You are here

Covid_19, càng dấm dúi càng chết

Số nạn nhân dịch cúm Covid_19 bị chết ở các nước tăng cao. Thế nhưng Việt Nam vẫn trong “vùng an toàn”, nghĩa là chống dịch tốt?! Liệu điều này có đúng sự thật?! Và đâu là biểu hiện chết vì dịch cúm. Trong lúc ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Quảng Nam, nơi có nhiều khách du lịch, có vùng du lịch nổi tiếng đã có người chết với những biểu hiện rất gần với hội chứng của Covid _19. Nhưng nhà nước vẫn khăng khăng Việt Nam an toàn. Trong khi đó, chưa biết Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang đã có người chết hay chưa. Và đặc biệt, tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã có người chết với biểu hiện rất gần với Covid_19. Liệu đây có phải là sự dấm dúi, cố tình giấu đi những cái chết vì Covid_19? Và nếu có dấm dúi thì chuyện gì sẽ xảy ra?!

Ở câu hỏi thứ nhất, liệu đây có phải là sự dấm dúi? Thì có lẽ, câu trả lời lại nằm ở biểu hiện của người chết. Cô bé nữ sinh lớp 12 ở Huế chết vì sốt, não có vấn đề, và bệnh viện trung ương Huế kết lận chết do bệnh về não. Tại Cam Lâm, Khánh Hòa, một cô bé chết vì triệu chứng ho, sốt và mất khả năng thở. Nhưng không nghe nhà cầm quyền nói gì về Covid_19? Tại Quảng Nam, một người ở Điện Bàn, nơi giáp ranh với thành phố Hội An, cũng có người chết vì đi du lịch về, sau đó ho và ói máu, đưa vào bệnh viện Quảng Nam thì chết. Bệnh viện kết luận bị bệnh lao, trong khi trước đó, người này hoàn toàn khỏe mạnh và bản thân cũng như gia đình anh ta không có tiền sử bệnh lao!

Và, nếu xâu chuỗi các ca bị chết mà “không phải do nhiễm corona” vừa qua ở các tỉnh vừa nêu trên, thì họ có thể đã nhiễm Covid_19. Vì lẽ, virsus Covid_19 là một biến thể mới của corona, Nó không giống với SARS năm 2003 là virus chỉ ăn phổi, phá tan hệ hô hấp con người. Lần này, khi nhiễm, covid -19 có thể bắt đầu xâm nhập nhiều tế bào ở đường thở. Virus này dễ gây nhiễm ở đường hô hấp trên, trong khi SARS xâm nhập sâu vào phổi. Khi covid-19 mạnh lên, những tế bào chết bị loại bỏ và đọng lại trong đường thở, gây ra tình trạng khó thở.

“Nếu virus tái tạo rất nhanh, trước khi cơ thể có cơ hội cố gắng và ngăn chặn virus bằng ứng phó miễn dịch, hoặc việc ứng phó miễn dịch quá chậm, hệ miễn dịch không thể kiểm soát virus và bắt đầu nổi quạu”, chuyên gia virus Anthony Fehr thuộc Đại học Kansas (Mỹ), cho hay. Đây là tình trạng các nhà khoa học gọi là “bão cytokine”, khiến hệ thống miễn dịch bắt đầu điều các tế bào chiến đấu trong phổi. Khi đó, không chỉ virus Corona mới mà cả hệ miễn dịch cũng gây tổn hại cho người bệnh.

Như vậy, các biểu hiện của những cái chết do Covid_19 là vô cùng phức tạp và không có dấu hiệu cụ thể.

Hơn nữa, các cập nhật y học về Covid_19 vẫn đang là những thông tin bổ sung và chưa có bất kì thông tin đầy đủ nào về dấu hiệu chết do Covid_19 gây ra. Chính vì sự phức tap này mà mọi sự chủ quan, bỏ lơ đều trả giá vô cùng đắt. Giả sử như những ca tử vong tại Việt Nam trong thời gian qua là do virus Covid_19 gây ra thì sao?

Trả lời câu này cũng là trả lời câu hỏi thứ hai, đó là cái giá của việc dấm dúi trong công bố bệnh dịch sẽ mang lại hậu quả gì? Thứ nhất, một nạn nhân của Covid_19 khi chết đi phải được khử trùng và cách ly tuyệt đối, sau đó phải hỏa táng sớm nhất có thể để tránh tình trạng phát tán virus. Và nếu trường hợp ngược lại xảy ra, nghĩa là người chết được cho là không do Covid_19 gây ra và được đưa về nhà làm đám tang như bình thường thì hậu quả khôn lường. Bởi với người Việt, nghĩa tử là nghĩa tận, khi xóm làng có người chết, cả xóm sẽ xúm xít lại giúp đỡ khâm liệm, chẻ lạt, làm nhà đòn, sau đó phúng viếng, phát tang, con cháu sẽ cúng kính bênh linh cửu suốt nhiều ngày trước khi đưa ra nghĩa trang. Và khi ra đến nghĩa trang thì đội xây dựng mồ mã mới bắt đầu làm việc, xây bia mộ, sau đó có lễ mở cửa mả, người thân lại ra cúng kính, thắp nhang mộ… Nói chung, người sống gắn với người chết khá lâu, ít nhất là 49 ngày. Và khi linh cửu còn tại gia thì người đến viếng cũng không ít, rồi người đi khiêng đám… Thử hình dung, nếu người chết vì Covid_19 thì có đến cả vài trăm người bị nhiễm, sau đó là lây lan theo cấp số nhân và trong thời gian 14 ngày, gần đây là 24 ngày trước khi có biểu hiện dịch bệnh, một người có thể lây và nhân rộng theo cây phổ hệ lây lan ra cả vài trăm người. Mức độ nguy hiểm thì miễn bàn.

Và, giả sử như cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn tuyên bố không có người chết vì dịch Covid_19 và những bệnh án bị thay đổi từ người bị nhiễm dịch thành người bị các loại bệnh ác tính thì có lẽ, không phải là Hàn Quốc hay Nhật, mà Việt Nam chính là cái ổ dịch khủng khiếp nhất đang được ngụy trang bằng cái vỏ an toàn và chống dịch tốt!

Nói cho cùng, vì bất kì lý do nào, nếu như nhà nước, ngành y tế đã bỏ qua, không công bố dịch ở những ca tử vong vừa rồi tại Cam Lâm – Khánh Hòa, TP.Huế - Thừa Thiên Huế và Điện Bàn – Quảng Nam cũng như nhiều cái chết khác trong vòng bí mật thì mối nguy, hậu quả của việc này là vô cùng khủng khiếp. Đến khi mọi sự bùng phát thì mọi chuyện đã quá muộn màng.

Vì, hiện nay, mặc dù chính phủ công bố Việt Nam vẫn đang khống chế lây lan của dịch rất tốt nhưng lại có nhiều thông số rất trái ngược. Ví dụ như việc đi lại, tham quan của rất nhiều khách Trung Quốc đến từ vùng dịch vẫn là một ẩn số, hoàn toàn không có số liệu cụ thể, và gần như không quản lý được số liệu. Việt Nam là quốc gia gần gũi, có nhiều khách du lịch đến từ Trung Quốc nhất nhưng lại đóng cửa khẩu muộn nhất so với các quốc gia khác nhưng các quốc gia khác đã có người chết vì Covid_19 mà Việt Nam thì không?! Việt Nam là quốc gia sớm tuyên bố đón tàu du lịch nghi nhiễm dịch nhất nhưng vẫn chưa đặt mình vào vạch báo động đỏ về dịch?! Kể cũng lạ!

Hơn nữa, các quyết định cho học sinh nghỉ học hoặc dừng hoạt động nơi công cộng, lễ hội của Việt Nam được ban bố rất muộn và có thể còn kéo dài. Điều này chứng tỏ dịch vẫn là một ẩn số nội địa và người ta chưa xác định được những vùng dịch tiềm ẩn ngoài Vĩnh Phúc. Hơn nữa, cách mà các sở giáo dục lấy ý kiến cha mẹ học sinh để đi đến quyết định tiếp tục nghỉ học hay không chỉ cho thấy nhà nước thiếu hẳn sự quyết đoán và mọi quyết định từ phía nhà nước không phải là sự hiểu biết, trách nhiệm lãnh đạo mà là một sự lăn banh trách nhiệm.

Và gần đây nhất, vụ huấn luyện viên Park Hang Seo nhập cảnh trở lại Việt Nam và đi thẳng đến khu tập luyện nhưng không qua cách ly, điều này cho thấy cái gọi là tinh thần thể thao lành mạnh hay chống dịch gì gì đó không ổn. Mà yếu tố thành tích, lăn banh trách nhiệm vẫn là câu chuyện đau đầu tại đất nước này!

Phải nói một cách công tâm rằng quá trình chống dịch, phòng dịch của Việt Nam rất tốt. Nhưng, sự tốt này không phải ở tính đồng bộ hay minh bạch mà có sự can thiệp chính trị rất nặng và mọi thứ được đồng bộ hóa với bí mật quốc gia nên câu chuyện có thể rất đáng sợ nếu như một lúc nào đó, người ta không thể giấu diếm mà buôc phải công bố nhằm kêu gọi sự cứu tế!

Nói cho cùng, đừng bao giờ để tình trạng dấm dúi xảy ra với dịch, mãi cho đến khi bất lực mới nói ra gần hết sự thật và kêu gọi quốc tế giúp đỡ! Vũ Hán và các thành phố khác ở Trung Quốc là một bài học rất điển hình. Phải minh bạch và thận trọng, nghiêm túc với dịch bệnh ngay từ lúc này nếu không muốn đại họa xảy ra!