Đầu năm 2012, thống đốc ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam là Nguyễn Văn Bình đã nói đến việc huy động vàng trong dân, mà theo ước tính, có khoảng 300-500 tấn vàng như thế. Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu người dân có nên đưa vàng cho NHNN giữ không? Lịch sử trả lời rằng: KHÔNG NÊN!
Thực chất của cuộc huy động vàng này làm lộ rõ việc NHNN trong khoảng 5 năm qua luôn trong tình trạng hết tiền, in bao nhiêu tiền mặt cũng thiếu, vì kim bản vị đã bị rỗng kho từ rất lâu rồi, chẳng có gì bảo đảm. Sở dĩ tôi có kết luận này là do gom góp các ý kiến đây đó, đã in trên báo của VN, do các chuyên gia tài chính, các nhà cố vấn chính phủ đề cập, phát biểu.
Chính lịch sử cho chúng ta thấy VN không phải là nước ít vàng, thực dân Pháp giàu lên rất nhiều là nhờ khai thác vàng của VN, ví dụ mỏ vàng Bồng Miêu (Quảng Nam). Mãi đến giữa năm 2011, sau khi bị bòn rút qua hàng thế kỷ, ông Trần Hà Tiên, Tổng Giám đốc Công ty vàng Bồng Miêu vẫn cho thấy, “ước tính mỗi ngày, ở đây bị thiệt hại từ 5 - 7 tấn quặng vàng do bị “vàng tặc” cướp”. Thế thì câu hỏi được đặt ra, là từ sau 1945 và 1975, khi tiếp quản các mỏ vàng khổng lồ này, chính quyền chẳng lẽ khinh vàng đến mức không thèm khai thác; còn nếu đã khai thác, thì vàng kia đi đâu, để đến lúc này “trắng tay” phải huy động “của hồi môn” từ trong dân, chỉ có vài trăm tấn.
300 - 500 tấn vàng trong dân VN là một con số đầy mâu thuẫn.
Vì theo tạp chí Forbes thì năm 2011, 10 nước sau đây có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới: Mỹ (8.134 tấn), Đức (3.401 tấn), Italia (2.452 tấn), Pháp (2.435 tấn), Trung Quốc (1.054 tấn), Thụy Sĩ (1.040 tấn), Nga (792 tấn), Nhật Bản (756 tấn), Hà Lan (613 tấn), Ấn Độ (558 tấn).
Còn TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết trong năm 2011: theo số liệu mà Hội đồng Vàng thế giới cung cấp thì VN có khoảng 1.072 tấn vàng dự trữ trong dân; còn thống kê 460 tấn là số liệu của Hiệp hội Khai thác vàng ở Anh (GFMS). Ông Nghĩa không cho biết NHNN đang dự trữ bao nhiêu vàng.
Forbes quên VN trong trường hợp này là thiếu sót? Bởi với số liệu này, rõ ràng Việt Nam có thể xếp vị trí khoảng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng.
Vài trăm tấn nghe tưởng rất nhiều, chứ thực chất, không xứng là cái móng chân, nếu so với sự thất thoát mà chính quyền này đã gây nên trong mấy chục năm qua. NHNN có dám minh bạch số vàng mà mình từng sở hữu từ thời lập ra ngân hàng VN không? Chỉ sợ khi đưa con số này ra, chắc chắc người dân sẽ ngất xỉu, vì nó không phải hàng trăm tấn, mà là con số hàng ngàn tấn.
Con số này cũng cho thấy thêm rằng, chứng tỏ VN từng có rất nhiều vàng, nhưng chính phủ đã làm thất thoát quá nhiều.
Theo nhà kinh tế Đinh Tuấn Minh thì: “Hiện tại phần lớn người dân Việt Nam mua vàng là để đầu cơ giá vàng. Tuy nhiên, do không được kinh doanh vàng tài khoản cũng như chưa có chứng chỉ vàng nên việc đầu cơ giá vàng của người dân buộc phải thực hiện thông qua việc trao đổi lượng vàng vật chất tương ứng với các cửa hàng trung gian.
Quá trình trao đổi vàng vật chất qua lại này không những làm tăng chi phí giao dịch cho những người đầu cơ, mà còn khiến cho hoạt động đầu cơ vàng gắn với dòng dịch chuyển ngoại tệ khi có dòng vàng vật chất chuyển dịch vào và ra khỏi biên giới Việt Nam”.
Sự mâu thuẫn này càng dâng cao khi cách đây vài năm, VN tí nữa là cấm luôn chuyện người dân tự do mua bán vàng. Tại sao có vàng mà lại sợ mua bán? Phải chăng chơi thế ép lưu thông, để sau đó nhà nước mua cho được giá rẻ? Không ngờ vàng thế giới tăng nhanh quá, “âm mưu” này bị phá sản hoàn toàn, nay mới nói đến hai chữ “huy động”.
Theo góp ý rất trong sáng của Đinh Tuấn Minh thì: “Để loại bỏ ảnh hưởng của hoạt động đầu cơ giá vàng khỏi dòng chảy của vàng vật chất, thì NHNN nên nhanh chóng phát hành chứng chỉ vàng cũng như hình thành sàn vàng quốc gia. Chứng chỉ vàng cần được đảm bảo 100% bằng vàng vật chất trong các kho vàng quốc gia. Mỗi chứng chỉ vàng sẽ có một mã số tương ứng với một mã số của lượng vàng thật trong kho. Mỗi khi NHNN nhập một lượng vàng vào kho thì đồng thời nó sẽ phát hành một chứng chỉ vàng tương ứng. Và ngược lại, mỗi khi NHNN xuất một lượng vàng vật chất khỏi kho thì sẽ thu lại một chứng chỉ tương ứng. Cần có một đạo luật để đảm bảo rằng NHNN sẽ phát hành số lượng chứng chỉ vàng chính xác bằng số vàng thực sự có trong kho”.
Nhưng ở một đất nước mà thiếu một chính thể đại diện nghiêm túc, dân chủ và minh bạch như VN thì giải pháp của ông Minh chỉ đưa người dân tới cái thế đem vàng đi đổi giấy lộn. Điều này không cần chứng minh thì người dân cũng đủ thấy qua các kỳ phát hành công trái (trái phiếu) mấy thập niên vừa rồi, dân bỏ tiền ra mua, sau đó chịu lổ hoặc bán lại chẳng được, vì nhà nước mua cầm chừng.
Bây giờ thì nói huy động, thực chất là VN mua vàng từ trong dân. Cái sự mua này vừa cho thấy nhà nước trống kho, vừa cho thấy, đồng tiền mà nước này in ra đang mất giá trầm trọng, chính phủ cũng muốn đùn ra dân. Nếu có biến cố lớn, nhà nước giữ vàng, dân giữ giấy lộn, vì tiền VN chẳng biết đem đi đâu tiêu.
Người dân luôn mong ước chính phủ của mình nói được làm được, hoặc kém hơn là nói được nhưng làm không được. Lãnh đạo VN thì chơi cái chiêu nói một đường làm một nẻo, người dân bó tay, chẳng biết đâu mà theo. Cho nên, nói là đem vàng ra đổi chứng chỉ vàng, làm sao tin được các con số về chứng chỉ mà chính phủ này đưa ra? Đó là chưa nói, vàng thật lúc nào, thời nào cũng tiêu được, chứng chỉ vàng do VN phát hành, sao bảo đảm cho được? Nhìn đồng tiền đủ thấy rõ, có bao nhiêu người dân trên thế giới chấp nhận tiêu tiền VN?
Chuyên gia kinh tế Lê Vĩnh Triển phân tích: “Còn ở góc độ kinh tế, các ngõ ra (bán ra) của vàng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế như mong muốn có thể gồm đầu tư kinh doanh, đầu tư chứng khoán, địa ốc (trực tiếp) hay chuyển sang tiết kiệm/tín dụng ngân hàng (gián tiếp vào nền kinh tế). Rõ ràng để các ngõ này nhộn nhịp thì các thị trường này phải ổn định và phát triển, và hơn hết là phải tạo được lòng tin cho nhà đầu tư. Xét trong ngắn hạn (hơn một năm trở lại đây) thì rõ ràng việc găm giữ/đầu tư vàng là có lợi hơn đầu tư vào các thị trường nêu trên. Vì thế, khó thuyết phục người dân thay thế việc giữ vàng bằng các cách đầu tư khác. Đặc biệt là trong điều kiện việc xây dựng lòng tin bằng sự minh bạch cũng như nhất quán trong điều hành vĩ mô chưa thật sự được xem trọng”.
Nhà nước VN hiện nay thực chất vẫn là chuyện của một đảng phải, mà trong tổ chức này, chỉ một nhóm quyền lợi điều hành. Gần đây râm ran chuyện sụp đổ, nên cũng có tin đồn cho rằng, sau khi nhà nước gom đủ vàng thì rút lui, chừa sân khấu trống lại cho dân theo kiểu đùn đẩy trách nhiệm, ai muốn diễn thì cứ lên diễn.
Cũng có những tin đồn chưa xác thực được rằng, NHNN Việt Nam huy động vàng là vì Trung Quốc đang muốn mua số lượng lớn, để củng cố thêm nền kinh tế của họ, chứ thực chất VN chẳng có lý tưởng gì trong việc củng cố kim bản vị của mình?
Hi vọng đây là tin đồn sai, dù từ miệng các chuyên gia tài chính, bởi nếu đúng, người dân VN trong tương lai sẽ chẳng còn vàng để đi hỏi vợ dựng chồng, chứ đừng nói lo thuốc thang khi đau ốm. Đem nhẫn vàng đổi nhẫn cỏ là cái thế của VN hiện nay, vậy người dân hãy coi chừng và cẩn thận trước ngững lời đường mật của họ, thường thì hay nhân danh lòng yêu nước.
Bài bình luận
DAI BIP
Đừng tin cộng sản
Đừngtin...
Những câu nói cần phải lên
Ô HÔ nhà nước lập chiêu mới,cái này dân đen biết rồi
Chúng ta đã (nghe)nhiều về cs.Thấy thì (không).
Việt Nam xã hội chủ nghĩa muôn năm
1000 nam bi TU BAN do ho???