You are here

BIỂN ĐÔNG: PHÉP THỬ Ý ĐẢNG LÒNG DÂN (P.2)

Nhưng cớ sao người dân lại giữ một thái độ như vậy?

Có ý kiến nói rằng vì lòng yêu nước của người dân đã nhiều lần bị xúc phạm: Từng viết bài, xuống đường phản đối Trung Quốc nhưng nhẹ thì bị đánh đập, sách nhiễu, nặng thì bị bắt bớ, giam cầm nên giờ họ không còn tha thiết nữa.

Có thể là vậy, nhưng nếu lẽ thường thực tâm yêu nước thì đoạn đầu đài cũng chẳng ngán, huống chi chỉ là đòn roi và ngục tù.

Mấu chốt ở đây là, càng ngày người dân càng nhận rõ rằng đổ xương máu dưới lời hiệu triệu ấy để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nếu có thành công đi chăng nữa, quốc gia vẫn chỉ là tài sản riêng của một nhóm nhỏ người mà chẳng có phần nào của mình trong đó. Vậy hà cớ gì phải hao tâm tổn trí cho cái không phải của mình? Người dân đang và sẽ quay lưng trước lời hiệu triệu của đảng không khác gì từng nhếch mép trước lời kêu gọi kháng Pháp của triều đình nhà Nguyễn vậy.

Nghĩa là, yêu nước thì vẫn yêu đó, nhưng yêu chứ đâu có ngu. Lòng yêu nước trở thành thứ quý giá mà dân nhất quyết không đưa ra dù đảng luôn miệng: ‘hãy trao cho anh’.

Thế giải pháp ở đây là gì? Làm sao còn có thể hiệu triệu được lòng dân?

Chỉ bằng cách thực tâm cải cách chính trị, mở rộng các quyền tự do dân chủ, khiến người dân thực sự cảm thấy đất nước này là của họ, chứ không phải là của riêng một vài cá nhân, gia đình hay bè đảng nào. Mà động thái cần thiết đầu tiên là trả tự do cho tất cả những người đang bị giam cầm chỉ vì yêu nước khác cách của đảng.

Bởi lẽ, đến cuối cùng người ta chỉ dám sống dám chết để bảo vệ những gì người ta coi và tin là của mình. Đất nước cũng vậy, chỉ khi người ta thấy mình thực sự có quyền làm chủ thì chẳng cần ai kêu gọi cũng tự nhiên dốc lòng dốc sức, đổ xương đổ máu ra bảo vệ.

Trái lại, không thể khác, là thờ ơ, cho tới khi mất cả.