You are here

Blog của tuankhanh

Ảnh của tuankhanh

Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng bị công an triệu tập lần 4

Bà Võ Xuân Loan, người đại diện của Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng cho biết là bà đã nhận giấy mời triệu tập lần thứ 4 (ngày 8-11-2021) của công an quận Gò Vấp. Theo nội dung ghi, thì để điều tra làm rõ vụ án hình sự “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người, phát hiện ngày 26-5”. Tuy nhiên, bà Võ Xuân Loan đã từ chối tiếp nhận cuộc gặp. Có vẻ như phía công an quận Gò Vấp vẫn ráo riết muốn tìm một hình ảnh nào đó, nhằm giải thích chuyện dịch bệnh đã diễn ra sau đợt nghỉ lễ rầm rộ 30-4 và 1-5-2021. 

Ảnh của tuankhanh

Cựu công an Lê Chí Thành nói "bị tra tấn dã man trong trại tạm giam"

Lê Chí Thành, cựu đại úy công an bị bắt giam vào tháng 4-2021 vì dám tố cáo cấp trên tham nhũng, hiện có lời tố cáo rằng anh bị những đòn thù tra tấn dã man ở Trại tạm giam Công an Thành phố Thủ Đức.  Bà Lê Thị Phú, mẹ của công an Lê Chí Thành cũng xuất hiện trên một video cá nhân vào ngày 29-10-2021, đọc thư đòi công bằng cho con trai bà, trong đó nhấn mạnh rằng anh Thành “bị trói treo hai tay, hai chân suốt 7 ngày trong một hầm cứt”.

Ảnh của tuankhanh

Trại giam nói Bùi Văn Thuận đồng ý không cần luật sư, gia đình không tin

Những tin tức liên tiếp nhận được từ gia đình của anh Bùi Văn Thuận cho thấy, tình hình tạm giam và bị cô lập với bên ngoài của anh Thuận đang có biểu hiện hết sức khắc nghiệt. Chị Trịnh Thị Nhung, vợ của anh Thuận đã làm đơn xin thăm nuôi, gửi thuốc và yêu cầu phải được nói chuyện với anh Thuận, để biết anh đang ở trong tình trạng như thế nào, nhưng không được phía công an hồi đáp.

Ảnh của tuankhanh

Facebook cùng góp sức vào hệ thống đàn áp và kiểm duyệt

Ngay sau nhiều tờ báo như Insider, Washington Post… đồng loạt đưa tin về việc công ty Facebook lâu nay đã bí mật hợp tác với công an Cộng sản Việt Nam trong việc kiểm duyệt và chống lại người dùng trong nước vì quan điểm chính trị, giới phóng viên nước ngoài đang thường trú tại Việt Nam cũng đã làm những cuộc khảo sát và phỏng vấn nhiều người. Nhiều bài bình luận về việc này cũng đã xuất hiện ngay trên Facebook.

Ảnh của tuankhanh

Phạm Duy giữa chúng ta

Phạm Duy vẫn ở đâu đó trong cuộc đời này, không chỉ 100 năm này, mà có lẽ còn nhiều trăm năm nữa trong những trái tim thuần khiết yêu nước Việt, đi cùng những giai điệu gần gũi và khoan nhặt của ông.

Nghe nhạc Phạm Duy, đôi lúc tôi nhận ra như nhu cầu của một người Việt. Nó thôi thúc và cồn cào. Thậm chí khi im lặng nghe mà cứ tưởng như mình đang cất tiếng, bởi lời ca đã âm vọng không biết bao điều. Và tôi cũng đã chứng kiến điều như vậy.

Ảnh của tuankhanh

Công lý 404

Buổi tối ngày cuối tháng 9-2021, khi câu chuyện về người phụ nữ bị đủ loại lực lượng của chính quyền tấn công ngay trong căn nhà mình ở Thuận An, Bình Dương, vẫn còn đang nóng hổi trong dư luận, thì các bài báo nói tương đối đủ và đúng về sự kiện này đột nhiên mất dạng. Nhiều người hỏi nhau, và thử tìm vào báo Tuổi Trẻ điện tử, nơi có bài phát pháo đầu tiên mang tên “Phá cửa cưỡng chế dân đi xét nghiệm: Vi phạm quyền con người”, thì đã chỉ còn lại phần thông báo 404, lỗi vì không tìm thấy.

Ảnh của tuankhanh

Chuyện lư hương Đức Thánh Trần: Đi tìm sự chân thành

Nước Úc có một ngày lễ gây tranh cãi suốt nhiều thập niên, đó là ngày 26/1, tên gọi của ngày lễ này được cũng được đặt lại với nhiều ý nghĩa khác nhau.

Khởi đầu, ngày này được gọi chung là ngày lễ Quốc Khánh của Úc, vì đó là ngày đánh dấu sự kiện năm 1788, thuyền trưởng Arthur Phillip đã dựng cờ Anh và tuyên bố đây là vùng đất thuộc sở hữu của đế quốc Anh ở Port Jackson (ngày nay là Sydney Cove).

Ảnh của tuankhanh

Từ tỷ phú Jack Ma: Bài học cho giới làm giàu từ chế độ cộng sản

Khôn ngoan và và tham vọng, Jack Ma đã tự dựng nên một trong những đế chế kinh doanh lớn nhất Trung Quốc từ con số không, tạo ra hàng tỷ đô la của cải và giới thiệu cuộc sống đổi mới kỹ thuật số cho hàng trăm triệu người Trung Quốc. Dĩ nhiên Jack Ma không phải kiểu người như Jeff Bezos, Elon Musk hay Bill Gates của Trung Quốc. Nhưng sau cú vươn vai và giàu có ấy, Jack Ma trở thành đồng nghiệp, sánh vai cùng những người đó.

Ảnh của tuankhanh

Thế giới nhìn vào cách Việt Nam chống dịch: “Đói khổ là hình ảnh thấy rõ nhất”

Năm 2020, Việt Nam là một câu chuyện được bàn tán về việc thành công trong ngăn chận COVID-19, thế nhưng các đợt phong toả mới nhất, khiến việc mọi người không thể bước chân ra khỏi nhà, ngay cả khi đi tìm thức ăn, đang khiến hàng chục nghìn người lâm vào cảnh thiếu đói.

Sau những lệnh cấm nghiêm ngặt nhất được áp dụng tại TP. Hồ Chí Minh, thì cho đến nay, cô Hảo, một công nhân nhà máy, được chính quyền cho biết rằng sẽ giúp cho cô và gia đình cô phần thực phẩm đủ trong khi phải ở nhà cho vụ phong tỏa. Nhưng trong hai tháng qua, gia đình cô đã thật sự thiếu thốn đủ mọi thứ.

Ảnh của tuankhanh

Hóa ra, chỉ có dân là khốn nạn?

Câu chuyện trên báo điện tử Zing về cái gọi là phường An Phú, TP Thủ Đức có hơn 100 đơn hàng bị “bom”, tức tiếng lóng của dân chuyển hàng về việc đặt hàng rồi không nhận, gây xôn xao không ít, và cũng tạo cớ luồng dư luận được định hướng chửi bới dân Hồ Chí Minh là sống vô ý thức, sống khốn nạn.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của tuankhanh