You are here

Những nhà độc tài lịch sử!

Nói không may, mươi năm nữa, khi mà thế giới đã ở tít tận đâu đâu của văn minh, tiến bộ, nếu như miền Trung Việt Nam gặp bão giống như trận Haiyan, thật khó mà lường được, lúc đó đói rách, đau khổ và sự cô lập hoàn toàn sẽ giết chết Việt Nam. Mặc dù thế giới có muốn cứu trợ cũng không thể được. Vì sao lại nghĩ kinh khủng như thế?
Có bi quan và hoang tưởng quá không khi đưa ra giả định về bão Haiyan ở miền Trung Việt Nam như thế? Có hai lý do để nói rằng giả định trên có thể là hiện thực 100% nếu như đất nước lại tiếp tục phát triển theo những dự án kì cục bởi những cái đầu quái dị như đang thấy: Người Trung Quốc xuất hiện rất ít, thậm chí gần như không có mặt ở Ninh Thuận, Bình Thuận; Với hơn 500 thủy điện lớn, nhỏ và còn hơn 100 dự án thủy điện nữa đang chờ phê duyệt để mọc lên ở miền Trung.
Ở lý do thứ nhất, người Trung Quố không chọn đất Ninh Thuận, Bình Thuận để mua, để bành trướng, điều này không thể lý giải bởi vì đất Ninh Thuận, Bình Thuận khắc nghiệt, không thể làm giàu được nên họ không chọn. Vì nếu nói như thế, đất Kỳ Anh, Hà Tĩnh nổi tiếng chó ăn đá gà ăn muối, quanh năm chỉ có gió Lào, cát nóng và hơi muối biển rát mặt, làm ruộng cũng không được, làm cơ sở, xí nghiệp thì chẳng bao lâu phải đối diện với gỉ sét, mục nát… Thế sao họ lại chọn?
Trong khi đó, Bình Thuận, Ninh Thuận chưa đến nỗi như Kỳ Anh, đất đai trù phú hơn Kỳ Anh bội phần, chỉ có điều, nó bị một thứ mà người nhìn xa trông rộng sẽ không bao giờ dám chọn, đó là nhà máy điện hạt nhân. Hơn nữa nhà máy điện hạt nhân tuy mới được xây dựng nhưng lại theo công nghệ rất lạc hậu, độ an toàn rất thấp. Chính vì thế, nguy cơ từ cái nhà máy này cũng rất cao, chẳng có ma nào lại đủ dại chọn vùng đất mà tương lai, rất có thể thành vùng đất chết để mà mua, để bỏ tiền vào đó.
Và hơn nữa, trong chính sách bành trướng theo chủ thuyết “đại Hán” nhưng trong thực tế, đó là cuộc di dân bởi nạn đói và nạn thiếu chỗ ở do dân số quá đông, một kiểu đi ăn xin, ăn cướp nhưng lại hô hào cho to tiếng là tao đi chinh phục của Cộng sản Trung Quốc… Đã không cho phép người Trung Quốc bỏ tiền vào những nơi mà họ nhận thấy nó không an toàn. Bình Thuận, Ninh Thuận là vùng như thế.
Rất có thể, khi sự cố nhà máy điện hạt nhân xãy ra, đây sẽ là vùng chia cắt hai miền Việt Nam, lúc đó, miền Bắc sẽ chính thức thành một tỉnh lị của Trung Quốc, phía Nam sẽ là một Việt Nam nhỏ bé, trực thuộc khối Trung Cộng, do một nhóm nào đó lãnh đạo. Nhưng, đó là giả định căn cứ trên hành tung của người Tàu, còn thực tế, nó sẽ phũ phàng gấp triệu lần cho dân Việt Nam.
Bởi lẽ, một khi Việt Nam đối diện với một trận bão tương đương bão Haiyan, mọi sự đổ nát sẽ chẳng kém gì miền Trung Philippines. Người chết cũng chẳng kém, nhưng hậu quả dai dẳng của nó thì đáng kinh sợ hơn nhiều. Vì, sau bão, thường là áp thấp nhiệt đới, mưa lớn. Mà với hàng trăm hồ chứa thủy điện lớn nhỏ, xây dựng không kiên cố, hoặc là thi nhau xả đập để bảo vệ thủy điện, hoặc là tự vỡ đập. Cả hai trường hợp như thế này, sẽ nhấn chìm cái đống đổ nát miền Trung sau bão xuống biển nước và kéo tuột Ra biển Đông.
Lúc đó, thế giới, đồng hương có thương cảm cũng đành ngậm ngùi đứng xa mà nhìn, bởi không ai đủ liều lĩnh để nhảy vào chỗ chết sau hàng loạt cái chết. Chỉ đợi nước rút bớt, có thể tiếp cận được, lúc đó mới dám nói đến cứu hộ, ứu trợ nhân đạo. Nhưng, liệu có cứu trợ nhân đạo được không?
Trong trường hợp bão như siêu bão Haiyan vừa qua, chắc chắc, ngoài những cái túi nước bị vỡ, sẽ có cả mảnh vỡ của nhà máy điện hạt nhân. Và mảnh vỡ này không đơn giản như nhà cửa, trường học vỡ. Nó là phóng xạ, là tai ương truyền kiếp, là vùng đất chết chẳng ai dám bén mảng đến, giỏi lắm thì bọ hung sống sót. Nhưng bọ hung không cứu trợ được người, nên có chết thì chết chứ thế giới chỉ dám đứng rơi nước mắt là nhân đạo lắm rồi!
Và, giả sử như miền Trung Philippines có nhà máy điện hạt nhân, bị bão Haiyan hất tung, chắc chắn, cho đến thời điểm bây giờ, dù rằng thương xót, dù rằng đau đớn trước nỗi mất mát của đồng loại nhưng không ai dám bén mảng đến để cứu trợ, trừ một số người có trang phục chống phóng xạ, rất tiếc là trang phục này lại do giới nhà khoa học hạt nhân nguyên tử sở hữu, bản thân họ thì không bao giờ đủ sức khỏe tay chân để mà lao vào cứu hộ, cứu trợ như những người khác.
Cũng may là Philippines không có nhà máy hạt nhân nào bị dính bão trong trận Haiyan kinh hoàng này! Nhưng nếu đặt Bình Thuận, Ninh Thuận vào bối cách Tacloban thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Với bờ biển nối dài, một bên là núi, bão từ biển đánh vào, gặp núi làm trở hướng, quần thảo, lốc xoáy, chẳng bao lâu Bình Thuận, Ninh Thuận thành bình địa. Mà đáng sợ là cái bình địa này còn có thêm phóng xạ, thứ mà trên thế giới, mạnh cỡ voi, sư tử, bước vào đó là hết đường ra, sá gì con người!
Hiện tại, các quan trên trung ương đang im mồm im miệng và tiếp tục mạnh tay xây dựng công trình “thế kỉ”, công trình “lịch sử” có cái tên là “điện hạt nhân” này. Và Việt Nam, mai mốt, ngoài cái gọi là “lũ lịch sử”, “bão lịch sử” còn có thêm “điện hạt nhân lịch sử”, “vùng đất nguy hiểm lịch sử”, xa hơn một chút nếu gặp bão lớn, thì sẽ có một “cuộc cộng hưởng lịch sử” bởi những cái đầu luôn giữ tầm “đỉnh cao lịch sử”. Thế mới gọi là những nhà độc tài lịch sử!