You are here

Chuyện phúng điếu, chuyện phim

Sinh thời, đại tướng Võ Nguyên Giáp (vị đại tướng lừng danh của chế độ Cộng sản Việt Nam và cũng là một trong những vị tướng tài ba của chế độ Cộng sản trên thế giới) đã nếm không ít tủi nhục, đắng cay, từng bị hất hủi từ một đại tướng lừng danh sang làm một bộ trưởng kế hoạch hóa gia đình, chuyên trị về chuyện đẻ ít đẻ nhiều, đẻ bao nhiêu của chị em phụ nữ.

Cuộc đời tăm tối của ông Giáp sau khi hai miền đất nước đã nhuộm đầy màu Cộng sản những tưởng tạm yên, ai dè, đến năm 2010, trong dịp đại lễ Ngàn Năm Thăng Long – Hà Nội, ông chấm dứt sự sống. Điều nay ai cũng biết. Nhưng nhân dân thì không được biết vì ông Hồ đã chết ngay trong ngày Quốc Khánh 2 tháng 9, bây giờ ông Giáp lại chết trong dịp Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội nữa thì e rằng…!

Vậy là cái chết của ông lại phải trì hoãn, bằng mọi giá, người ta truyền cho ông mỗi ngày một bình Alpumin 20% (do Mỹ sản xuất), cứ mỗi tuần có 3 ngày truyền Plasma, 3 ngày truyền Alpumin, một ngày nghỉ xả hơi. Nhịp thở của ông thoi thóp còn 15% - 30%, từ 70% đến 85% do máy thở. Và cứ như thế,. Sự sống bắt buộc của ông Giáp kéo dài cho đến hết hạn “mãn khó” của ông, ông mới được chết. Việc ông chết lúc này quá dễ dàng, chỉ cần chọn ngày giờ, truyền hai bình Aminoacid kabi 5% do công ty dược Bình Định sản xuất trong một ngày, sáng và tối, xem như hợp lý. Tình trạng đại tướng lẫy lừng chuyển từ chờ đợi sang báo động hấp hối.

Lúc này, việc rút ống thở không còn quan trọng gì nữa bởi vì máy trợ thở vẫn bơm không khí đều đặn theo nhịp lên xuống, lồng ngực vẫn phập phồng nhưng mạch đã chuyển sang giai đoạn nghỉ hưu, huyết áp tụt dần về địa phủ. Và đây là một cái chết hợp lý vì nó không rơi vào dịp nào nhạy cảm, đang mùa chuẩn bị mưa bão nhưng cũng còn nắng ráo, mùa màng cũng đã gặt xong… Việc phúng điếu chỉ còn chờ vào tài năng loan tin, quảng cáo và tạo nước mắt trên màn ảnh nữa là xem như ok 100%.

Đúng như người Cộng sản tính toán, cả nước, khắp các nơi vùng sâu, vùng xa, những cán bộ Cộng sản hưu trí, những tướng về vườn đều tưởng nhớ, khóc lóc, chạy đến nơi để viếng. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các đoàn thể địa phương, các cán bộ miền núi, những dư luận viên, quân đội, công an… đều trích ngân quĩ để đi viếng Đại tướng. Đây là việc quan trọng, việc mang tầm cỡ quốc gia, thậm chí quốc tế nên các địa phương tha hồ trích ngân quĩ mà đi viếng. Đoàn người rồng rắn cả cây số.

Ca sĩ đình đám như Mr Đờm (Đàm đọc theo giọng Quảng Nam – quê gốc của Hưng, đọc một cách chí thiết) cũng tranh thủ PR mình bằng cách xăm xăm băng lối sụp quì thắp nhang Đại tướng. Nhìn chung, ông chết rất đúng lúc, mùa màng rảnh rỗi, kinh phí năm cũng chưa giải quyết hết, sắp đến cuối năm tài chính nên các cơ quan thi nhau mượn dịp này để giải ngân đi viếng, khỏi phải sung dư vào thuế. Một cái chết rất hoành tráng nếu nhìn từ bên ngoài!

Chưa dừng ở đây, người ta lại nghĩ đến một cuốn phim về cuộc đời ông, đây là một dự án có tầm cỡ quốc gia, thậm chí quốc tế, ca ngợi một danh tướng cũng như “dạy cho lớp trẻ biết tự hào về cha ông của chúng”. Bộ phim triệu đô về tướng Giáp ra đời. Rất tiếc là người ta không lường được sự việc bởi vì người ta tưởng dễ ăn và người ta cứ nhìn vấn đề theo cách quá đơn giản, thậm chí đơn giản như Cộng sản!

Chuyện tuyên truyền là chuyện đã quá xưa, và điều này nhà nước Cộng sản đã thành công trong vị trí độc tài nhờ vào tuyên truyền, vài chục triệu con người đã mê mẩn sự tuyên truyền của họ, sẵn sàng bán lúa, bán nhà, bán thân cho sự nghiệp Cộng sản đều do tuyên truyền mà ra. Nhưng nên nhớ, tuyên truyền đắc lợi phải là tuyên truyền miễn phí. Ngay trong cái chết ông Giáp, dân khắp các nơi vùng sâu vùng xa ùn ùn kéo ra Hà Nội, một phần đi bằng tiền ngân sách, phần còn lại tự bỏ tiền để đi viếng “thần tượng” của họ, bất chấp mưa nắng, hao tốn tiền của… đều do tuyên truyền mà ra!

Nhưng, người ta có thể bỏ ra cả triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng để đi viếng thần tượng, để thỏa cái cơn ẩn ức tâm lý nhưng điều đó không có nghĩa là người ta sẵn sàng bỏ ra vài chục ngàn đồng, vài trăm ngàn đồng để xem phim về thần tượng. Chuyện này cực kì hy hữu. Vì khi dự đám tang xong, về nhà, loay hoay với cơm áo gạo tiền, không ít người đâm ra tiếc nuối số tiền mình đã bỏ ra một cách vô lý để đi viếng một ông chẳng phải họ hàng gì mà khi đến thăm, không những không được tiếp đón ân cần mà còn bị xua đuổi, giăng rào chẳng khác nào chó mèo. Máu tự ái nổi lên, tiếc số tiền mất đi vô ích!

Bây giờ lại phải bỏ tiền để đi xem phim à? Còn lâu! Để bọn thành phố nó rảnh rỗi nó xem! Nhưng bọn thành phố thì biết rồi, nó đâu có ngu, đâu có dễ bị lừa như bọn nhà quê góc rừng xó núi. Nhiều đứa nhà sát vách đó chứ, đám tang đi qua, nó ngồi trong nhà đội nón uống cà phê, khi đám ngang nhà, nó giở nón chào, vẫn ngồi cà phê. Vậy thôi, nghĩa tử là nghĩa tận, đã quá đủ! Bọn thành phố ranh mãnh nó thừa hiểu cái chế đệ này bịp mị nhân dân ra sao, tham nhũng như thế nào, ép ông Giáp kiểu gì.

Có thể nói rằng chỉ có bọn thành phố, bọn có chữ là hiểu ra và thông cảm cho ông Giáp hơn ai hết, chính vì thế bọn nó muốn để ông được yên, không muốn làm ông đau khổ nữa, không muốn để linh hồn ông phải tẽn tò từ ngày cai quản cái lưng quần chị em cho đến lúc về đất. Bây giờ, hùa vào đám đông tiễn ông, vô hình trung vỗ tay mừng ông thành con rối chế độ. Tội nghiệp ông quá!

Chỉ có bọn làm phim là khôn lõi hơn cả, kinh doanh thêm lần nữa, dụ cái bọn say sưa múa may trong đám đông kia để lấy tiền. Rất tiếc là mùa này oải quá, kinh tế đang khó khăn, đến giấy vệ sinh mà người ta còn phải đắn đo mua giảm giá, mua khuyến mãi, mua hạn chế để tồn tại, huống gì là vé xem phim, hơn nữa là phim tuyên truyền! Kể ra dân mình cũng thông minh, vì họ biết phim đó mai mốt rồi cách gì cũng chiếu miễn phí trên cả nước, chiếu đi chiếu lại… Chuyện gì lại đi tốn tiền trả cho người ta tuyên truyền, vô lý!