You are here

Nền kinh tế VN sa sút thê thảm, cập nhật ngày 2 tháng 4 năm 2020

Ảnh của nguyenvandai

Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đã làm toàn bộ nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Trong đó những ngành, lĩnh vực quan trọng sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực đều đứng trước nguy cơ phá sản.


Ngày 30/3, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO) vàHiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi Công văn tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... đề xuất kiến nghị các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến sản xuất, xuất khẩu thủy sản, dệt may, da giày

Theo công công văn, ngành dệt may, da giày và thủy sản hiện là ba trong các ngành kinh tế chủ chốt với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt gần 80 tỉ USD, tạo ra gần 8 triệu việc làm cho người lao động trên cả nước.

Cụ thể theo VITAS, giai đoạn này dịch bệnh được kiểm soát tốt tại Trung Quốc, 90% các nhà máy tại Trung Quốc đã hoạt động trở lại giúp cho nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất của ngành được phục hồi lên đến 85 - 90%.

Tuy nhiên dịch bệnh gia tăng tại Mỹ và EU khiến nhu cầu mua bán hàng hóa dệt may tại thị trường Mỹ và EU sụt giảm đột ngột. COVID-19 bùng phát đã kìm hãm tăng trưởng bán lẻ toàn cầu và đồng thời phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.

Giai đoạn 2 của dịch bệnh cũng làm cắt giảm đột ngột nguồn cầu dệt may Việt Nam trong đó có các nhãn hàng lớn đều có động thái dừng cắt tất cả các đơn hàng và đóng hệ thống cửa hàng trong tháng 3 và tháng 4, thậm chí đến hết tháng 6/2020 và hoàn toàn không có hỗ trợ gì cho doanh nghiệp khi đột ngột cắt bỏ đơn hàng.

Trong khi doanh nghiệp đã trả một phần hoặc một tỉ lệ không nhỏ cho việc mua nguyên phụ liệu sản xuất. Điều này tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến doanh nghiệp dệt may, là giảm ngay lập tức việc làm của người lao động, thiệt hại với doanh nghiệp là rất lớn.

Hiệp hội dệt may Việt Nam đánh giá là có đến gần 100% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng tùy qui mô, mức dộ và đặc thù mặt hàng của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp làm hàng sợi, dệt có mức độ ảnh hưởng thấp hơn là 90%, vì trừ đi số doanh nghiệp có năng lực sản xuất được vải, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất khẩu trang, bộ đồ bảo hộ phòng dịch.

Do đó, nếu Nhà nước không có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, sẽ dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị phá sản hàng loạt, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh hưởng về tài chính đối với toàn ngành dệt may đến tháng 6/2020 là vào khoảng 12.000 tỉ đồng.

Về ngành khai thác dầu khí:

Dưới đây là phân tích diễn biến thị trường năng lượng toàn cầu trong phiên giao dịch ngày 31/3:

Giá dầu thô WTI giao tháng 5 giảm 1,42 USD (tương đương 6,6%) xuống 20,09 USD/ thùng và đã có lúc rơi xuống mức 19,27 USD/thùng, gần mức "đáy" của 18 tháng ghi nhận được hồi đầu tháng này. 

Trong khi đó, nếu giá dầu giữ ở mức giá 60 USD/thùng thì ngành dầu khí có thể tồn tại được 18 tháng. Nhưng nay giá dầu chỉ xấp xỉ 20 USD/thùng. Toàn ngành dầu khí đang chuẩn bị sa thải công nhân và giảm lương để hy vọng tồn tại.

Về ngành sản xuất, lắp giáp ô tô:

Nhiều nhà sản xuất xe có động cơ đã chủ động dừng hoạt động sản xuất trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

Công ty Honda Việt Nam vừa đưa ra thông báo tạm dừng hoạt động sản xuất ô tô và xe máy tại Việt Nam, thời gian dự kiến từ 1/4 đến hết ngày 15/4. Việc hoạt động trở lại của nhà máy sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh chung và chỉ thị của Chính phủ. Hôm qua, cơ quan hành pháp cao nhất của Việt Nam ra thông báo áp dụng hình thức cách li toàn xã hội trong hai tuần đầu tiên của tháng 4 đế đối phó với dịch COVID-19 lây lan. 

Honda là nhà máy sản xuất xe có động cơ tiếp theo buộc phải ra thông báo tạm dừng sản xuất trong thời gian gần đây. Trước đó, các nhà máy của Ford, Toyota, hay Hyundai cũng đã dừng hoạt động.

Về ngành Hàng không VN:

Vietnamairlines đã cho 50% cán bộ nghỉ không lương, cán bộ còn đi làm chỉ được nhận lương cứng 4tr, người lao động khác 2tr, giảm ¾ so với trước đây là 16 triệu đồng tháng.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, 5 thị trường xuất khẩu chính gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm tới trên 90% thị phần xuất khẩu có diễn biến phức tạp bởi dịch Covid-19, hiện đang thực hiện lệnh phong tỏa khiến các doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ Việt Nam liên tiếp nhận được các thông báo hủy đặt hàng, giãn đơn hàng trong thời gian gần đây.

Cụ thể, theo báo cáo sơ bộ từ các hiệp hội gỗ địa phương và các DN chế biến gỗ, từ giữa tháng 3 cho tới nay đã có trên 80% các nhà mua hàng xuất sang thị trường Mỹ đã thông báo dừng mua hàng, hủy đơn hàng. Tại thị trường EU, 81% DN cũng đã nhận được thông báo hủy đơn và và giãn đơn hàng.

Các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng giảm từ 60-80%; trong khi đó, 96% DN có quan hệ vay vốn ngân hàng và chịu áp lực về lãi vay cũng như thời gian trả nợ.

Trong khi các thị trường trọng điểm liên tiếp có các tín hiệu không lạc quan, để duy trì các đơn hàng còn lại, đơn hàng nhỏ lẻ, các DN còn phải đối mặt với việc giá gỗ nguyên liệu tăng cao từ 10-20 USD/m3 gỗ nguyên liệu.

Điều này đồng nghĩa với việc hàng loạt DN chế biến gỗ tại Việt Nam sẽ phải ngưng hoạt động, hàng nghìn người lao động không có việc làm, khả năng nhiều DN bị phá sản nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Không chỉ gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh với khách hàng khi đề nghị chậm giao hàng, chậm thanh toán, các DN ngành gỗ cũng cho biết, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến sự sinh tồn của DN lúc này là các hợp đồng tín dụng đến hạn vào khoảng tháng 4-6/2020 đang không biết trông vào đâu để trả nợ. Việc này cần phải giải quyết ngay, phải thỏa thuận với ngân hàng nếu không sẽ mất khả năng thanh toán.

Thông tin vừa được công bố trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), theo qui định công bố thông tin đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Theo đó, Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh VinFast cho biết mức lỗ sau thuế hơn 5.700 tỉ đồng trong năm 2019. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2019 là 19.459 tỉ đồng. 

Qua các số liệu tổng hợp nêu trên cho thấy là doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước đều đang đứng trước nguy cơ đóng cửa. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng đang từ từ bùng nổ ở Việt Nam.