You are here

Công an Lâm Đồng khủng bố, nhằm muốn ép Minh Hạnh phải đi tỵ nạn, ra khỏi Việt Nam?

 

Từ nhà của mình, cô Đỗ Thị Minh Hạnh thử tìm một câu trả lời cho việc công an CSVN liên tục khủng bố cô và người cha già tại tư gia ở Di Linh, Lâm Đồng, la có thể "Công an muốn tôi đi tỵ nạn, ra khỏi Việt Nam để dứt bỏ mối lo ngại về sự có mặt của tôi ở trong nước cùng sự nối kết với giới công nhân".

Được biết, để bảo đảm tính mạng cho cha mình, cô Hạnh đã dự định rời nhà đi nơi khác, nhưng 3 lần cô nhờ người chở đi đều bị các loại côn đồ do công an hậu thuẫn ngăn chận, đe dọa.

Thậm chí anh Đinh Văn Hải, một người khuyết tật ở Di Linh khi ghé thăm gia đình cô, khi ra về đã công an cho người đánh gãy xương vai và tay.

Đêm 3/7, tại Di Linh, Lâm Đồng, với sự làm ngơ đầy tính tổ chức của công an địa phương, các toán côn đồ trong đêm lại tấn công nhà của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, lần này có cả khí gas độc, khiến cô Hạnh đang trong tình sức khỏe bất thường.

Nhiều hình ảnh ghi lại vào các đêm qua, cũng như với đợt tấn công thứ 4 đã có trên các trang mạng.. Đó là những cuộc khủng bố cách ngày, vào những giờ cố định, khi mọi gia đình đang say giấc và cũng quá sợ hãi để lên tiếng.

Không có gì bất thường trước những câu chuyện bạo lực rất đỗi bình thường tại vùng đất Lâm Đồng, khi những hồ sơ tấn công người bất đồng chính kiến dùng côn đồ được bảo trợ bằng công an, được ghi nhận từ năm 2015, với trường hợp đốt ruộng, tấn công nhà của cựu tù nhân Trần Minh Nhật, rồi mới đây, tháng 6/2018 là vụ công an gõ cửa nhà đại lão Hứa Phi, Chánh trị sự Đạo Cao Đài, nói để đưa giấy mời rồi ập vào nhà tấn công, đánh đập khiến ông hôn mê, phải đưa đi cấp cứu.

Theo cô Đỗ Thị Minh Hạnh nhận định, các đợt tấn công vào nhà cô, kể cả tấn công vào ông Đỗ Ty, cha cô mà nay đã hơn 70 tuổi, vì công an cho rằng cô có liên quan đến việc công nhân ở các vùng biểu tình đòi cải thiện đời sống cũng như phản ứng về luật đặc khu và an ninh mạng.

Hình ảnh hôm nay của đời sống công dân tại Lâm Đồng, sự xấu đi của bộ mặt vùng đất này, dù biện minh thế nào trước các sự việc nói trên, chắc không thể nào thiếu được phần trách nhiệm và tiếng nói của thiếu tướng Bùi Văn Sơn, giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng.

Dưới đây là phần trả lời của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, từ ngôi nhà của mình tại Di Linh, mà nay không khác gì một ngôi hầm trú ẩn.

https://youtu.be/iDIp3aevbyU