You are here

Venezuela và Việt Nam: Những nét tương đồng và khác biệt

Ảnh của nguyenvubinh

     Trong thời gian gần nửa năm trở lại đây, tình hình chính trị của Venezuela đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Đối với Việt Nam, sự quan tâm của người dân còn lớn hơn bởi Venezuela cũng là một nước đi theo con đường Xã hội Chủ nghĩa như Việt Nam, và đang ở những ngày tháng cuối cùng của chế độ. Tình hình của Venezuela hiện nay đang trong  giai đoạn hỗn loạn về chính trị, sụp đổ về kinh tế và tan hoang về xã hội. Nhưng các cuộc biểu tình lớn, kéo dài vẫn chưa kết thúc được chế độ chế độ độc tài Maduro khiến cho nhiều người rất hoang mang, lo ngại. Đã có không ít người so sánh Việt Nam với Venezuela, với lo ngại Việt Nam hiện nay chưa có các cuộc biểu tình lớn như Venezula, mà có được các cuộc biểu tình lớn như Venezuela vẫn còn chưa thay đổi, xóa bỏ được chế độ độc tài thì Viêt nam đến bao giờ mới có thể thay đổi, xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị cộng sản. Chúng ta cần nghiên cứu để thấy được sự giống và khác nhau, cũng như giải tỏa những lo ngại đang gây bi quan của một bộ phận dư luận hiện nay.

     1/ Tổng quan sự giống và khác nhau giữa Venezuela và Việt Nam

     Trước hết, chúng ta nhận thấy, có những nét tương đồng, giống nhau giữa hai nước Venezuela và Việt Nam, một cách tổng quát, đó là:

     - Thứ nhất, công bố mục tiêu của hai nước giống nhau, cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội

     - Thứ hai, cấu trúc nền kinh tế có sự giống nhau, và hệ quả từ cấu trúc kinh tế này cũng giống nhau. Đó là kinh tế quốc doanh là chủ đạo, và hiện tại, hai nền kinh tế đều đang bị tàn phá bởi yếu tố này.

     - Thứ ba, cả hai chế độ ở hai nước đều đang ở giai đoạn hoàng hôn của chế độ, giai đoạn tồn tại cuối cùng, cả hai chế độ đều sẽ bị thay đổi trong tương lai gần. Thế lực cầm quyền cả hai nước đều không đếm xỉa gì đến quyền lợi của người dân, tìm mọi cách để duy trì chế độ độc tài.

     Tuy nhiên, sự giống nhau là không nhiều. Có rất nhiều sự khác nhau giữa hai nước, đó là những khác biệt về thể chế, cấu trúc và cơ chế vận hành.

     - Việt Nam là một nước XHCN chính thống (từ việc lập ra chế độ đến quá trình xây dựng nên chế độ độc tài toàn trị cộng sản…) trong khi Venezuela lại chỉ là nước đi theo, đi theo khía cạnh cộng sản, cụ thể nhất là quốc hữu hóa nền kinh tế hoặc dùng chính sách dân túy…

     - Việc hình thành,  xây dựng chế độ cộng sản ở Việt Nam và chế độ XHCN ở Venezuela khác nhau. Việt Nam cướp được chính quyền qua một quá trình đấu tranh khốc liệt của đảng cộng sản. Venezuela đang là nước dân chủ, chuyển qua XHCN bằng cuộc bỏ phiếu của người dân. Theo một khía cạnh nào đó, người dân venezuela đã tự lựa chọn con đường XHCN

     - Cơ chế, cấu trúc, cách thức vận hành thể chế của hai nước khác hẳn nhau. Ở Việt Nam là cơ chế, cấu trúc, và vận hành theo chế độ độc tài, toàn trị cộng sản. Ngược  lại, Venezuela vận hành theo cơ chế, cấu trúc của của thể chế dân chủ. Kể cả sau này khi Chavez lên nắm quyền. Chỉ có hai điểm khác nhau, giữa cơ chế, cấu trúc của Venezuela với các thể chế dân chủ, đó là việc quốc hữu hóa nền kinh tế, nhà nước quản lý một số lĩnh vực của nền kinh tế, và việc tự ý xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội cho người nghèo với tính chất mị dân.

     - Con người Venezuela vẫn tương đối có tự do so với công dân Việt Nam, vẫn có báo chí tự do, đảng đối lập, tự do lập hội, biểu tình…

     - Nhìn về hình thức, và từ bên ngoài nhìn vào, thì VN hiện vẫn đang phát triển, ổn định nhất nhì châu Á, trong khi Venezuela nền kinh tế, đất nước tan hoang, người dân cùng khổ, số người bỏ nước ra đi tới 3 triệu người, dân đói khổ triền miên và đó là những điều ai cũng nhìn thấy được…

     (còn nữa)

Hà Nội, ngày 22/6/2019

N.V.B