You are here

Tìm hiểu về những vấn đề liên quan Hội nghị Thành Đô (tóm lược cuộc phỏng vấn chương trình livestream Đối Diện 122)

Ảnh của nguyenvubinh

     Nội dung bài viết là tóm lược cuộc phỏng vấn Livestream chương trình Đối Diện 122, chị Thanh Tâm phỏng vấn nhà báo Nguyễn Vũ Bình với đề tài: “Tìm hiểu về những vấn đề liên quan Hội nghị Thành Đô”

     Câu hỏi 1: Xin nhà báo cho biết tổng thể về Hội nghị Thành Đô, những thông tin chính thức và chưa chính thức, những nghi vấn và dư luận trước khi chúng ta đi vào các khía cạnh của vấn đề?

     Trả lời: Thưa Chị Thanh Tâm, Hội nghị Thành Đô là Hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam, bàn về việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước (giải quyết chính trị xung đột Campuchia và vấn đề khôi phục bình thường quan hệ Việt - Trung), điều kiện để bình thường hóa quan hệ Việt - Trung.

     Hội nghị diễn ra tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên vào hai ngày 3-4/9/1990. Bên phía Trung Quốc có Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Phía Việt Nam có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và ông Cố vấn  Phạm Văn Đồng.

      Thông tin chính thức thì đó là hội nghị bàn về vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước, điều kiện là giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia và việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và một số điều kiện khác như: hồi hương người Hoa, nhượng bộ lãnh thổ, và hoàn trả những khoản nợ trước kia. Phía Việt Nam không chấp nhận những yêu cầu đó.

     Vấn đề tin đồn:

      + Có hai tin đồn xung quanh Hội nghị Thành Đô. Thứ nhất, Trung Quốc áp lực phía Việt Nam loại bỏ ông Nguyễn Cơ Thạch vì có lập trường chống Trung Quốc. Tin đồn này là phụ, có nhiều nguồn tin nói tin đồn này đúng, một số ít khác nghi ngờ.

      + Thứ hai, tin đồn về việc Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc: "Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Phía Trung Quốc đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”

     Từ tin đồn về việc Việt Nam sẽ trở thành khu tự trị của TQ, đã có rất nhiều vấn đề xoay quanh câu chuyện này. Và hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu chuyện hay tin đồn này.    

     Câu hỏi 2: Xin hỏi bối cảnh của Việt Nam và khu vực cũng như thế giới trước khi diễn ra Hội nghị Thành Đô, có điều gì đặc biệt đáng lưu ý không đối với Việt Nam?

     Trả lời:

     - Việt Nam vừa thực hiện chính sách Đổi Mới, nền kinh tế kiệt quệ vì chiến tranh và sai lầm trong cơ chế quản lý kinh tế.

     - Chủ nghĩa Xã Hội ở Liên Xô và Đông Âu bắt đầu sụp đổ, từ Ba Lan, Đông Đức và tình hình Liên Xô rất phức tạp. Sự giúp đỡ về kinh tế, chỗ dựa ý thức hệ đã mất, Việt Nam đơn độc trên trường quốc tế.

     - Trung Quốc là nước cộng sản duy nhất Việt Nam có thể dựa dẫm, cũng đã mở cửa về kinh tế từ năm 1977. Nhưng lại là nước đang có xung đột, chiến tranh từ năm 1979. Thời điểm đó vẫn còn quân đóng ở biên giới hai nước

      Tóm lại, bối cảnh Việt Nam như vậy là kiệt quệ về kinh tế, mất chỗ dựa cả về kinh tế, cả về ý thức hệ. Mặt khác, truyền thống (và tâm lý) của đảng cộng sản Việt Nam là dựa dẫm, là a dua, ăn theo từ khi ra đời đến thời điểm đó. Chính vì vậy, Việt Nam rất hoang mang, lo sợ. Việt Nam muốn có chỗ dựa phải làm lành và cầu cứu Trung Quốc …

     (còn nữa)

Hà Nội, ngày 11/10/2019

N.V.B