You are here

Ăn, ăn… lấy cái cục c. gì mà ăn!

Từ những ngày đầu năm (Tết Nguyên Đán) đến nay, các phương tiện thông tin trong và ngoài nước xuất hiện khá nhiều hình ảnh đời sống xa hoa, vương giả của những quan chức Việt Nam hiện tại cũng như sự giàu có của gia đình, họ hàng của họ. Và đương nhiên bản thân các quan chức và cựu quan chức này đang sống trên đất Hà Nội, dòng họ, bà con của họ thì sống rải rác khắp nơi từ Bắc chí Nam. Nhưng cách Hà Nội không xa, chưa đầy hai trăm cây số đường bộ và năm chục cây số đường chim bay, có những cuộc đời hết sức khủng khiếp, sự nghèo khổ của họ được xếp vào hàng vĩ đại của thế giới.

Từ Ninh Bình đến Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận… cho đến Tây Nguyên, miền Đông Đất Đỏ, Mũi Cà Mau hay Móng Cái… Đi đâu cũng gặp những cảnh đời nghèo đến mức khó mà tin được!

Đơn cử trong một chuyến đi, tôi đến huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, đây là huyện trước đây ba năm xếp trong nhóm nghèo nhất nước. Sau ba năm, nhờ sự chiếu cố của Đảng, nhà nước, huyện thoát khỏi cảnh nghèo. Phương tiện thông tin trong nước đều nói vậy. Nhưng khi đến đây, tôi hết sức bất ngờ và buồn cười. Bất ngờ ở chỗ nhà tranh mái lá vừa rất thơ mộng, vừa nghèo lại vừa mát mẻ của người đồng bào Mường, Thái, H.Mong không còn nữa. Thay vào đó là những ngôi nhà xây lúp xúp, lợp tôn, nhìn xa thì giống chuồng heo, lại gần thì giống chuồng lợn.

Hỏi ra mới biết là nhà nước đã hỗ trợ tiền, bắt buộc người nhận hỗ trợ phải xây dựng nhà, xóa bỏ nhà tranh. Như vậy là bút sa gà chết, bà con thi nhau cặm cụi xây nhà. Nhưng vùng này vốn là vùng nghèo thuộc diện chó ăn đá gà ăn muối, cho bao nhiêu thì bà con xây bấy nhiêu, tiền ăn còn không có, lấy đâu mà xây nhà?! Và với khoản tiền mười đến mười lăm triệu cho mỗi mái nhà, khỏi cần tưởng tượng thì cũng biết căn nhà xây lên to cỡ nào rồi.

Nói thì tội, đâm ra xúc phạm đồng bào của mình, nhưng thú thực nếu xây nhà kiểu như vậy, ở nhà tranh tốt hơn nhiều. Bởi vì nhà tranh dù sao cũng mát, không ồn khi mưa rơi và cũng ít lo bị sét đánh. Đằng này, xóa bỏ nhà tranh theo chủ trương của nhà nước (thực chất là để tránh ống kính của những du khách đi qua đường Trường Sơn, bởi trên tuyến đường này, sự phân biệt giàu nghèo nhìn rất rõ, nhà nào xây bề thế, có cổng ngõ, ra dáng biệt thự, dinh thự thì đó là của quan chức, nhà nào xập xệ là của dân), dân phải xây với mức tiền ít ỏi, nhiều người xây dở chừng thì vật liệu xây dựng tăng giá, phải chạy vay chạy mướn trả bằng lúa. Cuối cùng, căn nhà xây xong giống cái chuồng, người thì đeo nợ.

Thử nghĩ, với mức tiền từ mười đến mười lăm triệu đồng (tùy vào số người nhiều hay ít mà dao động từ mười đến mười lăm triệu) để vừa mua gạch, mua ciment, mua tôn để lợp thậm chí phải mua gỗ để làm đòn tay, kèo chứ rừng đã bị cấm, đến cây tre rừng cũng không được đốn hạ thì lấy đâu ra để làm nhà. Và với ngần đó tiền, cái nhà xây được sẽ bằng một phần ba diện tích căn nhà tranh cũ, lợp tôn, ngột ngạt. Trong điều kiện thời tiết mà mùa Đông thì lạnh cắt da cắt thịt, mùa nắng thì ngộp thở, thêm phần gió Lào thì thà ở nhà tranh còn tốt hơn nhiều. Đó là chưa kể đến việc nhiều nhà lâm vào nợ nần triền miên do vay tiền bù khoản chênh lệch vật liệu xây dựng (gọi là tiền phát sinh).

Ghé thăm một gia đình, thấy ông lão người Mường ngồi tiu ngĩu, mắt kèm nhèm, mặt buồn xo, thi thoảng có con ruồi bay vi vu qua mắt ông. Không biết hỏi câu gì, cũng chẳng biết nên bắt đầu từ câu nào bởi vì ông cũng không buồn chào khách, thậm chí có ánh nhìn không mấy thiện cảm. Tôi buột miệng hỏi một câu cho có hỏi: “Cụ ơi, cụ ăn uống gì chưa?”. Vì lúc này đang là 12h trưa nên tôi hy vọng câu hỏi này tạo được gần gũi với ông cụ. Ông ngồi nhìn tôi một hồi rồi trả lời bâng quơ: “Cán bộ hả? Hỏi hay nhỉ! Gạo sạch trong đít nồi, lấy cái cục cứt gì mà ăn!”. Câu nói vừa có chút nóng giận, lại vừa tục tằn một cách rất hồn nhiên của ông khiến tôi thấy thương ông lạ lùng và cũng không tránh khỏi bật cười.

Tôi hỏi tiếp: “Ủa, sao lại… Nhà mình đi đâu hết rồi cụ?”. Ông nhìn lại tôi một lúc, ra chiều thiện cảm: “Đi mót củi rừng cả rồi. Mấy đứa lớn vào Nam làm thuê”. Hỏi chuyện một lúc nữa, tôi được biết ông cụ năm nay chỉ mới 60 tuổi, nhìn bề ngoài thì có vẻ như trên 90. Ông vốn là thợ rừng, giờ thất nghiệp, con cái bỏ đi làm thuê ở miền Nam, ông sống với hai đứa cháu nhỏ. Hiện tại, ông chẳng còn gì để ăn. Hai đứa nhỏ đang đi hái măng rừng và mót củi rừng (chứ không chặt như trước đây vì rửng cũng đã trơ trụi) để bán dưới chợ. Ông bị bệnh mấy tuần rồi nên chỉ ngồi nhà chờ cháu mua gạo về nấu cháo cho ăn, từ sáng tới giờ ông chưa có gì bỏ vào bụng, tối bữa trước thì ăn cháo với măng rừng.

Nghe đến đây, tôi chẳng biết nói gì hơn, lục túi, biếu ông hai trăm ngàn đồng, ông cầm hai trăm ngàn đồng mà giống như người dưới xuôi đang cầm hai trăm triệu vậy, thật khó tả. Tôi đi được một đoạn, nghĩ lại, quyết định giảm bớt cà phê và ăn kiêng một chút, quay lại biếu ông thêm ba trăm ngàn nữa. Ông nhìn tôi tròn xoe mắt và hết cả kèm nhèm. Khi tôi đi ra, ông chắp tay vái lên trời, nói to: “Cầu Trời Phật phù hộ cho cậu, cậu đi đường bình an, mạnh khỏe!”. Lời nguyện cầu cùng âm sắc hết sức lạ lẫm của ông khiến tôi cứ ám ảnh trên đường đi, mà mỗi khi nhớ lại hình ảnh ông chắp tay cầu nguyện cho tôi thì tôi lại ứa nước mắt…

Tôi cũng chẳng thể bàn luận gì thêm về chính sách của nhà nước cũng như đời sống của những người nghèo nữa. Tôi chỉ nghĩ rằng: Với lời cầu nguyện đầy tâm huyết của người đàn ông Mường này, tôi sẽ được bình an. Và nếu thực dụng một chút, những người có nhiều tiền mà sợ nhiều thứ, tốt nhất nên mang tiền đến tặng những người nghèo như ông cụ vừa nói. Sự biết ơn và lời cầu nguyện của họ hướng về người đã giúp họ có khi còn tốt hơn cả triệu lần việc xây chùa, cúng dường, bày trò công đức, đốt vàng mã… Bởi vì nếu lời cầu nguyện của họ không thành sự thật, vô nghĩa chăng nữa thì ít nhất cái công đức cứu đói, giúp nghèo hiện ra kết quả rất rõ, ngay trước mắt, chẳng phải siêu hình và tù mù.

Vì hiện tại, có rất nhiều người nghèo, đồng bào thiểu số miền núi đã đến mùa giáp hạt, họ chẳng có cái cục c. gì để mà ăn đâu! Thưa các quan, các ông các bà, các ngài đạo đức đang ngồi trên ngai vàng, đang sống như các hoàng đế thế kỉ 21 trong bộ vó thanh liêm và mẫu mực ạ!
 

 

Bài bình luận

Đây là thành quả đánh 3 đế quốc sừng sỏ của cụ Hồ,đây là câu chuyện thật tôi đã chứng kiến rất nhiều như thế,các quan đỏ csvn tha Hồ hút máu dân đen dưới danh nghĩa vì nước vì dân

Bài ca hy vọng! Có lẽ chúng ta đã xúc cảm rất nhiều khi nghe bài ca hy vọng và chúng ta đã thất vong quá nhiều với nhứng gì CNXH đem đến. Tôi cũng đã từng chứng kiến những cảnh nghèo của đòng bào ta, nhất là của các cháu trên mọi miền đát nước. Biết bao hình ảnh đã dược đưa lên báo về những cảnh nghèo của đồng bào miền cao. đến bây giờ chưa nghe một lời nào của những người cầm đầu chế độ nầy lên tiếng. Họ vô cảm! Bọn họ chỉ lo : Chạy chức chạy quyền và mở miêng ra toàn những lời" vì nhân dân". Không có chế độ nào láo toét, đạo đức giả như chế độ nầy kể cả chế độ Phát- xit của Hitler và thời Liên xô của Staline. Ché độ nầy đã biến xã hội VN thành xá hội chỉ lo chạy: chay chức, chạy quyền, chạy danh hiệu, chạy để được phong NSUT, NSND, chạy huy chương, chạy bằng cấp, chạy điểm, chạy án, chạy thuế, chạy để được lên báo, chạy để khỏi phải lên báo, chạy để được vào trường, chạy để được khám bệnh... Mới đây tôi xem lại phim " NGả BA đồng Lập" một cảm giác cay đắng uất ức trào lên, không phải uất ức với Mỹ mà cảm thấy cay đắng, uất ức vì gia đình họ hàng của các cô gái nầy đang là dân oan. Hảy nhìn bọn cầm đầu chế độ XHCN phỉ phê, thỏa mãn! PhuBong

Nhìn những tên quan tham cộng sản thì hết ý. Tên nào cũng tròn trịa, mặt mày nhẵn bóng, com lê chỉnh tề, xe hơi nhà lầu, chỉ có ánh mắt và dáng dấp là thấy thiếu lương thiện. Con cái gia đình chúng phủ phê ở trong nước, và ở cả các nước phuơng tây...thì còn gì dư thừa mà đến được tay người dân. Người dân việt nam chỉ được ăn những chiếc bánh vẽ, và những khẩu hiệu đỏ loét như băng vệ sinh mà chúng treo ở khắp các đường phố đất nước. Không gì đau đớn và tủi nhục bằng bị chính những tên lừa gạt và ngu xuẩn dạy chúng ta những bài học về đạo đức..hu..hu..đau lắm đồng bào ơi. Dân Oan

Ke ra thi dan minh cung ngoan ngoan ghe, Đảng dạy gi nghe nấy.

Viết quá hay và cãm động

khong tin, khong ngjhe, tat ca nhung gi chinh quyen cong san viet nam noi,,,ma hay nhin trung thuc doi song ngheo doi nhieu noi tren dat nuoc viet nam ma dang cong cong san dang lam,,,tham o,,tham nhung,,boc lot,,luong gat,, an cuop,,khoe khoang, khoac lat, noi phet,, tuyen truyen bo lao,bo leu,,cam on nguoi viet bai nay rat trung thuc, va cam dong,,thuong sot cho so phan nguoi dan kho ngheo,, cau xin thuong de tren cao tieu diet het bon cong san vn, thay doi chinh quyen vi dan, vi nuoc, phat trien dat nuoc dan giau, nuoc manh, quoc gia phu cuong,,

Thật cảm động. Xin tuổi trẻ hãy nói lên những gì mắt thấy, tai nghe để mọi người cùng cảm thông và có thể giúp đỡ ít nhiều gì đó. Một lần nữa, xin cảm phục anh bạn của tôi.