Cho dù Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 14 - Khóa XI (HNTW14) đã kết thúc vào cuối ngày 13/01/2016. Tuy vậy, việc ai sẽ là Tổng Bí thư cũng như ba chức danh Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội tại Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12, là chủ đề được người ta bàn tán sôi nổi nhất thì vẫn chưa có câu trả lời. Nếu có, thì đó chỉ là những tin tức đồn đoán thiếu cơ sở từ một vài cá nhân và cũng không loại trừ rằng việc có những thế lực chính trị tung ra các "kết quả bỏ phiếu" để phục vụ cho các mưu đồ riêng của họ.
Những tin tức đồn đoán thiếu cơ sở
Trước hết theo Thông báo về Hội nghị Trung ương 14 đã cho biết: "Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và biểu quyết thông qua nhân sự đề cử bổ sung một số đồng chí Uỷ viên Trung ương khoá XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá XII; nhân sự là Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá XII và danh sách đề cử các đồng chí ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khoá XII với số phiếu rất tập trung.". Điều đó có nghĩa là không có chuyện bầu (kể cả là sơ bộ) các chức danh tứ trụ, mà chỉ dừng lại ở mức biểu quyết danh sách ứng viên cho các chức vụ chủ chốt - "tứ trụ" mà thôi.
Bên cạnh những phỏng đoán kiểu "Hạ màn! Dũng thắng" hay thì cũng có nhưng bản tin được cho là theo các nguồn tin khả tín về kết quả bỏ phiếu cho 4 vị trí chủ chốt tại HNTW14" của trang ABS hay từ báo Người Việt, với thông tin chỉ khác nhau ít nhiều về con số đều cho rằng: "Kết quả bỏ phiếu kín đề cử cho 4 chức danh chóp bu hay gọi nôm na là “tứ trụ” bao gồm: Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư: 137/175 phiếu, Trần Đại Quang - Chủ tịch Nước: 157/175 phiếu, Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng: 153/175 phiếu và Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc Hội: 161/175 phiếu." . Thậm chí còn có thông tin "tại hội nghị 14, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ được “rất ít ủy viên trung ương giới thiệu.". Trong lúc theo VNN dưới tiêu đề "Trung ương biểu quyết nhân sự 'đặc biệt' tái cử" cho biết, Trung ương biểu quyết thông qua nhân sự đề cử là ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá 11 thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá 12.
Do vậy có nhiều khả năng cho thấy, đây là những nhận định và thông tin không có cơ sở. Vì các lý do:
1. Danh sách đề cử các ứng viên được giới thiệu cho mỗi chức danh sẽ phải có hơn một người (>1), vì đã có vấn đề "nhân sự đề cử bổ sung". Điều đó cho thấy có sự bất hợp lý số phiếu bầu tập trung ở mức cao, ở mức xấp xỉ 80% đối với những ứng cử viên được bầu (theo danh sách nêu trên) là điều khó có thể tin. Nhất là đối với ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong lúc đối thủ của ông là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong lúc các đồn đóan cho rằng ông Dũng hiện nay đang nắm đa số trong BCHTW. Không có lẽ đã xảy ra chuyện đa số các Ủy viên Trung ương tay chân của ông Nguyễn Tấn Dũng đã đồng loạt "lật kèo" đối với ông Dũng? Đây là điều không thể có, vì những UVTW - những người đã cứu ông Dũng tại HNTW6 sẽ không bao giờ làm điều đó, nhất là trong lúc màn đấu đá giữa 2 phe của ông Trọng và ông Dũng đang quyết liệt hơn bao giờ hết.
2. Hiện nay, đa số các Ủy viên Chấp hành Trung ương rất bất bình với sự độc đóan chuyên quyền của Bộ Chính trị, dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đối với quyết định 244/QĐ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 về "QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG". Được cho là đã thu hẹp dân chủ trong Đảng, và đã vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc, trong các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương các nghị quyết hay quyết định của Bộ Chính trị, khi đưa ra trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đều bị phản bác và trả về để yêu cầu làm lại. Việc "Trung ương đã thống nhất cao bằng hình thức bỏ phiếu kín đề cử nhân sự chức danh Tổng bí thư; đề cử chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH nhiệm kỳ 2016 - 2021 để Trung ương khoá 12 xem xét.". Đã khẳng định điều này và đây là một tiến bộ vượt bậc trong công tác bầu cử nhân sự cao cấp trong đảng, điều đó cho thấy quyết định của Ban Chấp hành Trung ương đã bác bỏ quyết định 244/QĐ/TW.
3. Việc trong các cuộc họp Bộ Chính trị về công tác nhân sự cho Đại hội 12 gần đây, ông Dũng đã luôn tỏ ra không mặn mà, thậm chí là hờ hững với việc Bộ Chính trị đề cử trường hợp nhân sự "đặc biệt". Ông Dũng không chỉ đã không tự ứng cử, mà còn khẳng định rằng "TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ", thậm chí còn chủ động giới thiệu Nguyễn Phú Trọng ra ứng cử chức vụ Tổng Bí Thư tại Đại hội 12. Vì ông Nguyễn Tấn Dũng căn cứ vào Điều 11, Mục 5 của quyết định 244/QĐ/TW đã quy định rõ rằng: ”Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đề cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khác để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; đề cử Ủy viên Bộ Chính trị để được bầu làm Tổng Bí thư ...”, thì mọi giới thiệu của Bộ Chính trị và ông Trọng không chỉ vi phạm Điều lệ Đảng mà còn vi phạm nghị quyết 244/QĐ/TW. Điều đó cho thất phương án nhân sự trình HNTW14 có nguy cơ bị các UVTW bác bỏ là cao và khả năng diễn ra đúng như dự tính. Việc đã có nhiều Ủy viên Trung ương đã giới thiệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức vụ Tổng Bí thư đã phản ảnh điều đó.
4. Ngay sau khi HNTW14 kết thúc, thì trường chứng khoán Việt nam không có các diễn biến bất thường. Đặc biệt khi quan sát các định chế kinh tế, tài chính của các tập đoàn, doang nghiệp được cho là sân sau cũng như của con rể và con gái ông Dũng làm chủ cũng thì cũng chưa ko những dấu hiệu giao dịch dịch bất thường.
Ông Nguyễn Tấn Dũng khó có thể là Tổng BT
Việc ông Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm Tổng bí thư của Đai hội 12 đang là mong ước của một số đông người dân Việt nam, vì họ kỳ vọng rằng ông Dũng vốn có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các các vấn đề. Song quan trọng hơn có lẽ là dân chúng thích sự bày tỏ quan điểm rõ ràng trong vấn đề chủ quyền nói riêng hay vấn đề quan hệ với Trung quốc nói riêng. Tuy vậy, con đường tiến đến chiếc ghế chức vụ Tổng Bí Thư tại Đại hội 12 của ông Nguyễn Tấn Dũng đến lúc này không hoàn toàn dễ dàng. Bởi các lý do sau đây:
1. Việc ông Dũng được bầu làm Tổng bí thư là một trường hợp hy hữu chưa từng có trong tiền lệ, vì từ trước đến nay trong Đảng CSVN chưa bao giờ có một viên chức cao cấp nào trong Bộ chính trị đã quá tuổi lại được bầu chọn giữ một chức vụ cao cấp hơn.
2. Theo các chuyên gia tướng số thì "Tháng Sửu năm Mùi bầu bán thì ắt hẳn hai ông tuổi Kỷ Sửu bị năm xung tháng hạn ( Tháng Sửu tuổi Sửu là tháng hạn, Mùi & Sửu là 1 trong 6 cặp tuổi xung gọi là Lục Xung -và 1 trong 3 cặp Tương hình , cho nên ai tuổi Kỷ Sửu sẽ khó trúng ! Còn tuổi Tuất cũng Tự hình với Mùi , Sửu nên cũng khó được ! Còn lại Giáp Thân là số tốt hơn cả !".
3. Việc ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư đã không được đa số thành viên Bộ Chính trị và lực lượng các đảng viên kỳ cựu ủng hộ, vì họ lấy lý do rằng sau khi nắm trọn các chức vụ này, ông Dũng sẽ cải cách thể chế chính trị và trở thành một vị tổng thống. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự tồn vong của Đảng CSVN. Thậm chí quan điểm “ai làm Tổng Bí thư cũng được, trừ ông Dũng” khá phổ biến trong đảng thiện nay.
4. Ông Nguyễn Tấn Dũng là cái gai trong Bắc kinh, một thế lực chính trị khổng lồ từ lâu nay đã thâu tóm chính trường Việt nam. Và chắc chắn, Bắc Kinh không bằng cách này thì cách khác, kể cả việc tạo xung đột về quan sự giữa 2 nước Trung - Việt là điều hoàn toàn có thể. Việc Trung quốc gây áp lực trên biển, trên không đối với Việt nam trong những ngày qua đã cho thấy điều đó. Hơn nữa, nếu để cho chiến tranh Việt - Trung lúc này là chế độ hiện nay sẽ sụp đổ. Vì thế, trong điều kiện hiện nay việc để ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức vụ Tổng Bí thư có thỏa mãn mong đợi của đa số nhân dân và có lợi cho đất nước. Song sẽ không có lợi cho Trung quốc và phe thân Tầu, vì vậy bằng mọi cách họ sẽ phải triệt hạ bằng được ông Nguyễn Tấn Dũng.
Tóm lại, cuộc đua vào chiếc ghế Tổng Bí thư cũng như các chức vụ còn lại của "tứ trụ" chưa kết thúc. Mọi sự thay đổi vào phút cuối cùng của mỗi bên là điều hoàn toàn có thể. Song nguy cơ ông Nguyễn Tấn Dũng thát bại là khả năng cao. Vì vậy, con đường duy nhất của ông ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải "chặt cầu để tiến" bằng cách sử dụng tất cả các thủ đoạn có thể để lật ngược thế cờ. Lùi bước lúc này ông Dũng không chỉ sẽ trở thành vật tế thần nhà cầm quyền Bắc Kinh và của phe thân Trung quốc trong Đảng, mà các đồng chí luôn theo sát và ủng hộ ông sẽ cũng sẽ không buông tha cho ông.
Ngày 14/01/2015
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
Bài bình luận
@Richard-HCM
Nhiều người dân VN cầu mong
Dân việt cầu mong gì
Cũng 1 dạng lăng xê
Dương đông kích tây