You are here

Sức ép công khai hóa và vấn đề tuyên truyền của đảng qua vụ việc đột quỵ của ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (tiếp theo)

Ảnh của nguyenvubinh

         …

     Chiều ngày 15/4, khi bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Lê Thanh Hải (cựu bí thư thành phố HCM) vào thăm, ông Trọng đã tỉnh, ăn cháo được 7 hay 8 thìa. Ông Trọng nói muốn về Hà Nội (ý cũng lo xa có gì còn gặp vợ con). Các bác sĩ động viên là bệnh không có gì, nằm nghỉ ngơi sẽ lành như vết đứt tay chảy máu cần để yên cho se miệng.

     Đến 15 giờ chiều ngày 16/4, ông Tổng bí thư, kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã rời Sài Gòn về Hà Nội trên chuyến bay riêng được lắp cáng cứu thương ở hàng ghế đầu 16,17,18 ABC, B787 , A871. Ký hiệu VN7248 chuyến đột xuất, đặc biệt đi thẳng từ nhà chứa máy bay ra đường băng, bay thẳng về Hà Nội. Đây là giờ cao điểm ở sân bay, nhiều chuyến bay khác đã phải thay đổi đường băng để nhường ưu tiên cho chuyến bay đưa ông Nguyễn Phú Trọng bay về Hà Nội.

     Các bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy xác định bệnh tình ông Nguyễn Phú Trọng đã tạm ổn, nhưng về các mạch máu trong não cần phải theo dõi thêm. Ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay đang được chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ông vẫn đang trong quá trình hồi phục và chưa thể làm việc được.”

     2/ Vấn đề tuyên truyền của đảng cộng sản trong những vụ việc tương tự trước đây

     Trong chế độ cộng sản nói chung và cộng sản Việt Nam nói riêng, vấn đề tuyên truyền được đặt lên hàng đầu trong tất cả các công tác. Nhiều người đã nhắc tới ví dụ chứng minh tầm quan trọng của tuyên truyền khi vào năm 1944, đảng cộng sản đã thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, tức là tiền thân của bộ Quốc phòng hiện nay. Chữ tuyên truyền được đặt trước cả chữ giải phóng quân cho thấy tầm quan trọng của công tác tuyền truyền. Sau này, công tác tuyền truyền cũng chưa bao giờ đánh mất vị trí của nó khi nhà nước cộng sản đã tổ chức hàng ngàn tờ báo, mỗi tỉnh thành, ngành nghề đều có báo chí, và có cả một ban tuyên huấn (lúc thì gộp thành tuyên giáo) phụ trách việc tuyên truyền. Đặc biệt, việc kiên quyết không cho tự do báo chí, tự do xuất bản và đàn áp nặng nề những người có ý định và thực hiện việc xuất bản, phát hành, thực hiện tự do ngôn luận, tự do báo chí đã củng cố nhận định về tầm quan trọng của tuyên truyền dưới chế độ cộng sản.

     Nhưng tại sao tuyên truyền lại quan trọng như vậy trong các chế độ cộng sản? Bởi vì tuyên truyền (dối trá) và bạo lực (khủng bố) là hai trụ cột của tất cả các chế độ cộng sản. Các chế độ cộng sản có mục đích thống trị nhân dân, Quốc tế cộng sản có mục đích thống trị nhân loại, nhưng khi họ tuyên bố, tuyên truyền với người dân là giải phóng nhân dân, đem lại cơm ăn, áo mặc, tự do cho người dân. Như vậy, việc lừa bịp người dân, nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. Trong lịch sử, sự kết hợp giữa lừa bịp và bạo lực, các chế độ cộng sản đã đạt tới nghệ thuật trong việc thống trị người dân. Từ cổ tới kim, chưa có chế độ, triều đại nào làm được như vậy.

     Trong nguyên tắc tuyên truyền của cộng sản, luôn có hai công tác thường xuyên. Một mặt, bưng bít sự thật, ngăn chặn và ngăn cản việc công bố, thông tin sự thật. Mặt khác, định hướng tuyên truyền những thông tin đã được chế biến, nhào nặn và bóp méo theo hướng có lợi cho chế độ, nhà cầm quyền và các chủ thể của nhà nước cộng sản tham gia vào sự việc, sự kiện.

     Trước đây, khi đất nước chưa hội nhập, và chưa xuất hiện Internet và mạng xã hội, việc thông tin hoàn toàn là độc quyền của đảng cộng sản và nhà nước. Đến nay, khi xã hội đổi khác, mạng xã hội phát triển, nhà cầm quyền không còn độc quyền việc thông tin thì nhà nước buộc phải rút gọn, khoanh vùng một số thông tin thuộc bí mật quốc gia. Tháng 11/2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một bộ luật nhằm bảo vệ bí mật nhà nước trong đó quy định các thông tin, bao gồm sức khỏe của lãnh đạo nhà nước, phải được giữ kín…

     (còn nữa)

Hà Nội, ngày 23/4/2019

N.V.B