You are here

Lẽ nào nội chiến đã bắt đầu?

Nội chiến, đừng hiểu theo nghĩa của cuộc chiến giữa Việt Nam Cộng Hòa với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như trước đây. Nội chiến thời hiện đại, thời công nghệ mạng và quyền lực nhóm trong cùng một đảng phái độc tài hoàn toàn khác nội chiến giữa nhiều đảng phái. Nó không thể là cuộc đấu vũ khí công khai và làm hàng triệu người chết vì đạn lạc, bom rơi. Mà đó là cuộc chiến ngấm ngầm, nã đạn vào đầu nhau giữa các phe nhóm quyền lực và lợi ích, cuộc nội chiến mượn tay giang hồ, đâm thuê chém mướn và di hại của nó là xã hội trở nên bất ổn, bất lương và bất an, hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu cái chết xảy ra do chuộc nội chiến này, không phải vì hòn tên mũi đạn mà vì sự tắc trách, cẩu thả và cả thủ đoạn, vũ khí mềm trong quá trình diễn ra. Liệu Việt Nam có đang trong thời kỳ nội chiến?

Câu trả lời là Có. Bởi chưa bao giờ cuộc nội chiến Việt Nam, diễn ra ngay trong nội bộ đảng Cộng sản lại khốc liệt đến mức như bây giờ. Bởi chính cuộc nội chiến giữa các phe phái trong đảng đang diễn ra ngày càng khốc liệt nên các phe nhóm, mạnh phe nào phe nấy thủ một lượng tư bản lớn thông qua tham nhũng, đục khoét ngân khố, bóc lột thuế của nhân dân dưới nhiều hình thức… Các phe phái buộc phải tích lũy càng nhiều cáng tốt để có cái mà chiến với đối phương. Khi đối phương ra đòn bằng vài chục tỉ thì ta ra đòn bằng vài trăm tỉ, miễn sao che mắt được thiên hạ và củng cố lực lượng, làm lớn mạnh lực lượng. Và, chính sách dành cho nội chiến của các phe nhóm trong nội bộ đảng Cộng sản đã nhanh chóng đẩy đất nước tới chỗ kiệt quệ, mặc dù đất đai, nhà cửa hoành tráng nhưng trả giá cho việc này là môi trường tàn tạ, thiên nhiên khánh tận, lòng người kiệt quệ.

Và để trả giá cho cuộc chiến này, có hàng trăm ngàn người chết vì tai nạn giao thông, hàng triệu người chết vì ung thư và các thứ bệnh tật khác, hàng triệu gia đình lao vào nợ nần, phá sản, mất trắng và hàng triệu dân oan ra đời. Đó là chưa nói đến những cái chết do chém giết nhau giữa các băng nhóm giang hồ, cái chết do anh em trong nhà tranh giành tài sản giết nhau. Tất cả những cái chết này đều do nội chiến giữa các phe nhóm quyền lực mà ra. Vì sao?

Vì trong quá trình thu thập tư bản, thu thập quyền lực, các nhóm đã đạp qua sinh mệnh và sức khỏe của hàng triệu đồng loại, các nhóm đã không những không ngó ngàng tới quyền lợi của nhân dân mà còn tỏ ra bóc lột nhân dân càng nhiều cáng tốt, xem nhân dân như thứ gà, vịt để vặt lông, vặt sao cho nhẹ, vặt từ từ… cho nó khỏi kêu! Hệ quả của việc này thì khỏi phải bàn, đường sá mới làm đã ổ gà, ổ voi, thành cái bẫy giết người, cảnh sát giao thông vốn là những người mang trách vụ điều tiết, bảo vệ an toàn giao thông bằng pháp luật thì lại là những hung thần dữ tợn đối với người đi đường và là những kẻ cướp trắng trợn nhất, công an nhân dân là trung tâm bảo an của một đất nước lại thành cái ổ của những kẻ ma cô, côn đồ ẩn náu và thành nơi bảo kê, thậm chí là trung tâm điều chuyển ma túy, bộ y tế là cơ quan đầu não của thiên chức chăm sóc sức khỏe nhân dân thì thành hang ổ của những kẻ buôn thuốc giả, lừa đảo nhân dân, làm giàu trên sức khỏe và mạng sống của nhân dân. Dường như ngành nào, bộ nào cũng có những tay cộm cán, tỉnh nào, huyện nào cũng có những tay quan chức anh chị. Họ không hành động vì nhân dân, dựa trên pháp luật mà họ mượn lá bài thẻ đảng, bằng cao cấp chính trị để bóp méo điều lệ đảng và làm mưa làm gió, thu thập tiền bạc về cho phe nhóm và gia đình.

Và đáng sợ nhất, đó là ngành giáo dục, bởi mọi ngành, kể cả ngành y tế bị sai phạm thì cái chết chỉ tập trung vào một người, một nhóm hoặc một tỉnh thành và cái chết đó sẽ ngay tức khắc gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh. Ngược lại, một chút sai phạm nho nhỏ của ngành giáo dục sẽ làm chết nhiều thế hệ, và nếu như ngành giáo dục lệch lạc thì xem như câu chuyện giáo dục Việt Nam sẽ đi đến chỗ bế tắc và nhiều thế hệ bế tắc liên đới.

Tuần này, một người ngồi cà phê ở đường Tạ Quang Bửu, gần với vị trí Bộ Giáo dục tọa lạc (đường Đại Cồ Việt, gần vị trí) đã nghe tiếng súng nổ lúc 7h, mốc giờ trùng với giờ của ông Thứ Trưởng Lê Hải An bị tai nạn rơi từ tầng 8 của toà nhà Bộ Giáo dục. Cái chết của ông Lê Hải An còn nhiều nghi vấn, bởi lan can bao hành lan tầng 8 cao chừng 1,4 mét, với độ cao này, khó để một người đàn ông cao lớn dựa lưng vào mà bị ngã băng qua nó hoặc bị trượt chân ngã băng qua nó. Và hơn nữa, tiếng súng này ở đâu ra?

Và một khi ông Lê Hải An (người đang nắm vị trí quyền Bí thư Đảng của Bộ Giáo dục và có thể sắp tới, ông sẽ được bầu bổ làm Bí thư chính thức của Bộ giáo dục và nắm chức Bộ trưởng giáo dục Việt Nam, thay thế cho ông Phùng Xuân Nhạ) khiến cho dư luận chĩa mũi vào ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Bởi xét về mặt quyền lợi, quyền lực, sự có mặt của ông Lê Hải An ở Bộ Giáo Dục là một bất lợi cho ông Nhạ. Hơn nữa, ông Thứ trưởng Lê Hải An từng ký Thông Báo về việc xem xét kỷ luật công chức 13 công chức của Bộ Giáo Dục gồm các cục trưởng, cục phó Cục Quản Lý Chất Lượng, vụ trưởng Vụ Giáo Dục Trung Học, chánh thanh tra, phó chánh thanh tra, vụ trưởng Vụ Pháp chế...
có trách nhiệm liên quan tới việc xảy ra gian lận thi trung học phổ thông quốc gia 2018 tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Tuy nhiên, ngày 9 tháng 9, 2019, bộ trưởng Bộ Giáo Dục lại ký văn bản hủy bỏ các Quyết Định và Thông Báo của thứ trưởng.

Và theo tuyến tính suy luận này thì Phùng Xuân Nhạ là kẻ có dính đến cái chết của Lê Hải An, hoặc giả có thể là chủ mưu. Nhưng, còn một vấn đề khác.

Thứ nhất, với một con người đa mưu túc trí, sau mấy lần lung lay quyền lực vì quản lý kém mà vẫn trụ vững cái ghế Bộ trưởng như Phùng Xuân Nhạ thì chắc chắn ông Nhạ không đủ ngu ngốc để mướn sát thủ hoặc để cho cái chết của ông Lê Hải An xảy ra trong khuôn viên Bộ Giáo Dục ngay trước cuộc họp với Hội Đồng Quốc Gia Giáo Dục tại trụ sở Bộ mà theo lịch công tác ông An cùng ông Nhạ sẽ tham gia. Chắn chắn, sau cái chết của ông An, ông Nhạ cũng ăn không ngon ngủ không yên, thậm chí đái xón trong quần chứ không đùa! Và, có một thực tế để thấy rằng Nhạ rất tâm huyết với giáo dục và đang bị một phe nhóm quyền lực khác đánh tới tấp. Thứ nhất, khi Nhạ nắm chức Bộ Trưởng Giáo dục thì mọi khoản thu chi của ngành giáo dục bị quản lý rất chặt và Nhạ chủ động cho giáo dục tư nhân phát triển để ngành trường nhà nước cạnh tranh với trường tư nhân.

Công tâm mà nói, Nhạ là người đầu tiên, kể từ năm 1986 đến nay đưa ra quyết định không thu học phí cấp bậc tiểu học và giảm thiểu học phí ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Những qui định này gây khó khăn không nhỏ cho quá trình nắm quyền và điều hành của Nhạ. Bởi trước khi Nhạ nắm quyền thì ngành giáo dục Việt Nam cũng đã tan hoang, bởi nó tan hoang nên có hàng ngàn cái bằng Giáo sư, Tiến sĩ, Cử nhân và Tú tài đểu ra lò để đảm bảo quyền lực cho hàng chục ngàn quan lại Cộng sản (và trong đó có cả bằng Tiến sĩ của Nhạ). Bên cạnh đó, vấn đề tham nhũng, đục khoét, lạm thu trong ngành giáo dục cũng lên tới đỉnh điểm, khi Nhạ đưa ra quyết đỉnh giảm thu chi ở các trường, các phòng, các Sở giáo dục và chấn chỉnh tư cách giáo viên bằng việc tạo ra môi trường “trường là nhà, cha mẹ là thầy cô” thì điều này khiến động chạm dữ dội đến bên dưới. Bởi một khi không được hoạnh họe học sinh thì giáo viên khó dạy thêm, dạy kèm, khó nhiều thứ… Cấm thu chi bất hợp lý thì các hiệu trưởng, đầu ngành sẽ mất ăn, gần đây nhất là cấm thu “quĩ phụ huynh”. Như vậy, gần như bên dưới muốn làm gì cũng khó.

Và, từ một lộ trình đã kéo dài gần hai, ba chục năm về chạy điểm, bằng giả, bây giờ, đùng một cái, Nhạ và An phanh phui, đưa ra quyết định kỉ luật (điều này cũng lý giải tại sao khi vụ việc bị phanh phui mà Nhạ vẫn tại vị) thì liền bị các nhóm quyền lực khác nghênh chiến, phải nói là nghênh chiến chứ không đơn giản là cảnh báo hay nói nhỏ. Ngay cả việc lâu nay Nhạ bị bêu riếu, nếu nhìn bên ngoài thì đơn giản Nhạ bất tài, nói ngọng và làm quản lý không ra gì nên bị bêu riếu. Nhưng có một thực tế là dưới thời Nhạ, mọi khoản thu chi của cấp dưới bị teo tóp đến mức thê thảm, và không chừng chính đàn em của Nhạ tổ chức ném đá Nhạ chứ không ai khác?!

Và lần này, khi vụ việc làm điểm giả bị phanh phui, mà vụ này lại có liên quan đến ngành công an, thậm chí nó liên đới đến rất nhiều bản điểm giả và bằng giả mà các đời Bộ trưởng trước Nhạ đã bỏ sót nhưng lần này, nguy cơ sau Nhạ là Lê Hải An sẽ làm cho mọi chuyện rõ ràng đen – trắng. Điều này động chạm đến quyền lực của hàng ngàn cán bộ cao cấp, đang nắm quyền lực, đang cát cứ một vùng. Và kết cục là Thứ trưởng Lê Hải An phải chết (bởi ông nắm bộ phận liên quan đến bằng cấp đại học và trên đại học). Và cái chết của Lê Hải An có thể làm cho Bộ trưởng Nhạ co rúm vì sợ.

Một phần sợ có sau An là Nhạ, một phần sợ vì nhìn thấy các phe nhóm đã ra tay, Bộ Giáo dục đã động chạm đến nồi gạo của các phe khác. Một phần sợ vì đối phương chơi đòn quá hiểm ác, cho An chết ngay trong khuôn viên của Bộ. Một phần sợ vì biết tận nơi thâm cung của mình đã có sát thủ lẻn vào và giết người một cách ung dung. Sợ vì sắp tới đây, búa rìu dư luận lại nhắm vào bản thân vì trình tự câu chuyện đã đẩy sự việc đến chỗ đó.

Ở đây, có thể nói rằng đòn mà đối phương của Hải An đã nhắm vào Bộ giáo dục là quá hiểm ác. Cho dù Nhạ có ghét, có muốn sát hại An, hay có liên quan đến cái chết của Hải An hay không thì cái chết này cũng khiến cho quyền lực của Nhạ lung lay nặng nề. Rõ ràng là “nhất cử lưỡng tiện”. Và điều này cũng cho thấy cuộc nội chiến Việt Nam đã chính thức khai pháo. Người Việt không chết vì bom đạn hay giáo mác mà chết vì hậu quả, tai ương của các phe nhóm trong nội bộ đảng gây ra. Và trong tình thế này, kẻ ngoại xâm sẽ “tọa sơn quan hổ đấu”. Liệu vị lãnh đạo tối cao của Việt Nam có chọn tâm thế này?!