You are here

Blog của VietTuSaiGon

Chứng vô cảm từ nền tảng chính trị

 

Gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều video clip mà nội dung của nó nhằm tìm hiểu có bao nhiêu người trên đường bị rơi vào chứng vô cảm. Bối cảnh trong các video clip này là đường phố Việt Nam. Và rất tiếc là hầu hết những con người xuất hiện trong video clip đều bị chứng vô cảm. Liệu có phải đã đến lúc nói rằng người Việt Nam đã trở nên vô cảm nặng nề? Và  đâu là nguyên nhân?

Nơi đây tôi chờ, nơi kia em chờ…

Xin mượn mấy ca từ này của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để diễn ta nỗi niềm của người Việt Nam bây giờ. Nếu như trước đây hơn nửa thế kỉ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết những ca từ này để diễn ta nỗi trông chờ, hoài mong của dân tộc về một ngày bình yên không đạn bom, không máu chảy và nước mắt rơi… Thì sau đó hơn nửa thế kỉ, nỗi mong chờ về một ngày bình yên của người Việt Nam vẫn chưa hề nguôi, nếu không muốn nói rằng nỗi mong chờ ấy ngày càng trở nên tha thiết hơn, mãnh liệt hơn.

Thư gửi ông Trần Đại Quang – Chủ tịch nước

Thưa ông Trần Đại Quang!

Có lý do cụ thể mà tôi buộc phải gọi tên ông chứ không thể viết là “thưa chủ tịch” được. Bởi lẽ, cho đến này vẫn chưa có kết quả bầu cử chính thức để biết rằng ông, bà Kim Ngân và ông Phúc có phải là Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội hay là Thủ tướng.

Bàn về những lá phiếu vô hồn

Một ngày bầu cử trôi qua, và các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam lại bắt đầu thống kê những tỉnh nào bầu cử sớm, việc ấy xem như là một thứ công tác thi đua trong đợt bầu cử này. Tất cả các tổ bầu cử trên cả nước đều chăm bẵm thi đua.

Nhạc cổ động bầu cử năm nay lại dùng nhạc cổ động bầu cử khóa 13 nên đi bất kì điểm bầu cử nào trên cả nước đều có cảm giác đang trong mùa bầu cử quốc hội khóa 13.

Tương lai là gì và tương lai về đâu?

Tương lai người Việt Nam là gì? Và tương lai đất nước Việt Nam sẽ về đâu? Đây là những câu hỏi quá lớn nhưng cũng quá nhỏ trong lúc này. Lớn bởi khi nói về một luận đề có tính mông lung từ chủ thể đến khách thể, từ khái niệm dân tộc Việt Nam cho đến ý niệm tương lai. Nhưng nó cũng quá nhỏ hẹp khi hỏi về tương lai của dân tộc Việt Nam khi mà cả dân tộc gồm hàng trăm triệu người này đang nằm trong vòng kiền tỏa của chết độ Cộng sản, đặc biệt là Cộng sản Trung Quốc.

Không nhìn thấy quê hương

ôi mùa chìm nổi

vận nước điêu linh

một lũ âm binh

cõng quạ qua phố…

 

đi trên quê hương mà không thấy quê hương

những gương mặt nổi trôi chiều bất lực

đèn đường vàng khô mắt xanh mỏ đỏ

bụi mịt đường cây cũ ngủ thiu thiu

những giấc mơ cá cơm ngày tẻ nhạt

giấc mơ xanh rụng đỏ ối trời chiều

 

giọng lơ lớ gáy xanh đồng tội lỗi

xương đã khô trong mộ hoang thủy tổ

nơi thăm thẳm trường sơn hú gọi

của những oan hồn tiền thân vong quốc

Khái niệm Yêu Nước đã bị đánh tráo và rẻ rúng

Từ những ngày tôi còn học tiểu học, những kiểu hô hào yêu nước hầu như đã thành món ăn bội thực của thế hệ chúng tôi – những cô cậu học trò sinh từ 1975 về sau. Hồi đó cứ mỗi dịp có bầu cử hoặc có chuyện gì liên quan đến đảng, nhà nước thì nhà trường bắt chúng tôi phải xếp thành hàng dài, cầm cờ đỏ búa liềm và đi dọc các con đường quê để “cổ động”, tỉ như lớp trưởng hô “Việt Nam Hồ Chí Minh muôn năm!” thì cả lớp đế theo “Muôn năm.. Muôn năm… Muôn năm!”. Hoặc ông hiệu trưởng cầm loa mini hô: “Nộp thuế xây dựng đất nước là yêu nước!

Cá chết, biển chết và trách nhiệm công dân

Người dân miền Trung, từ nông dân đến ngư dân, tư thương đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc cá chết, biển ô nhiễm hay nói cách khác là biển chết. Giới cầm quyền vẫn khăng khăng xem việc cá chết và kết quả thử nghiệm nước là một thứ bí mật quốc gia, dấm dúi và che đậy. Và hậu quả của thái độ này sẽ còn dẫn đến những kết cục khác trong tương lai, khó mà lường được dân tộc này sẽ trụ được bao lâu, tồn tại được bao lâu nếu như thái độ của nhà cầm quyền vẫn cứ một mực che đậy tội lỗi của họ và của những đối tác độc ác mà họ đã rước về.

30 tháng 4 sau bốn mươi mốt năm

Đứng ở Bắc Vĩ tuyến 17, nhìn về phía Nam, bên kia cầu Hiền Lương, trước đây 41 năm là lãnh địa của Việt Nam Cộng Hòa. Và đứng trên suy nghĩ của người miền Bắc lúc bầy giờ thì đó là nơi “đồng bào miền Nam bị o ép, không có cơm ăn áo mặc, đau khổ vì bọn ngụy quân ngụy quyền…” theo lối nhồi sọ của người Cộng sản. Để rồi sau 41 năm, người ta lại đứng trên cầu Hiền Lương và nghĩ rằng giá như lúc đó đừng có ngày 30 tháng 4. Giá như… và giá như… cá chết sớm hơn nữa!

Chu Xuân Phàm gởi thông điệp cho ai?

Bờ biển Đà Nẵng cũng bị hiện tượng cá chết hàng loạt, trôi dạt lên bãi cát. Thêm một tỉnh nữa trong chuỗi những tỉnh bị cá chết dọc bờ biển và cũng là sự trùng hợp kì lạ là các tỉnh này đều có người Trung Quốc thuê đất dọc bờ biển. Đương nhiên câu chuyện cá chết và người Trung Quốc thuê đất không có mối liên hệ trực tiếp ở từng địa phương nhưng lại có mối liên hệ sâu xa từ nền móng chính trị cho đến chù quyền quốc gia cũng như tư cách đạo đức của nhà cầm quyền.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon