You are here

Giản (dẹp) bớt bộ máy đảng, tăng quyền chính phủ

Tinh gọn, “nhất thể hoá” bộ máy được ông Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư nêu trong Hội nghị trung ương 6, và vừa được cụ thể hoá trong Nghị quyết 18 do chính ông ký ban hành. Một vấn đề mới đang gây nhiều bàn cãi trên chính trường Việt.

Xin góp một góc nhìn khác, theo thiển ý của tôi, nhằm hướng tới không hẳn chỉ giảm con người, mà hơn cả là giảm quyền lực, một tầng nấc quyền lực trên quyền lực, một bộ máy chính phủ trên chính phủ, nhà nước trên nhà nước.

Trước hết, phải thừa nhận việc loại bỏ các Ban chỉ đạo vùng (Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ), và sắp tới có thể với một số ban ngành khác, kể cả việc sát ngập, là một chỉ dấu tiến bộ. 

Nhất thể hoá, nên bắt đầu từ trên xuống và chủ yếu ở trên, chứ không phải cấp cơ sở. Tất cả các ban bệ trùng lắp, dẫm chân lên hoạt động của chính phủ cần loại bỏ (hoặc hợp nhất). 

Tinh giản, hô hào mấy chục năm rồi, không những không giảm mà càng tăng. Căn nguyên, phê phán mãi chính phủ mà quên rằng do sợ mất quyền lực, đảng Cộng sản đã tự cho mình cái quyền hình thành một bộ máy chính phủ trên chính phủ, nhà nước trên nhà nước. Dân Việt vì thế phải còng lưng đóng thuế nuôi hai bộ máy.

Loại bớt bộ máy đảng, quyền lực đảng phải được hạn chế. Trả lại thực quyền cho chính phủ. Chỉ có chính phủ mới là của dân. Đảng không thuộc về dân, không phải của dân. Không tự hạn chế quyền lực và thu hẹp bộ máy, sẽ đến giai đoạn đảng phải tự kiếm tiền nuôi đảng, không có dân nào đóng thuế nuôi đảng nữa.

Để tránh các cuộc khởi nghĩa chống đảng có thể trong tương lai, đảng phải tự thoát, không được sống dựa vào dân, ăn vào đồng thuế của dân.

Câu chuyện tinh giản bộ máy ở Việt Nam, không hẳn chỉ giảm con người, mà hơn cả là giảm quyền lực, một tầng nấc quyền lực trên quyền lực, một bộ máy chính phủ trên chính phủ, nhà nước trên nhà nước.

Đấy mới là điều căn cơ trong nội dung tinh giản, thậm chí đi tới loại bỏ.