở. Trưởng sơn đang bị nung khô vì tấm áo rừng đã bị bóc sạch. Đất nước nham nhở ô nhiễm vì những nhà máy, dự án mà báo cáo tác động môi trường chỉ như tấm hóa đơn thanh toán lợi lộc ăn chia. Tiếng nói của 5 tổ chức này thật đúng lúc như tiếng kêu cứu ngay trong dông bảo. Liệu tiếng kêu đầy trách nhiệm ấy có đủ sức lay động 500 trái tim đang an lành trong hội trường nhung lụa mát lạnh Ba Đình?

Với giới trẻ Việt, xin hãy bớt chút thời gian thể hiện cái tôi trên bàn phím để tung hô Trump, hạ bệ Trump và quan tâm hơn đến môi truòng Việt Nam vì đó mới chính là hơi thở, là tương lai của bạn, con cái gia đình bạn chứ Trump và nước Mỹ thi xa xôi lắm.

 

  1. https://thanhnien.vn/thoi-su/bo-truong-tran-hong-ha-khong-nen-suy-doan-lu-lut-la-do-thuy-dien-1301013.html
  2. http://baobacgiang.com.vn/bg/chinh-tri/ky-hop-thu-10-quoc-hoi-khoa-xiv/345796/bo-truong-tran-hong-ha-se-ra-soat-tung-met-dat-rung-tu-nhien-phong-ho-dac-dung.html
  3. https://rtccd.org.vn/wp-content/uploads/2020/11/Thu-kien-nghi-Luat-BVMT_...
  4. https://www.facebook.com/trantuanrtccd/posts/10219249537004226