You are here

30/4/1975 là cưỡng chiếm miền Nam hay thống nhất đất nước?

Ảnh của nguyenvandai

Bộ máy tuyền truyền của chế độ cộng sản tại Việt Nam đã và đang tiếp tục tuyên truyền rằng ngày 30/4/1975 là ngày thống nhất đất nước. Đồng thời họ bác bỏ quan điểm rằng cộng sản miền Bắc đã dùng vũ trang bạo lực cưỡng chiếm miền Nam. Họ cũng cho rằng việc dùng bạo lực để thống nhất là tính tất yếu của lịch sử vì do phía miền Nam(VNCH) không chịu thống nhất bằng Tổng tuyển cử.


Tôi khẳng định quan điểm của đảng CSVN là cực kỳ phản động và mang tính bạo lực.

Tại sao?

Theo Hiệp định Genève về Việt Nam được ký kết giữa đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Liên hiệp Pháp, quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quân đội Liên hiệp Pháp phải đình chỉ chiến sự. Việt Nam tạm thời bị chia thành hai vùng có giới tuyến là vĩ tuyến 17 trong 2 năm. Vĩ tuyến 17 được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời (tiếng Anhmilitary demarcation line) chia Việt Nam làm hai vùng tập kết. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc Việt Nam; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam Việt Nam. Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) không ký vào Hiệp định Genève với lý do hiệp định "gây chia cắt Việt Nam"  và đẩy Quốc gia Việt Nam vào thế nguy hiểm. Hiệp định Genève 1954 không nhắc đến Quốc gia Việt Nam (État du Viêt Nam, State of Vietnam) hay Việt Nam Cộng hòa (Republic of Vietnam) vốn chưa tồn tại (thành lập năm 1955).

Bởi vậy, Chính phủ Quốc gia Việt Nam, sau này là Việt Nam Cộng Hòa(VNCH) và toàn thể Nhân dân tại miền Nam VN không chịu sự ràng buộc bởi qui định của hiệp định Geneve là hai miền sẽ tổ chức Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước vào năm 1956.

Do đó ngày 23 tháng 10 năm 1955, miền Nam tiến hành trưng cầu dân ý để bầu Tổng thống và xóa bỏ chế độ phong kiến. Kết quả ông Ngô Đình Diệm đã đắc cử với 98,2% số phiếu. Ngày 26/10/1955 Việt Nam Cộng Hòa được thành lập.Hoa kỳ là quốc gia đầu tiên công nhận VNCH.

Tháng 3 năm 1956, VNCH tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội lập hiến. Tháng 10 năm 1956 ban hành Hiến pháp VNCH.

Trong khi đó ở miền Bắc, dưới sự cai trị phát xít của đảng cộng sản Việt Nam, trong 2 năm 1955 và 1956 Hồ Chí Minh và đảng CSVN tiến hành cuộc cải cách ruộng đất một cách đẫm máu, gần 200,000 địa chủ bị giết hại và bị tước đoạt tài sản.

Khi Hồ Chí Minh và đảng CS mị dân rằng đó là sai lầm thì 200 nghìn người đã bị giết. Hàng ngàn đình chùa đã bị phá hoại.

Một điều mẫu thuẫn rất rõ ràng ở đây: Trong khi Nhân dân miền Nam tiến hành cải cách dân chủ thông qua trưng cầu dân ý và Tổng tuyển cử để thể hiện quyền làm chủ đất nước của mình. Thì khi đó người dân miền Bắc chịu sự cai trị phát xít và bị giết hại của Hồ Chí Minh và đảng CSVN.

Sau khi VNCH được thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1955, cùng với QH và Hiến pháp 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm, chính phủ VNCH và đa số người dân miền Nam nhìn thấy rõ bản chất phản cách mạng, phản dân chủ và cực kỳ phản động của Hồ Chí Minh, đảng và chế độ CS. Vậy nên VNCH chưa chấp nhận Tổng tuyển cử bởi e ngại người dân lúc đó chưa đủ thông tin và sự sáng suốt để nhận ra bản chất thật của Hồ Chí Minh và đảng CS.

Xin nói đôi nét về Tổng thống Ngô Đình Diệm. Tháng 1 năm 1946, Hồ Chí Minh mời ông Ngô Đình Diệm ra gặp mặt tại Hà Nội, Hồ Chí Minh muốn mời ông Ngô Đình Diệm tham gia chính phủ liên hiệp vì Hồ Chí Minh cũng ngưỡng mộ tài năng và ý trí của ông Ngô Đình Diệm.

Sau một vài cuộc nói chuyện và trao đổi với Hồ Chí Minh, ông Ngô Đình Diệm đã nhận thấy bản chất của của Hồ Chí Minh và Việt Minh là tay sai của cộng sản quốc tế. Nên ông Ngô Đình Diệm đã từ chối với lý do sẽ tiếp tục chống Pháp tới cùng theo cách của ông nhưng không thể đứng chung với Hồ Chí Minh và Việt Minh.

Năm 1955, Đại sứ Ba Lan trong Ủy ban Quốc tế giám sát Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương từ Hà Nội sẽ đi vào Sài Gòn đến chào HCM, HCM nói với vị Đại sứ: “Nhờ Đại sứ chuyển lời thăm hỏi của tôi tới ông Ngô Đình Diệm”. Thấy vị đại sứ có vẻ ngạc nhiên, Hồ Chí Minh nói tiếp: “Ông Diệm là người Việt Nam. Là người Việt Nam, ai cũng có lòng yêu nước. Ông ấy yêu nước theo cách của ông ấy”.

Điều này chứng tỏ mặc dù Hồ Chí Minh và ông Ngô Đình Diệm đã là đối thủ chính trị của nhau. Nhưng Hồ Chí minh vẫn phải kính trọng cách yêu nước và tài năng của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Nhưng đáng tiếc, đảng CSVN với tham vọng áp đặt sự cai trị của họ với toàn bộ đất nước và dân tộc Việt Nam. Họ đã sử dụng xương máu cùa hàng triệu thanh niên VN cho tham vọng của họ. Mà ở đây, Lê Duẩn là kẻ tội đồ số 1. Lê Duẩn được mệnh danh là kiến trúc sư hàng đầu của cuộc chiến tranh Việt Nam 1955- 1975.

Lê Duẩn sinh ngày 7 tháng 4 năm 1907 tại Quảng trị.

Từ năm 1946 đến năm 1954, ông ta là Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, rồi Bí thư Trung ương Cục miền Nam, lãnh đạo Đảng bộ miền Nam tổ chức cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Tại Đại hội lần thứ II Đảng Lao động Việt Nam năm 1951, ông ta được bầu vào Bộ Chính trị.

Từ năm 1954 đến năm 1957, ông ta ở lại miền Nam để lãnh đạo và tìm hiểu về cuộc sống, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của người dân miền Nam dưới chế độ VNCH và Tổng thống Ngô Đình Diệm. Vậy nên ông ta đi lại khắp các tỉnh miền Nam.

Tháng 8 năm 1956, ông đã hoàn thành bản dự thảo “Đề cương cách mạng miền Nam” tại căn nhà số 29 đường Huỳnh Khương Ninh, gần chợ Đa Kao (nay thuộc quận 1, TP Hồ Chí Minh). Chứng kiến thực tế của người dân miền Nam, các chính sách, pháp luật của VNCH và Tổng thống Ngô Đình Diệm với sự hỗ trợ của Mỹ và các nước đồng minh. Lê Duẩn cho rằng “Chỉ có một con đường duy nhất là dùng vũ trang, bạo lực để thống nhất. Ngoài con đường đó, không còn con đường nào khác” 

Ông ta cho rằng, nếu để cho VNCH tự do phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng trong hòa bình, thì tới một lúc nào đó VNCH sẽ trở thành cường quốc và thống nhất miền Bắc trong hòa bình, đảng CS sẽ mất hết quyền lực.

Vào cuối tháng 4 năm 1957, Lê Duẩn đã được Bộ Chính trị và HCM mời ra Hà Nội. Ông ra Hà Nội, vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, chủ trì công việc của Ban Bí thư và là Phó Ban chuẩn bị văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng.

Trong thời gian này, Lê Duẩn ra sức vận động và gây sức ép lên phe chủ hòa trong đảng CS để sử dụng vũ trang, bạo lực cướp chính quyền VNCH.

Lê Duẩn từng đe dọa, nếu Ban chấp hành trung ương và BCT không nhất trí dùng vũ trang, bạo lực để cướp chính quyền VNCH thì đảng CS sẽ chia đôi, phe chủ chiến sẽ về miền Nam dùng vũ trang, bạo lực để cướp chính quyền.

Lê Duẩn cùng dùng 2 đại biểu miền Nam lúc đó là Phan Văn Đáng và Phạm Văn Xô để báo cáo và gây sức ép.

Cuối cùng phe chủ hòa trong đảng CSVN đã lùi bước và Tháng 9/1960, tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, ông ta được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Sau đó Hồ Chí Minh già yếu và bị phe Lê Duẩn cô lập, ông ta chỉ còn là cái bóng cho đảng CS tuyên truyền. Lê Duẩn và phe cánh thao túng điên cuồng sử dụng xương máu của hàng triệu thanh niên miền Bắc cho cuộc chiến huynh đệ Nam Bắc.

Kế quả cuối cùng, đảng CS đã chiến thắng cái thiện, nhân nghĩa, một nền dân chủ của VNCH vào ngày 30/4/1975.

Đó là khởi đầu cho sự bất hạnh, điều không may mắn, là bi kịch của đất nước và dân tộc VN.

Thực tế 45 năm đã qua, đảng và chế CSVN đã tước đoạt các quyền con người về tự do chính trị. Người dân không có quyền tự do ngôn luận, không có tự do báo cí tư nhân, không có quyền tự do thành lập và hoạt động đảng chính trị, không có quyền tự do biểu tình.

Kết luận: 30 tháng 4 năm 1975 không phải là ngày thống nhất đất nước mà đó là việc đảng CSVN đã sử dụng vũ trang, bạo lực để cưỡng chiếm miền Nam. Và khởi đầu cho bi kịch, sự bất hạnh của cả đất nước và dân tộc VN trong 45 năm đã qua, chưa biết đến bao giờ mới kết thúc bi kịch và sự bất hạnh này.