You are here

Vụ án Hồ Duy Hải: cuộc chiến Pháp lý, chính trị giữa Lê Minh Trí và Nguyễn Hòa Bình

Ảnh của nguyenvandai

Tại buổi tiếp xúc cử tri sáng ngày 18 tháng 5 ở TP.HCM, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí khẳng định, kháng nghị của Viện về vụ Hồ Duy Hải là đúng thẩm quyền, có căn cứ và chắc chắn không sai.

Trước đó, ngày 8 tháng 5 năm 2020, Hội đồng Thẩm phán với toàn thể 17 thành viên, dưới sự chủ tọa của Chánh án Tòa án NDTC Nguyễn Hòa Bình đã biểu quyết với số phiếu tuyệt đối bác kháng nghị của Viện trưởng Viện KSNDTC Lê Minh Trí với lý do kháng nghị không đúng thẩm quyền và không có căn cứ.


Cũng trong buổi tiếp xúc cử chi Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết, vụ án Hồ Duy Hải báo chí đăng nhiều rồi, ông không nói nhiều, chỉ nói ngắn gọn, đủ ý.

Viện trưởng kháng nghị vụ án là theo thẩm quyền, khi thấy nhiều chứng cứ cần xác minh, làm rõ. Căn cứ vào Bộ luật tố tụng hình sự, chứng cứ chưa đúng, chưa xem xét rõ ràng...đó là căn cứ để kháng nghị.

"Xin nói rõ, VKSND Tối cao không ưu ái Hồ Duy Hải hay ai trong vụ này, nhưng thấy chứng cứ mâu thuẫn giữa hiện trường, lời khai… Viện thấy cần thiết nên kháng nghị”, lời ông Lê Minh Trí.

Theo ông Trí, kháng nghị để xem xét lại vụ án thận trọng, khách quan vì nó liên quan đến tính mạng một con người.

“Về mặt chính quyền chắc chắn VKSND Tối cao kháng nghị không sai, có căn cứ và đúng thẩm quyền”, một lần nữa ông Trí khẳng định.

Căn cứ pháp lý mà ông Trí nói đến ở đây là khoản 2 điều 379 của Bộ luật TTHS qui định về thời hạn kháng nghị:

“Điều 379. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

  1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
  2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.”

Như vậy cả 17 thẩm phán của Hội đồng thẩm phán bao gồm Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã quên hoặc chưa học thuộc Bộ luật TTHS.

Hậu quả của quyết định của Hội đồng thẩm phán đã gây ra sự phẫn nộ của dư luận xã hội, và phản ứng của các Đại biểu quốc hội. Nhiều kiến nghị đã được gửi tới quốc hội.

Tại cuộc họp báo trước kỳ họp quốc hội vào chiều ngày 18 tháng 5, khi đề cập tới vụ án Hồ Duy Hải, theo Tổng thư ký QH, thời điểm đó, gia đình bị cáo liên tục kêu oan, dư luận trong nước và nhiều tổ chức quốc tế cũng lên tiếng.

“Để có thời gian xem xét thật toàn diện và khách quan các vấn đề liên quan đến vụ án này, UB Thường vụ QH đang giao cho các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý theo đúng các quy định của pháp luật”, ông Phúc nói.

Như vậy vụ án Hồ Duy Hải chưa thể kết thúc như mong muốn của Chánh án Nguyễn Hòa Bình và Hội đồng thẩm phán.

Và cuộc chiến pháp lý, chính trị giữa Lê Minh Trí và Nguyễn Hòa Bình đang bước vào hồi gay cấn.

Nguyễn Hòa Bình thuộc phe nhóm Nguyễn Xuân Phúc, Bình muốn vào Bộ chính trị và lên phó Thủ tướng, cái ghế của Trương Hòa Bình hiện nay hoặc ở lại ghế Chánh án một nhiệm kỳ nữa. Vì Bình và Phúc cùng thế hệ con em cán bộ cộng sản miền Nam, thế hệ hạt giống đỏ. Nên những người tạo thành lợi ích nhóm, liên minh chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Lê Minh Trí thuộc đàn em của Nguyễn Phú Trọng, Trọng muốn sắp xếp Lê Minh Trí vào ghế của Trương Hòa Bình, hay ít nhất là ghế hiện tại của Nguyễn Hòa Bình để đảm bảo chiến dịch “đốt lò” vẫn tiếp tục khi Trọng nghỉ hưu sau tháng 1 năm 2021.

Nhưng sau ngày 8 tháng 5 vừa qua, Nguyễn Hòa Bình đã đi nước cờ sai, khiến cho cộng đồng mạng và dự luận xã hội tấn công ông ta trên mọi lĩnh vực chính trị, pháp lý và cả đời sống riêng tư của Nguyễn Hòa Bình bị phơi bầy trước xã hội.

Nhưng khối bất động sản khổng lồ của Nguyễn Hòa Bình với địa chỉ cụ thể và sổ đỏ được công khai trên mạng xã hội. Chắc chắn đây là thảm họa với Nguyễn Hòa Bình. Bởi Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố không đưa vào trung ương những người giàu lên nhanh chóng và bất thường.

Như vậy có thể nói cuộc chiến pháp lý và chính trị giữa Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSNDTC và Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TANDTC sẽ sớm kết thúc và phần thắng sẽ thuộc về Lê Minh Trí và phe Nguyễn Phú Trọng.

Tóm tắt lại vụ án Hồ Duy Hải:

Vụ án Hồ Duy Hải xuất phát từ vụ việc tối 13/1/2008, hai nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (ấp 5, xã Nhị Thành, H.Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị sát hại dã man ngay tại nơi làm việc. Công an tỉnh Long An khởi tố, bắt tạm giam Hồ Duy Hải.

Ngày 1/12/2008, TAND tỉnh Long An tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về 2 tội giết người và cướp tài sản. Ngày 28/4/2009, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM bác kháng cáo, y án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Sau bản án tử hình, Hồ Duy Hải làm đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm hình phạt tử hình. Tuy nhiên, ngày 24/5/2011, Chánh án TAND tối cao có quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm.

Sau đó, ngày 24/10/2011, Viện trưởng Viện KSND tối cao cũng có quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm.

Ngày 17/5/2012, Chủ tịch nước có quyết định bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải.

Ngày 4/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nước có văn bản yêu cầu tạm dừng thi hành án để xem xét rõ trường hợp Hồ Duy Hải có bị kết án oan, sai hay không.

Cùng ngày 4/12/2014, Hội đồng thi hành án tử hình Long An ra quyết định hoãn thi hành án đối với Hồ Duy Hải.

Ngày 22/11/2019, Viện trưởng Viện KSND tối cao ký ban hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên bị án Hồ Duy Hải tử hình, để điều tra lại.

Ngày 8/5/2020, HĐTP TAND tối cao có quyết định giám đốc thẩm, bác kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao, giữ nguyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải.