You are here

Mua Đất Trồng Cao Lương Đỏ Ở Quê Mạc Ngôn

Gần đây Nhân chuyện nhà văn Mạc Ngôn của Trung Quốc được giải Nobel văn chương tạo nên nhiều sự hiếu kỳ cho Chủ Nghĩa Hiện Thực Ảo Giác. Có thể nói, giải Nobel năm nay là rất dễ hiểu về phương diện đẳng cấp văn học. Ngoài Phong Nhũ Phì Đồn (Vú To Mông Nở), Hồng Cao Lương (Cao Lương Đỏ) cũng là một cuốn tiểu thuyết đặc sắc.
Phong Nhũ Phì Đồn có thể tái tạo bằng nhiều cách nhưng điều đáng tiếc là loại cao lương đỏ không còn được trồng ở đất Cao Mật ở tỉnh Sơn Đông nữa.
Thế là một quan viên chủ nhiệm ở Cao Mật sáng lên một  ý định đem vạn mẫu đất trồng lại cây cao lương và biến vùng này thành khu du lịch "văn hóa cao lương đỏ". Qua kế hoạch "Hồng Cao Lương Văn Hóa", du khách có thể trải nghiệm lại những gì Mạc Ngôn đã trải qua trong đời sống trước đây.
Các doanh nghiệp địa phương cũng ăn theo dựng lên cá bảng hiệu "Hồng Cao Lương" và dân cư Cao Mật được hướng dẫn nâng ly chúc tụng Mạc Ngôn trước khi vào bữa ăn.
Quan chức này cũng tìm đến nhà phụ thân của Mạc Ngôn và nói rằng: "con ông bây giờ không còn là con ông nữa, nhà này cũng không còn là nhà riêng nữa". Quan chức này nêu lên ý định là biến ngôi nhà cũ này trở thành quần thể di tích thu hút du khách để mang tính thể nghiệm. Những địa danh trong tiểu thuyết như bờ sông Giao Hà cũng có thể làm nơi nghĩ dưỡng tốt đồng thời giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
Trong chuyến nghiệm thu thực địa ở sân nhà Mạc Ngôn, có một vị khách đào lên được một củ cải bèn hô lên rằng "đây là củ cải nhà Mạc Ngôn, củ cải nhà Mạc Ngôn!".
Hiện nay Mạc Ngôn đang lo vì bị những áp lực sùng bái của các "con nhang" dưới quê hơn là tận hưởng hạnh phúc. Ông đã nói điều này trên đài truyền hình trung ương.
Cao Mật là vốn là nơi bình địa, sơn bất cao thuỷ bất thâm khó biến thành khu du lịch được nhưng chính quyền địa phương sẽ cố sức quảng bá như kế hoạch trồng hàng vạn mẫu cao lương đỏ, dù chịu lỗ để tái tạo không gian hiện thực ảo giác.
Cơn sốt Mạc Ngôn ở Trung Quốc
Khác với những lần Nobel văn chương trước, tác phẩm Mạc Ngôn đã thấm sâu ở Việt Nam trước khi nhà văn này được giải. Từ miền hư ảo chưa được định hình nào đó, chủ nghĩa này một sớm một chiều đi vào văn học Việt Nam sau giải Nobel năm nay.
Ở Việt Nam vốn có nền văn học về "chủ nghĩa hiện thực phê phán" được dùng cho mục đích tuyên truyền văn học rất dữ dội trong trường trung học. Đặc điểm của loại văn chương là rất dễ cường điệu hóa, dễ bi kịch hóa, tiếu ngạo hóa, hoặc khôi hài hóa các quan hệ mang tính cào bằng lợi cho lập trường đấu tranh giai cấp.
Thế nhưng khi đọc văn học hiện thực ảo của Mạc Ngôn, người ta lại thấy tính bị kịch được cường điệu thành cấp số nhân, bốc lên ngùn nghụt như một làn sương khói.
 Khi đọc văn chương "hiện thực" của Mạc Ngôn, nhà văn Trung Quốc hay Việt Nam không ai định nghĩa một cách khái quát như Tây Phương được.
Trước đây, có một số nhà văn Việt Nam đã có ý tìm tòi ra các công thức thành công của Mạc Ngôn và định nghĩa như sau: tình dục + phản động + ma quái  = sức hút. Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu áp dụng triệt để công thức này mà tạo tên tuổi qua tác phẩm Bóng Đè để ám chỉ rằng thân phận nước Việt Nam như người con gái đa đoan, ba chìm bảy nổi, lấy nhiều chồng rút cuộc lấy phải cái xác chết của Tây râu xồm người Đức tên Karl (Marx). Tuy nhiên, sự trải nghiệm và khối lượng tác phẩm của Đỗ Hoàng Diệu không đủ đồ sộ nhưng có sự ám chỉ một cách ngay thẳng hơn.
***
Báo chí Trung Quốc cũng đưa tin, Số tiền 750 vạn Nhân Dân Tệ của giải Nobel chỉ mua được căn hộ rộng khoảng 120 mét vuông ở Bắc Kinh.
Báo Nhân Dân của Trung Quốc cũng gởi ký giả về quê quay phim chụp hình lại nhà cũ của Mạc Ngôn và tìm được cái góc phòng nhỏ bé trong gian nhà tường đất với lời giới thiệu rằng nơi đây là "động phòng" của Mạc Ngôn và Đỗ Cần Lan vào năm 1979. (Hình Dưới)

  1. http://finance.people.com.cn/BIG5/n/2012/1018/c1004-19300624.html
  2. http://www.bbc.co.uk/zhongwen/trad/chinese_news/2012/10/121019_press_moy...