You are here

Vụ án Hồ Duy Hải-những vấn đề không mới nhưng vẫn phải lật lại-P.2.

Ảnh của songchi

Song Chi.

Sự cần thiết phải có đa đảng, tam quyền phân lập và một nền báo chí độc lập

Xã hội nào thì cũng có oan sai, ngay ở Mỹ cũng vậy, không thiếu gì án oan. Nhưng trong một xã hội đa đảng, tam quyền phân lâp, và có một nền báo chí độc lập để kiểm soát quyền lực lẫn nhau thì sự oan sai chắc chắn phải ít hơn và có cơ hội để sửa chữa hơn là trong một chế độ độc đảng độc tài, lại do một đảng cầm quyền như đảng cộng sản VN, vốn có “thành tích” là một tổ chức khủng bố trong suốt hơn tám thập niên qua, đồng thời là một tổ chức Mafia hiện đại, lãnh đạo.

Muốn bớt oan sai trong lĩnh vực điều tra, phá án, kết án nói chung và những bi kịch bất công ở khắp mọi lĩnh vực của xã hội nói riêng thì VN phải đi theo mô hình đa đảng, tam quyền phân lập và một nền báo chí độc lập, là mô hình thể chế tiến bộ nhất cho đến nay của nhân loại. Thêm vào đó quyền tự do ngôn luận, quyền Con Người phải được coi trọng và bảo đảm bằng luật pháp.

Có nên giữ án tử hình?

Những vụ án oan cũng đặt ra cho dư luận một câu hỏi không mới: có nên giữ án tử hình?. Các nước văn minh, dân trí cao đểu đã xóa án tử hình. VN nếu còn giữ án tử hình có lẽ cũng chỉ nên giữ với một số với một số tội phạm cực kỷ nghiêm trọng như tội khủng bố, giết người hàng loạt, buôn bán ma túy với số lượng thật lớn trở lên v.v…Bản án chung thân không ân xá đã là quá đủ đối với sự trừng phạt. Chưa kể ở VN tử tù trong thời gian chờ thi hành án còn phải chịu đựng điều kiện giam giữ rất tồi tệ, ví dụ như bị cùm chân 24/24-một hình phạt rất dã man.

Trở lại trường hợp Hồ Duy Hải, cứ thử tưởng tượng một con người đã mất đi 12, 13 năm trong cuộc đời, lại bị biệt giam và cùm chân 24/24 vì một tội ác mà mình không phạm, nỗi đau nào lớn hơn nữa cho Hải và gia đình Hải?

Một vụ án oan còn chưa dám sửa sai, huồng gì sửa sai cả mô hình thể chế chính trị?

Từ vụ án Hồ Duy Hải cũng chứng minh thêm một điều, một vụ án oan sai mà nhà nước này còn không dám sửa sai vì những “yếu tố chính trị” phía sau, huống hồ là sửa sai cả một mô hình hệ thống chính trị? Vì như thế có nghĩa là phải thừa nhận toàn bộ mô hỉnh này là sai lầm, con đường đang đi này là sai lầm, và phải “xóa bàn cờ” làm lại từ đầu.

Cũng như vậy chuyện hòa giải hòa hợp dân tộc là chuyện chỉ nói cho vui, để mỵ dân vào mỗi năm nhân ngày 30 tháng Tư, chứ không thể trở thành hiện thực. Bởi vì muốn hòa giải hòa hợp thì phải công nhận VNCH là một quốc gia có chủ quyền, như thế hóa ra đảng cộng sản là bên vi phạm Hiệp định Paris, là bên xâm lược ư, rồi phải định danh lại cuộc chiến, phải thừa nhận mọi sai lầm, tội ác của đảng và nhà nước cộng sản đối với dân tộc này, đất nước này trong suốt 75 năm qua trên MB và 45 năm trên toàn cõi VN.

Điều đó đòi hỏi sự dũng cảm, nhân văn trí tuệ to lớn-cả ba điều kiện này đảng và nhà nước cộng sản VN đều không có. Quan trọng nhất, phải đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc lên trên quyền lợi của đảng. Đó là những điều mà đảng cộng sản không bao giờ có thể làm được.

Việc thay đổi vận mệnh của đất nước, dân tộc VN, do đó, chỉ có thể trông cậy vào chính người dân VN, trong và ngoài nước.