You are here

Bức tử phim đoạt giải quốc tế, rộng cửa đón nhận dường lưỡi bò

Ảnh của Gió Bấc

 

 

 

 

Cùng trong một thời điểm, Cục Điện Ảnh Việt Nam đã có hai quyết định bất cập có thể gây ra những thiệt hại lớn không chỉ cho ngành điện ảnh mà còn có nguy cơ lớn với chủ quyền quốc gia. Cục đã duyệt không cấp phép cho phim Ròm dự thi liên hoan phim quốc tế Busan và khi phim đoạt giải đã ra quyết định phạt nhà sản xuất 40 triệu đồng và buộc tiêu hủy tang vật tức là cuốn phim dự thi. Mặc khác Cục lại cấp phép cho công chiếu phim Everest, trong đó có đường lưỡi bò. 10 ngày sau công chúng và dư luận phản ứng mãnh, Cục mới đình chỉ chiếu phim này.

 

 

 

 

 

 

 

Chiều 14-10, Thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với nhà sản xuất bộ phim Ròm là Công ty cổ phần sản xuất phim Hoan Khuê (HKFilm) {1}.

 

Tiêu hủy phim vì đi thi không phép!

Lý do phạt là nhà sản xuất đã phát hành phim khi chưa được cấp phép phổ biến, đã gửi Ròm tham dự Liên hoan phim Busan khi chưa được Cục Điện ảnh cấp phép. Cục Điện ảnh yêu cầu phải rút phim về nhưng nhà sản xuất vẫn tiếp tục tham dự Liên hoan nên bị tính là tình tiết tăng nặng. Theo quyết định xử phạt, nhà sản xuất Ròm phải nộp phạt hành chính 40 triệu đồng.

 

Ngoài hình thức phạt tiền, thanh tra bộ yêu cầu biện pháp khắc phục hậu quả là hủy tang vật vi phạm (bản phim gửi tham gia liên hoan phim) và trong vòng 10 ngày nhà sản xuất phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định này, nếu không sẽ bị cưỡng chế.

 

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, Ròm của đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy bị hội đồng thẩm định phim truyện quốc gia yêu cầu cắt bớt những cảnh phim quá bạo lực. Vì chưa sửa xong nên phim chưa được cấp phép.{2}

 

 

 

Trước đó, vào ngày 12.10, bộ phim Ròm của đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy cùng bộ phim hợp tác Iraq - Qatar Haifa Street của đạo diễn Mohanad Hayal đã cùng được trao giải thưởng New Currents.

 

Hai bộ phim đã vượt qua 299 phim đến từ 85 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới để nhận giải thưởng tương đương giải phim hay nhất, cũng là giải thưởng cao nhất tại Liên hoan phim quốc tế Busan 2019.

 

Quyết định của Cục Điện Ảnh và Thanh Tra Bộ trong trương hợp này cho thấy sự quản lý nhà nước đối với điện ảnh quá sức nghiêm khắc nói chính xác là hà khắc. Nhưng từ nguyên nhân, động cơ phạt đến hình thức phạt có nhiều vấn đề cần bàn.

 

Phim không nói tới chính quyền, không cấp phép

Xâu chuổi các sự kiện cho thấy lý do bị phạt là vi phạm quy định, không được cấp phép vẫn dự thi, lý do không cấp phép là nội dung phim có nhiêu bạo lực cần phải cắt bớt.

 

Trên Facebook của nhà báo Nguyễn Dân lại trích dẫn một nhận xét chi tiết của Hôi đồng kiểm duyệt phim khá nặng nề ““kết phim bi quan, bế tắc, không lối thoát, thiếu tính nhân văn. Câu chuyện phim diễn ra tại TPHCM nhưng không có sự quan tâm của chính quyền và cơ quan chức năng. Đồng thời, phim cũng thể hiện nhiều thông tin tiêu cực, phản cảm, mang ẩn ý và ám chỉ không tốt về chính trị, mang màu sắc phê phán chính trị - xã hội, thể hiện cách nhìn tiêu cực về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam.” {3}

 

Thế nhưng đánh giá của ban giám khảo liên hoan với bộ phim lại hoàn toàn khác Theo BBC phim "Ròm" nói về cuộc sống vất vả mưu sinh của một cậu bé bán số đề ở thành phố Hồ Chí Minh. Cậu cực khổ kiếm tiền, chỉ mong có thể sớm tìm được cha mẹ. Và để sinh tồn, cậu phải chạy trốn khỏi những gã nghiện cờ bạc hay xô xát với những đối thủ. Nhưng cậu vẫn lạc ngay giữa một thế giới mà con người phải chà đạp lên nhau để sống.

Mao, Hitle, Stalin chưa làm đến mức ấy!

Theo Variety Magazine, rrưởng ban giám khảo của hạng mục này, đạo diễn người Anh Mike Figgis nhận xét rằng, "việc sử dụng các bối cảnh thực tế, sống động trong phim đã gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo và một cái kết phim rất thỏa mãn." {4}

 

Sự khác nhau trong đánh giá tác phẩm nghệ thuật là bình thường, tuy nhiên trong trường hợp này, sự khác biệt 180 độ giữa ban giám khảo liên hoan phim quốc tế với những người chuyên gác cổng ao nhà quả là cần đáng suy nghĩ. Với đánh giá chi tiết mà nhà báo Nguyễn Dân trích dẫn cho thất Ròm có cái tội rất lớn là nói không đúng theo công thức nghệ thuật của đảng đã chỉ đạo, xã hội phải tươi sáng, người nghèo phải được đảng và chính quyền địa phương giúp đỡ.

 

Công thức này đã được Cục Điện Ảnh đi đầu gương mẫu thực hiện qua các bộ phim được ngân sách đầu tư hàng trăm tỉ đồng làm xong, báo cáo lãnh đạo xong là trùm chăn đắp chiếu. (kinh phí sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị giai đoạn 2018 - 2021 mà Cục gửi Bộ là: gần 115 tỷ đồng (2018), hơn 147 tỷ đồng (2019), hơn 148 tỷ đồng (2020) và hơn 148 tỷ đồng (2021).).

 

Điều đáng nói là quyết đinh xử phạt xem bộ phim Ròm, một tác phẩm điện ảnh được giải cao nhất của Liên Hoan Phim Busan là “tang vật”, buộc phải tiêu hủy trong thời hạn nhất định liệu có xảy ra xung đột với liên hoan này không?

 

Thông thường với các cuôc thi, liên hoan nghê thuật giữa ban tổ chức và tác phẩm đoạt giải có thể phát sinh những quyền và nghĩa vụ liên quan thí dụ nhưng quảng bá, giới thiệu, công chiếu tác phẩm…. Hiệu lưc quyết định xử phạt của Cục có áp dụng trong trường hợp này? Liệu Ròm bị tiêu hủy ở Việt Nam có bị truy đuổi, truy sát trên trường quốc tế. Kể cũng cần nói thêm là xưa nay kể cả thời Stalin, Mao Trạch Đông, Hitle việc nhà nước ra quyết định tiêu hủy một tác phẩm vừa được vinh danh quốc tế chưa từng nghe nói đến.

 

 Nhắm mắt cho lưởi bò công chiếu suốt 10 ngày

 

Cùng thời điểm bức tử, tiêu hủy Ròm, cũng chính Cục Điện Ảnh, cũng chính Hội đồng duyệt phim quốc gia gồm 10/ 11 người đã kiểm duyệt và cho phép công chiếu bộ phim hoạt hình Everest - Người tuyết bé nhỏ có hình bản đồ đường lưỡi bò phi pháp.

Đây là bộ phim được sản xuất bởi DreamWorks Animation Studio (Mỹ) và Pearl Studio (Trung Quốc) được khởi chiếu từ 4-10 tại Việt Nam, tuy nhiên tối 13-10 phim này ngừng chiếu mà không công bố lý do. Trước đó dư luận người xem đã phản ứng trong phim có lòng hình ảnh đường lưỡi bò chín đoạn.

 

Thủ thuật đưa hình ảnh đường lưỡi bỏ ra quốc tế một cách rộng rãi bằng mọi hình thức đã diễn ra từ nhiều năm qua. Đặc biệt với Việt Nam, từ tháng 6 đến nay, Trung Quốc liên tục đưa tàu vào bải Tư Chính để uy hiếp, gây hấn, nhằm hiện thực hóa đường lưỡi bò tại Biển Đông là sự kiện nghiêm trọng với đất nước. Trong phát biểu khai mạc hội nghị trung ương lần thứ 11, Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã nêu ra vấn đề Biển Đông và yêu cầu các ủy viên trung ương đảng suy nghĩ góp ý cho thấy tầm mức quan trọng âm mưu đường lưỡi bò.

 

Sự kiện Hội đồng duyệt phim để lọt đường lưỡi bò đưa ra công chiếu trong thời điểm  hiện nay là sai phạm hết sức nghiêm trọng. Qua các phát biểu của những thành viên trong Hội đồng duyệt phim người ta bất ngờ và băn khoăn về sự nhạy cảm chính trị và mức x9ô am tường về ngôn ngữ điện ảnh của họ.

 

Khá chân thành ông Trần Thanh Hiệp chủ tịch Hội Đồng cho rằng “Phim này là phim hoạt hình dành cho thiếu nhi, nội dung về bảo vệ môi trường, nên... trong quá trình duyệt hoàn toàn có thể xảy ra sơ xuất. Hiện chúng tôi đang phải kiểm tra lại bản phim. Nếu có sai sót chúng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm".{5}

 

Chỉ có mấy giây, sao cứ làm quá lên!

Ông chủ tịch quên rằng đây là phim có phần hùn của Trung Quốc, nếu có tinh thần dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia, thì phải hết sức cảnh giác. Hơn thế nữa, không có sách vở, giáo trình nào của điện ảnh cho phép dễ dãi khi duyệt phim dành cho thiếu nhi hay bảo vệ môi trường.

 

Ở mức độ ngoa ngoắc, chợ búa hơn, bà Nguyện Thị Hồng Ngát, nhà biên kịch,phó chủ tịch thường trực Hội điện ảnh Việt Nam, thành viên thâm niên trong Hội đồng kiêm duyệt lại cho rằng “Đường lưỡi bò xuất hiện có mấy giây thôi, đừng có mà làm quá lên!”.

 

Trừ những tên phản quốc, là người Việt Nam, ai cũng hiểu rằng cần phải đấu tranh xóa bỏ biểu tượng đường lưỡi bò. Biết bao nhiêu người Việt đã bị tù đày, đánh đập vì đấu tranh cho điều ấy từ Nguyễn Thị Minh Hằng, Mẹ Nấm, em sinh viên Nguyễn Thị Phương Uyên… Để lọt hình ảnh đó trong phim công chiếu rộng rãi vớ người dân dù nửa giây thôi cũng đủ là tội ác, là hành vi bán nước.

 

Đáng tiếc hơn, lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thấy được điều này và ngay lập tức đã có lập luận bao che. Trả lời báo chí, ông Nguyễn Thái Bình người phát ngôn của Bộ cho rằng , ông cũng như Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch không đồng tình với trả lời của bà Hồng Ngát: “Đứng trước bộ phim có xuất hiện đường lưỡi bò, cho dù là cơ quan quản lý nhà nước hay người dân thì đều phải nêu cao ngọn cờ độc lập chủ quyền dân tộc lên hàng đầu.”

 

 

 

Tuy nhiên ông cũng bày tỏ sự thông cảm với bà Hồng Ngát: “Có thể chị Ngát chưa hình dung hết hậu quả phát ngôn của mình, nhưng tôi nghĩ trong ý thức, trách nhiệm của mình, chị Hồng Ngát cũng ý thức được rất rõ là không được phép phổ biến khi xuất hiện đường lưỡi bò trong phim”

 

Làm sao ông Bình có thể hiểu được những ý thức tốt đẹp trong đầu bà Ngát. Bà Ngát là nhà văn, nhà biên kịch, nhà quản lý lẽ nào không có khả năng làm chủ ngôn ngữ của mình trước một vấn đề hệ trọng?

 

Thái độ của ông Binh đã thể hiện chủ trương nhất quán của Bộ này là bóp nghẹt tự do sáng tạo của người dân và nghệ sĩ trong nước, rộng tay tiếp nhận những bã độc văn hóa của Tàu cộng và khi bị lộ thì miệng hô hào xử lý nhưng thực tế thì xê xoa, lấp liếm cho nhau. Nếu không có giải pháp thay máu, thay đổi tư duy thì nhũng sai phạm này sẽ lập lại ngày một nghiêm trọng hơn.

 

Đi đúng quỷ đạo truyền thông Trung Quốc

Luật gia Hoàng Việt Ban Nguyên Cứu Biển Đông, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã hệ thống vấn đề này như sau: ‘Đây không phải là lần đầu Việt Nam gặp phải chuyện này. Ít nhất năm ngoái đã có vụ phim Điệp vụ Biển Đỏ cũng của Trung Quốc, trước đó nữa thì có vụ các du khách Trung Quốc công khai mặc áo in hình đường lưỡi bò đến sân bay nhập cảnh Việt Nam.

 

Và có thể còn nhiều phim khác nữa, bởi Trung Quốc còn có cả những bộ phim ca ngợi các chiến sĩ bảo vệ Nam Sa, tức Trường Sa của Việt Nam.

 

Tôi được biết thêm là Trung Quốc đang đẩy mạnh việc tuyên truyền này, thậm chí Trung Quốc còn yêu cầu một số bộ phim phải có những nội dung như trên lồng vào trong.

Trung Quốc còn tổ chức một loạt các game show, mời những người nổi tiếng của Trung Quốc tới thực hiện chương trình ngay tại các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp và chiếm giữ ở Trường Sa của chúng ta.

Làm như vậy, để khi truyền hình trực tiếp ra, người Trung Quốc và người nước ngoài dần dần sẽ quen với hình ảnh những nhân vật này xuất hiện trên các đảo nhân tạo, và theo thời gian họ sẽ hiểu các đảo này là của Trung Quốc” {6}

 

 

 

 

 

 

Cục Điện Ảnh và Hội Đồng Duyệt Phim đã thực hiện khá tốt kế hoạch tuyên truyền của Trung Quốc không chỉ một lần mà suốt mấy năm qua.

 

Nếu Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện có chút sáng suốt hãy hủy ngay bản án tử với Bờm và thay máu, thay đổi ngay phương thức hoạt động của Hội đồng này.