You are here

Blog của songchi

Ảnh của songchi

30 tháng Tư-vì sao vẫn chưa quên?

Song Chi.

Theo dõi từ các hoạt động “kỷ niệm, chào mừng” của nhà cầm quyền VN cho đến tin, bài của người Việt trong và ngoài nước về ngày 30 tháng Tư năm nay sẽ thấy hơn hẳn từ quy mô cho đến số lượng. Các báo, đài lớn ở bên ngoài như BBC, RFA, Người Việt…còn tổ chức mời mọi người viết bài về ngày này. Cũng dễ hiểu. Năm nay là đúng 40 năm xảy ra biến cố lớn nhất trong lịch sử VN cận đại: 30 tháng Tư 1975-30 tháng Tư 2015.

Ảnh của songchi

Đất độc khó sinh quả ngọt

Song Chi.
Là láng giềng “núi kề núi, sông kề sông”, hai dân tộc Trung Hoa và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng về mặt văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán…Thêm vào đó, một ngàn năm đô hộ của Trung Quốc đối với Việt Nam càng khiến cho sự tương đồng đó càng rõ nét, khi từ âm mưu lâu dài cho tới từng chính sách cụ thể và từng viên quan cai trị thừa hành của Trung Hoa đều nhằm một mục đích tiêu diệt bản sắc văn hóa Việt, thôn tính và đồng hóa Việt Nam.

Ảnh của songchi

Lại nghe quan chức Việt “nhả ngọc phun châu”

Song Chi.
Có lẽ từ lâu, người dân Việt Nam đã không còn quá kinh ngạc trước những câu phát biểu của các chính khách, quan chức nước nhà. Kể cũng lạ, toàn những người bằng cấp đầy mình (nếu so với nhiều quốc gia thuộc hàng phát triển trên thế giới thì quan chức, chính khách Việt hơn hẳn về việc có nhiều bằng cấp, học hàm, học vị, nghe rất to, rất oai), vậy mà cứ hễ họ mở miệng phát ngôn thì hoặc là dốt nát, hoặc vô cảm, vô trách nhiệm, ích kỷ và nhất là hết sức coi thường nhân dân. Dường như họ luôn nghĩ nhân dân là một lũ ngu nên muốn nói gì thì nói!

Ảnh của songchi

Từ Hong Kong nhìn lại Việt Nam

Song Chi.
Những ngày này tin tức về cuộc biểu tình lớn nhất từ hơn hai thập kỷ qua ở Hong Kong thường xuyên xuất hiện trên các báo, đài truyền hình quốc tế. Cũng như các nước khác, rất nhiều người Việt Nam đang dõi theo tình hình ở Hong Kong. Không chỉ báo chí “lề trái”, ngay cả một số tờ báo nhà nước cũng đưa tin về phong trào biểu tình của sinh viên, học sinh Hong Kong. Trên các trang mạng xã hội, những người Việt Nam yêu thích tự do, dân chủ liên tục cập nhật tin tức và có những status, bài viết, bình luận về sự kiện này.

Ảnh của songchi

Ăn để thương để nhớ

Song Chi.
Đối với những người Việt rời nước ra đi khi đã trưởng thành, tôi tin rằng trong nỗi nhớ về VN sẽ luôn luôn có nỗi nhớ về những món ăn, và cụ thể hơn, là những món ăn gắn liền với những vùng đất nơi mình đã sinh sống, với những kỷ niệm của riêng mình.

Ảnh của songchi

Một xã hội sặc mùi kim tiền

Song Chi.
Câu chuyện thứ nhất là về việc thương xá Tax, một trung tâm thương mại sầm uất và lâu đời nhất của VN, được người Pháp xây dựng vào năm 1880 đến nay đã 134 năm tuổi, sắp bị phá bỏ đế xây dựng Trung tâm Thương mại Dịch vụ Văn phòng Khách sạn cao 40 tầng.

Ảnh của songchi

Sài Gòn qua bao mùa nhạt phai

Song Chi.
Từ tháng 3.1975 đến khi rời VN vào cuối tháng 4.2009, tôi sống ở Sài Gòn. 34 năm. Chưa kể những khoảng thời gian đứt quãng trước 30.4.1975. Vì vậy, dù gốc Huế và sinh ở miền Trung, không có gì lạ khi tôi gắn bó với Sài Gòn.
Từ khi xa Sài Gòn, tôi đã có dịp lang thang qua nhiều thành phố của nhiều quốc gia. Và cứ mỗi lần ngắm nhìn những thành phố xinh đẹp, hài hòa từ quy hoạch tổng thể cho tới từng chi tiết, những thành phố có đời sống tinh thần phong phú, thú vị nhưng rất đỗi bình yên…tôi lại chạnh nhớ về Sài Gòn.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của songchi