You are here

Cấm xuất gạo: vì an ninh lương thực hay vổ béo cho ai đó?

Ảnh của Gió Bấc

Ngay trong cao điểm đại dịch virus Vũ Hán, dư luận VN lại bùng vỡ vì cuộc tranh luận cấm hay cho xuất khẩu gạo. Điều quái là là thái dô bất nhất của Bộ Công Thương, ngày 23-3 đề xuất cấm xuất gạo Chính phủ có công văn hỏa tốc chuẩn y. Ngày hôm sau Bộ lại có công văn hỏa tốc đề nghị dừng cấm để rà soát lại nguồn lương thực, báo hại Chính phủ phải ra tiếp công văn hỏa tốc…ngừng cấm

Cấm, cho theo sự rỉ tai?

Mãi đến chiều ngày 26/3, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh mới triệu tập họp khẩn về việc kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo (1). Điều này cho thấy cả hai đề xuất, cấm cho trước đó chỉ do tác động nào đó, từ phía ai đó chứ không phải là kết quả của việc quản lý điều hành.

 

Vấn đề là ai tác động? Vì sao cấm cấm cho cho lẩn quẩn? Cho xuất gạo có thể ảnh hưởng đến an ninh lương thực hay không? Báo chí lề phải và Mạng xã hổi đều chia hai phe tranh luân nhau nảy lửa.

 

Vào thời điểm này, các tỉnh trong điểm lúa ở Đồng Bằng Sông Cứu Long  có thông tin Trung Quốc nhập gạo Việt Nam gấp 6 lần năm trước, giá gạo xuất khẩu tăng, nông dân bán tại ruộng cũng tăng giá từ 25 - 30% nên có hy vọng mất mùa nhưng trúng giá dù mức giá tăng cũng không cao lắm. Nông dân mừng chưa kịp no thì trên báo chí có luồng thông tin cảnh báo hốt hoảng, Trung Quốc mua gom gạo, tăng lượng nhập gạo Việt Nam lên 600% so với năm trước. Xuất gao cho Trung Quốc ngay lúc Miền Tây hạn mặn gây mất an toàn lương thực.

 

Thực tế Miền Tây đang hạn mặn nặng nề, an ninh lương thực là chuyện sống còn của mọi người, dấu ấn chạy gạo ăn đong phân phối theo tiêu chuẩn và ăn độn bo bo thời bao cấp, lại thêm yếu tố nhay cảm Trung Quốc nên thông tin này đã gây hiệu ứng đồng tình mạnh mẽ trong dư luận xã hội. Nhiều người rộ lên phản đối chính phủ cho xuất gao rất gay gắt.

 

Trong phiên họp ngày 23-3, có sự tham dự của hai Tổng Công Ty Lương Thực miền Bắc, miền Nam, Bộ Công Thương, Chính phủ đã đồng ý cấm xuất khẩu gạo. Ngay lập tức, trên thi trường lúa rớt giá từ 200 đến 500 đồng một ký. Nông dân Miền Tây rơi vào điệp khúc đau thương “được mùa mất giá”.

 

Tăng 600% chỉ là 60.000 tấn

 

Ngược lại với luồng ý kiến lo ngại chung chung về mất an ninh lương thực thì những người am hiểu, gắn bó với sản xuất kinh doanh lương thực ở Miền Nam lại ủng hộ việc cho xuất khẩu gạo và khẳng định có lợi cho nông dân mà không ảnh hưởng gì đến an ninh lương thực. Bà Vũ Kim Hạnh, cựu TBT báo Tuổi Trẻ hiên là Chủ tịch Trung Tâm Nghiên cứu kinh doanh và hổ trợ doanh nghiệp (BSA) có mối liên hệ mật thiết với các tỉnh Miền Tây đã viết nhiều bài trên fb cá nhân ủng hộ xuất khẩu gạo. Về vấn đề việc Trung Quốc tăng mua gạo và an ninh lương thực bà Kim Hạnh phân tích rất cụ thể “Con số 600% quá ấn tượng nhưng xem kỹ số liệu XNK gần đây sẽ thấy: con số 600% không có ý nghĩa thực tế bao nhiêu. Vì sao? Vì trước đây, mỗi năm TQ nhập đến 40% tổng lượng nhập gạo Việt thì cuối năm 2019, Trung Quốc chỉ còn nhập khẩu gạo VN một tỉ lệ cực thấp: 8% tổng nhập khẩu của họ, thậm chí tháng 1/2020 tỉ lệ này còn rớt nữa, chỉ còn 5,49%. Vậy nếu họ tăng nhập 600% thì chỉ là: hơn 66.000 tấn với giá trị tương đương 37 triệu USD”.(2)

 

Cũng cùng quan điểm này, nhóm Báo Sạch của các nhà báo độc lập đã đăng bài TRUNG QUỐC MUA GẠO TĂNG ĐỘT BIẾN 600%: TƯỞNG NHIỀU HÓA... KHÔNG NHIỀU LẮM trên fb cho rằng. .

 

“Theo Tổng cục Hải quan năm 2019 Việt Nam xuất khẩu 6,4 triệu tấn gạo “Thống kê 2 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đột nhiên tăng mua 595% về lượng và 724% về kim ngạch so với 2 tháng năm 2018.

 

Sản lượng mua 2 tháng của Trung Quốc là 66.000 tấn và kim ngạch đạt 37 triệu USD. Nếu so ra tổng sản lượng xuất khẩu Việt Nam hằng năm thì lượng gạo TQ mua 2 tháng chỉ bằng khoảng 1%

 

Việc báo chí trong và ngoài nước giật tít Trung Quốc tăng đột biến 700% nhưng không đưa ra con số đối chiếu so sánh dễ gây cảm giác Trung Quốc sẽ mua sạch gạo Việt Nam do mới bị đại dịch” (3)

Hạn mặn ở Miền Tây có ảnh hưởng sản lượng lúa?

 

Phía ý kiến đề nghị cấm xuất khẩu gạo có lo lắng rất thời sự về hạn mặn ở Miền Tây ảnh hưởng đến sản lượng lúa. TUy nhiên những người Miền Tây, am hiểu Miền Tây hoàn giải thích rất rỏ về đất đai vùng này. Fb  -là kỹ sư nông nghiệp nhiều năm kinh nghiệm đã viết “ Vùng bị hạn mặn nằm khu vực ven biển của các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần của tỉnh Kiên Giang. Và, đến mùa nầy, KHÔNG ai trồng lúa cả, vậy vấn đề hạn và mặn có liên quan gì đến an toàn lương thực hay thậm chí sẽ đói!?

 

- Hiện nay, lúa Đông Xuân đang vào lúc thu hoạch rộ ở vùng chính của sản xuất lúa khu vực ĐBSCL, đó là vùng phù sa ngọt, của khu vực Tứ Giác Long Xuyên, của vùng Đồng Tháp Mười.... Và, một số lớn nơi, nông dân đã sạ lúa được 10, 15 ngày rồi.

 

- Lúa ĐX chất lượng gạo tốt, năm nay lại trúng mùa, năng suất trung bình 7-8 tấn/ha, có nơi như ở Kiên Lương, Kiên Giang, năng suất đạt 11 tấn/ha trên giống lúa Nhật. Nếu không cho xuất khẩu, lượng lúa vụ nầy và sản lượng lúa vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu sắp tới tích trữ ở đâu và để làm gì!?”

 

Chị Hồ Phương Trinh một phụ nữ Miền Tây cũng viết “Từ Cái Mơn ngược sông Tiền thì tới Vĩnh Long, Sa ĐÉC, Cao Lãnh, Hồng Ngự. Ba thị xã Sa Đéc, Cao Lãnh, Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp, nước mặn chưa xâm nhập tới.

 

Phía sông Hậu thì từ cửa sông là tỉnh Sóc Trăng, ngược lên là Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc. Nước mặn chỉ "chạy" lên chưa tới Cần Thơ.

 

Tóm lại là An Giang và Đồng Tháp là hai tỉnh xa biển, hồi xưa có mùa nước nổi, chuyên trồng lúa. Ngày nay nước nổi không còn, đất đang dần bạc màu, nước mặn chưa xâm nhập tới nhưng tương lai chưa biết ra sao. Làm lúa có trúng mùa như trước hay không thì... hên xui!” (4)

 

An ninh lương thức- Chuyên lo bò trắng răng!

 

 Đứng về góc độ sản xuất, GS Võ Tòng Xuân cho hay,vụ đông xuân hiện đang thu hoạch, trúng mùa, với hơn 1,5 triệu ha thì dự tính được từ 5,3 - 5,5 triệu tấn gạo. Trước sự đặt hàng của Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, trong đó đặc biệt là Trung Quốc đã khiến giá gạo lên từng ngày. Vậy nên cần tiếp tục xuất khẩu gạo để nông dân có dịp hưởng lợi, có kinh tế khá hơn.

 

GS Võ Tòng Xuân nói: "Những người thu hoạch vụ Đông Xuân ở tháng 1, tháng 2 vừa qua đã gieo sạ vụ lúa mới rồi, tháng 5 tới sẽ thu hoạch. Vì vậy, mình chỉ cần chừa đủ lượng gạo khoảng 1,5 triệu tấn để 2 tháng tiếp theo cho dân trong nước, tức chừa đủ lượng gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Còn lại khoảng 4 triệu tấn để xuất khẩu, tội tình gì mình phải để lại, không có lý do gì để giữ lại hết".

 

"Vấn đề an ninh lương thực không phải là vấn đề lớn, tại vì sản xuất lúa ở Việt Nam khác hơn các nước khác, chỉ có 3 tháng là có 1 vụ lúa mới  và 1 vụ lúa của mình đã dư sức nuôi cả nước Lương thực của mình không bao giờ “bị kẹt” bởi vì giống lúa sản xuất ở ĐBSCL là ngắn ngày, có những giống chỉ 85 ngày thôi đã thu hoạch. Ngoài ra, thời tiết cũng đang thuận lợi cho vùng nước ngọt ở ĐBSCL phát triển trồng lúa” (5)

 

Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đưa tin về Hội Nghị trực tuyến Tổng kết sản xuất vụ đông xuân 2019-2020, triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu và thu đông khu vực Nam bộ diễn ra vào hôm 27-3 đã tổng kết: “sau khi trừ đi phần nhu cầu tiêu dùng trong nước là 29,96 triệu tấn lúa, tương đương gần 19 triệu tấn gạo, thì phần còn dư có thể phục vụ cho xuất khẩu là 13,54 triệu tấn lúa hàng hóa, tương đương hơn 8 triệu tấn gạo.

 

Trong khi đó, dự báo xuất khẩu gạo cả năm 2020 của Việt Nam sẽ đạt 6,5-6,7 triệu tấn, tức vẫn thấp hơn con số hơn 8 triệu tấn gạo có thể phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu” (6)

 

Như vậy, việc xuất khẩu gạo trong phạm vi 8 triệu tấn/năm và ngay trong vụ đông xuân này có thể xuất ngay 4,5 triệu tấn không liên quan đến an ninh lương thực.

Cấm xuất gạo nông dân chết đứng!

 

Fbker Hồ Phương Trinh khẳng định: “Trong thời điểm này nông dân đang thu hoạch lúa Đông Xuân, nếu lịnh cấm xuất khẩu ban ra thì thương lái sẽ ép giá xuống vì lý do không xuất khẩu được, nông dân chết trước. Nông dân đa số là vay mượn mua phân thuốc vật tư, tới mùa là bán lúa trả nợ, lời nhiêu ăn nhiêu đợi mùa sau. Muốn trữ lúa cũng không có vốn mà trữ, rồi kho trữ (là bồ lúa thôi, nói kho cho sang!), làm sao giữ phẩm chất lúa, chống chuột bọ sâu mọt, rồi vận chuyển v. v... nhiêu khê không khả thi với nông dân. Chỉ có cách duy nhất là bán liền tại ruộng”

 

Kỷ sư đại học Cần Thơ cũng viết: “Giá lúa tại ruộng hiện nay từ 5.700 đ- 5.900 đ/kg so với 4.200 - 4.500 đ/kg trước đây, tại sao không cho xuất khẩu!? Tại sao nhân danh "an toàn lương thực" để ép nông dân như cái Hiệp Hội Lương Thực VN luôn ép nông dân. Ông Phúc thủ tướng có biết gì về cây lúa chăng, các quan lại quanh ông có biết chút gì về sản xuất lúa ở ĐBSCL chăng hay các ông có mưu đồ nào tiếp theo việc cấm xuất khẩu gạo !?”

 

 

 

Báo Vnexpress ngày 27-3 đưa thông tin hàng trăm nghìn tấn lúa của nông dân các tỉnh miền Tây khả năng bí đầu ra khi thương lái tạm ngưng mua. Giá sẽ rớt mạnh nếu không được xuất khẩu.

 

Báo dẩn lời lão nông Lê Văn Lam ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, 69 tuổi 50 năm gắn bó với cây lúa cho biết, vụ Đông Xuân nông dân làm giống chất lượng cao, lúa thơm đạt năng suất trên 7 tấn mỗi ha. Hơn tháng qua, giá lúa các loại liên tục nhích lên, khoảng một tuần trước đạt đỉnh 5.700-6.300 đồng, riêng nếp 7.200 đồng mỗi kg.

 

Mức giá này cao nhất mấy năm qua, nông dân Đồng Tháp Mười có lời 2-3 triệu đồng mỗi công ruộng. Tuy nhiên, ông cho biết mấy ngày qua có thông tin chưa rõ ràng liên quan việc tạm ngưng xuất khẩu gạo, giá lúa bất ngờ giảm 300-500 đồng một kg và không có người mua. "Nếu làm ra lúa gạo mà không bán được dẫn đến thua lỗ thì vụ Hè Thu tới nhiều khả năng gia đình tôi sẽ bỏ trống 30 ha đất", (8)

 

Lở ký bán giá thấp, cấm xuất để ép giá nông dân

 

Theo cơ chế kinh tế quốc doanh là chủ đạo, hàng chục năm qua hai Tổng công ty lương thực Miền Bắc và Miền Nam có toàn quyền thao túng thị trường xuất khẩu gạo. Lãnh đạo các TCT này là các quan chức có quan hệ thân hữu chằng chịt với các bộ ngành nên việc loby để chính phủ quyết định xuất nhập lúc nào, mặt hàng nào dễ dàng như lấy tiền trong túi

 

Nhóm Báo Sách dã chỉ đích danh kẻ thủ lợi trong màn kịch dựng lên con ngáo ộp “An ninh lương thực” để cấm xuất khẩu gạo chính là hai Tổng công ty này.

 

Năm 2019, Tổng Công ty Lương Thực miền Bắc (Vinafood1) lời phỏng tay khi "làm giá" với nông dân trong nước chỉ 4.200 đồng/kg lúa 504. Nông dân rơi nước mắt bán lúa để trả nợ ngân hàng.

 

Lúc đó, Vinafood 1 bán gạo cho Cu Ba, Malaysia giá khoảng 355 USD/tấn. Lời ngon, Vinafood 1 không hề tăng giá cho nông dân trong nước (cho xứng với cái giá 355 USD/tấn) mà lại tiếp tục hạ giá cho phía nước ngoài, từ 355 còn khoảng 338, 335 USD/tấn.

 

Biết chắc năm 2020 nông dân làm ra sẽ không ai mua, Vinafood 1 "đón gió", ký với nước ngoài hợp đồng 490.000 tấn, có thể "đè" được nông dân với giá rẻ mạt như 2019.

 

Ai dè nông dân vì lỗ quá, năm nay chuyển qua trồng gạo thơm. Diện tích 504 năm nay giảm sâu. Rồi ảnh hưởng dịch bệnh, lúa Campuchia không về được, nên các "ông kẹ" xuất khẩu phải tranh nhau mua để thực hiện hợp đồng.

 

Kết quả, giá lúa tươi 504 hiện nay lên tới 5.100 - 5.300 đồng/kg, quy gạo phải 380 USD/tấn.

 

Chỉ riêng Vinafood 1, nếu thực hiện hợp đồng với nước ngoài sẽ lỗ sơ sơ... 400 tỷ đồng! Và nếu để thị trường tự do đúng nghĩa, năm nay nông dân trồng 504 sẽ bù lỗ được cho năm ngoái, và giá gạo sẽ lên đúng với vị trí của nó. (9)

 

Theo nhà báo Trương Châu Hữu Danh, từ nguồn thông tin không chính thức, sau khi bị lộ tẩy chiêu bài cấm xuất gạo để bảo đảm An ninh lương thưc, họ đã chạy được ý kiến “chỉ đạo không xuất loại gạo 504. Tên đầy đủ của loại gạo này là IR50404, là loại gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc tính cho năng suất cao nhưng chất lượng gạo rất kém. Người nông dân trồng để bán chứ họ cũng không ăn loại này. Giá bán loại này trên thị trường đang ở mức 400$/tấn. Thế nhưng, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc đã “lỡ” ký với Cuba giá 365$/tấn, với Malaysia giá còn rẻ mạt hơn, 334$/tấn.”

 

Chiêu trò này hoàn toàn không mới, năm 2008, cũng bối cảnh tương tự, vì lợi ích cục bộ, người ta cũng dựng lên nỗi lo ảnh hưởng an ninh lương thực để chính phủ cấm xuất khẩu gạo ngay lúc giá gạo thị trường thế giới lên cao làm đất nước thiệt hại hàng trăm triệu đô la mà còn đẩy giá gạo Việt Nam xuống thấp đến hàng chục năm.

 

Trong bối cảnh kinh tế đình đốn vì đại dịch, xuất khẩu gạo đúng thời điểm giá cao là hết sức cần thiết, hiệu quả kinh tế. Nếu chính phủ kiến tạo của ông Phúc không đủ sáng suốt để có quyết sách đúng trong việc cho xuất gạo là tự ghè đá chân mình và ghi tội với nhân dân và lịch sử.

 

 

 

 

 

1-https://www.baogiaothong.vn/chieu-nay-bo-cong-thuong-hop-khan-tinh-ke-th...

 

2- https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52

 

3- https://www.facebook.com/baochisach

 

4- https://www.facebook.com/profile.php?id=1620456182

 

5-https://dantri.com.vn/kinh-doanh/gs-vo-tong-xuan-chi-can-giu-15-trieu-ta...

 

6-https://www.thesaigontimes.vn/301620/viet-nam-du-hon-8-trieu-tan-gao-co-...

 

7- https://www.facebook.com/nguyenvan.hoangvu.963

 

8-https://vnexpress.net/kinh-doanh/mien-tay-doi-mat-un-u-lua-gao-4075815.html

 

9- https://www.facebook.com/baochisach/posts/229270738438104