You are here

Hũ hèm Việt Nam

Tình cờ chạy ngoài đường thấy lại tấm bảng hiệu cũ, đề năm 2010, mừng sự kiện Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đạt cột mốc 1 tỷ lít bia mỗi năm.
 
Từ 2008 đến nay, lượng bia rượu và giá bia rượu tăng đều, từ 10 đến 20%, mà khách uống thì không giảm xuống. Theo con số sơ bộ của các sở thuế, mấy năm gần đây, dân Việt chi trên 7.000 tỷ đồng (khoảng 350 triệu USD) cho rượu, bia.
 
Tổng số lít bia bán trong năm 2010 vào khoảng 3,5 tỷ lít, chia trung bình cho 90 triệu dân, mỗi người khoảng 39 lít một năm. Bên cạnh đó là rượu, bình quân mỗi người uống khoảng 4 lít mỗi năm
 
Dẫn lại báo Đất Việt: Theo Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, thị phần bia cao cấp, nhập khẩu ở Việt Nam chỉ chiếm 9%, thị phần bia trung cấp chiếm 64%, và 27% còn lại thuộc về bia bình dân.
 
Theo Bộ Y tế thì mức bia rượu của người Việt vượt mức cho phép an toàn của Tổ chức Y tế thế giới. Chia bình quân, miền Bắc uống nhiều nhất, hơn 1,2 tỷ lít mỗi năm, miền Nam xếp thứ nhì và phần còn lại xếp thứ 3.
 
Danh sĩ Phạm Thái (1777-1813) ngày xưa từng viết:
Sống ở dương gian đánh chén nhè,
Thác về âm phủ cắp lè kè.
Diêm Vương phán hỏi mang gì đó?
Be!
 
Cái be ngày nay lớn và đa dạng hơn rất nhiều - giống như hũ hèm thì đúng hơn. Cả nước là một cộng đồng say.
 
Độ tuổi bia rượu lý tưởng theo nghĩa còn nhiều sức lực để uống, vào khoảng dao động từ 15-64 tuổi, mà theo cơ cấu dân số năm 2009, thì tháp tuổi này chiếm khoảng 65% tổng số dân, khi nam có 26.475.156 người và nữ là 27.239.543. Đây được xem là cơ cấu vàng, vì độ tuổi lao động đang rất đông, vấn đề còn lại là có sức khỏe và có việc làm để lao động hay không?
 
Bên cạnh đó, phải thấy một thực tế rằng không thể có 80% số đàn ông uống bia rượu, tỷ lệ này với phụ nữ Việt thì còn thấp hơn rất nhiều, dù có gia tăng chút đỉnh.
 
Theo ước tính, thì có khoảng 30 triệu người Việt Nam trong độ tuổi lao động có thói quen uống bia rượu thường xuyên. Nếu lấy con số chính thức (còn số trốn thuế, bia không đăng ký cũng khá nhiều nhưng không thể tính) là 3,5 tỷ lít bia chia 30 triệu người, trung bình mỗi người uống hơn 115 lít bia mỗi năm. Chắc cũng tương đương với số nước lã mà những người này uống, vì mỗi ngày người Việt chỉ uống trung bình khoảng nửa lít nước.
 
Trong các cuộc nhậu của nam giới Việt Nam, thông thường có 3 chủ đề chính để nói: 1) thời cuộc chính trị bây giờ thế này thế kia; 2) công việc chán chường, lương bổng không ra gì; và 3) gái.
Chủ đề cuối thì thường dễ thống nhất với nhau, vì chỉ có 2 dạng nam nhi: thích, hoặc không thích. Hai chủ đề đầu thường có nhiều tranh cãi, nhất là chủ đề đầu tiên, vốn được xem là nhạy cảm, nên sự tranh cãi càng ác liệt, đa phần theo hướng đả kích, phê phán.
 
Vậy tại sao dân Việt thích nhậu? Chắc chắn có muôn vàn lý do để cắt nghĩa, chỉ có điều, vì tự do và sự vui vẻ thì ai cũng muốn có, nên phải nhậu. Bàn nhậu gần như là nơi duy nhất ở xứ này thích nói gì thì nói, và cũng là nơi ưu tiên để xong việc là đến, chứ cũng không biết sẽ đi đâu. Độ tuổi lao động Việt Nam thiếu trầm trọng các điểm đến, nếu họ không chọn bàn nhậu.
 
Một đất nước mà độ tuổi lao động chỉ có nhậu nhẹt là niềm vui chính, thì cả nước thành hũ hèm và mất lý tưởng cũng không có gì lạ. Và tương lai của nòi giống sẽ ra sao thì nhắm mắt cũng hình dung được.

Bài bình luận

Một công ty môi giới lấy chồng ngoại quốc của CSVN tập trung 193 cô gái tại khách sạn Thái Bình ở Saigòn và bắt tất cả các cô này cởi trần truồng để cho khoảng chục ngưòi đàn ông nước Nam Hàn (xin chớ lầm với Bắc Hàn nơi dân chúng sống dưới chế độ cộng sản khổ như chó) xem kỹ thân thể của từng cô, và tuỳ theo sở thích mà họ chọn. Nhục Quốc Thể WARNING: CẤM TRẺ EM DƯỚI 18 TUỔI XEM 18+ YRS OLD ONLY http://www.youtube.com/watch?v=CKM90rh22Yo&feature=player_embedded