You are here

Văn hóa nói dóc và văn hóa gồng mình

VĂN HÓA NÓI DÓC.
 
Câu chuyện một thanh niên sống tại Hà Nội bị liệt - phải ngồi xe lăn - tố quán phở xua đuổi vì bị tật nguyền lan rộng trên báo chí và mạng xã hội, với nhiều thương xót và đồng cảm cũng như lên án quán phở. Chỉ một ngày sau vỡ lẽ, người thanh niên Vũ Minh Lâm đã bịa đặt, làm mất danh dự chủ quán phở và gây tổn thương cho "văn hóa thủ đô"! Lối sống của người dân xứ thiên đàng ngày càng tệ hại [1].
 
Dường như từ cấp cao nhứt cho đến thường dân không hiểu và không phân biệt được: Nói dóc để cho vui trong lúc hàn huyên - tâm sự chẳng có gì quá đáng. Nhưng nói dóc đến mức đưa vô SÁCH GIÁO KHOA để dạy học trò lại là điều nguy nan, bởi nói dóc không còn là vui đùa mà trở thành đặc tình của cả dân tộc, vì nó được chứng nhận hẳn hòi (tức là bằng cấp xác thực từ Bộ Giáo dục và Đào tạo). Do đó, chuyện chàng trai trẻ Vũ Minh Lâm bịa đặt nói dóc là hậu quả của giáo dục nhồi sọ mà ngay cả chàng trai này không hề quan tâm.
 
Vậy cho nên, văn hóa nói dóc mới sản sinh ra: Hồ Chí Minh biết đến 29 thứ tiếng, Lê Văn Tám tẩm xăng chạy cả trăm thước nổ tung đồn giặc v.v... và vô số các nhân vật gọi là "anh hùng", 'anh thư" trong sách lịch sử vẫn nghiễm nhiên tồn tại. Cái ghê gớm là toàn bộ tầng lớp bị trị buộc phải NÓI DÓC theo, vì không nói dóc, ắt không được lên lớp, không được tốt nghiệp với mảnh bằng trong tay. Bộ Chính trị có giựt mình không? Từ già đến trẻ, từ trai đến gái, từ quan chức cao cấp nhứt đến chức nhỏ li ti như chủ tịch phường v.v... đến cả ông tổ trưởng, anh dân phòng v.v... đều NÓI DÓC! Ngập tràn! 
 
Bước ra khỏi nhà là đụng đầu nói dóc! Sao trách được dân quèn đây! Và chàng thanh niên ngồi xe lăn, lợi dụng sự tàn tật để NÓI DÓC là hậu quả hiển nhiên, bất chấp làm tổn thương người khác, cốt sao giành lợi thế cho mình. Về phía đám đông, chỉ cần nhìn vẻ ngoài đáng thương đó, đủ để chấp nhận sự NÓi DÓC, bởi trong tâm khảm của hầu hết người dân xứ thiên đàng luôn thích thể hiện bản thân cao thượng - nhơn ái (!) Để rồi khi sự việc phơi ra, lại quay đầu công kích vào thói NÓI DÓC mà ngay trước đó, họ đã đặt niềm tin vô đó. Sau khi bị người thanh niên tàn tật "lừa đảo tinh thần", báo Vietnamnet ra ngày 16 tháng Giêng năm 2024 đưa tin [2]: Người Hà Nội nườm nượp kéo đến ăn sáng tại quán phở bị tai tiếng oan uổng - không khác gì cách chữa thẹn, vì mới hôm trước còn tới tấp sỉ vả quán phở khinh rẻ người tàn tật. Điều này không hề đồng nghĩa, người dân không tiếp tục... NÓI DÓC.
 
2. VĂN HÓA GỒNG MÌNH
 
Dù trong những lúc đau đớn nhứt - kiệt sức nhứt - tuyệt vọng nhứt, người dân xứ thiên đàng vẫn chuộng "văn hóa gồng mình". 
 
Những câu chữ ngỡ lùi vào dĩ vãng của thời chiến tranh, như: Sau thời gian chiến đấu đến cùng với căn bịnh ngặt nghèo... anh ABC đã ra đi v.v...  vẫn xuất hiện rất nhiều, trong những cái chết hơn hai năm qua - do báo chí đưa tin - bỗng nhiên ngày càng... TRẺ HÓA và nhiều hẳn lên. 
 
Mới đây, hình ảnh ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trong kỳ họp Quốc hội ngày 15 tháng Giêng năm 2024 mà trang fapage RFA miêu tả chi tiết [3] "VTV1 trực tiếp phiên khai mạc kỳ họp bất thường của Quốc hội sáng 15/1/2024 trên kênh YouTube, cho thấy sự xuất hiện của TBT Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu với tư cách “khách mời và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.” Ông Trọng có thể tự đứng lên và ngồi xuống khi được giới thiệu, tuy nhiên ông Võ Văn Thưởng ngồi kế bên phải quay sang giữ ghế giúp, vẻ mặt ông Thưởng có vẻ khá lo lắng. Phiên khai mạc kéo dài hơn 17 phút rồi đến phần thảo luận, đèn hội trường tối xuống, chương trình trực tiếp gián đoạn vài phút. Sau đó khi trở lại không còn thấy ông Nguyễn Phú Trọng trong hội trường". Theo đó, cách ông Trọng xuất hiện và biến mất, không khác gì Quốc hội của nhà cầm quyền CSVN thực hiện một màn tạp kỹ ảo thuật - xiếc để mua vui cho hàng triệu người dân (!).
 
 "Văn hóa gồng mình" cũng xuất hiện với những nhân vật nổi tiếng: Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh v.v... và cuối cùng là cái chết của họ. Tại sao phải sử dụng "văn hóa gồng mình" như vậy? Có lẽ, sau quá nhiều ồn ào xoay quanh sức khỏe của các nhân vật nói trên, cho nên, quyết định mang số 1295/QĐ-TTg về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lúc bấy giờ [4] ký ban hành vào ngày 24 tháng Tám năm 2020, trong đó quy định: Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng là bí mật nhà nước độ Tối mật, nhằm để quần chúng chấm dứt soi mói vào bịnh trạng của các công bộc cao cấp ((!) Nhưng cái chết của những nhân vật cao cấp không tài nào... tối mật được! Thậm chí, sự vắng mặt bất thường hoặc hơi lâu cũng đủ để dư luận tiếp tục bàn tán râm ran.
 
Vả chăng, sau khi ông Trọng được gọi là "sức khỏe bị ảnh hưởng bởi thời tiết và cường độ làm việc" [5] tại Kiên Giang vào tháng Tư năm 2019, dáng vóc xiêu vẹo - run rẩy cũng không thể giấu được trước dư luận trong và ngoài nước, suốt gần 4 năm qua.
 
KẾT
 
Văn hóa nói dóc và văn hóa gồng mình chỉ có thể chấm dứt, ngay từ thượng tầng chính trị và bắt đầu từ Bộ Chính trị - Đầu mối để kết liễu thói đạo đức giả gần như lan tràn và không có cách sửa chữa, tại xứ thiên đàng hiện nay.