You are here

Mubarak từ bỏ quyền lực. Nhưng chưa phải là cuộc cách mạng

Jaroslaw Gizinski - Newsweek - Lê Diễn Đức dịch

Dân Ai Cập vui mừng chiến thắng - Ảnh: Reuters
 
Tất cả những gì diễn ra sâu rộng ngay từ đầu năm nay trên đường phố của các thành phố Ả Rập chưa phải là một cuộc cách mạng thực sự. Nhiều lắm cũng chỉ mới là sự hứa hẹn của những thay đổi mà người Ả Rập có thể tiến hành, nhưng không nhất thiết họ sẽ làm.
 
Tôi không tin vào cuộc cách mạng Ai Cập. Mặc dù thông báo về quy mô các cuộc biểu tình, số thương vong và ngày mỗi thêm những cuộc xung đột đường phố mới, xem ra rất bi kịch, sự tức giận của người dân là hết sức trung thực. Mặc dù những ảnh hưởng chính trị của sự bùng nổ xã hội và sự lật đổ Tổng thống Mubarak là rất quan trọng.
 
Sự bùng nổ mạnh mẽ của sự thất vọng xã hội này đi vào lịch sử như là một cuộc cách mạng hay chỉ là một loạt các cuộc bạo động, sẽ chủ yếu phụ thuộc vào những thay đổi sâu sắc phải tiến tới. Thật không may, trong tình trạng bất ổn hiện nay tại các nước Ả Rập, mảnh đất cho một cuộc cách mạng thực sự khởi đầu tiến trình hiện đại hóa sâu sắc, và không chỉ thay thế một nhóm nắm giữ quyền lực bằng nhóm khác, cằn cỗi như sa mạc.
 
Trước hết, trong hầu hết các nước, từ Maghreb đến Trung Đông, lực lượng đối lập với chế độ độc tài rất yếu. Cảnh sát mật sẵn sàng bỏ tù những người dám công khai chỉ trích chính quyền, còn những người quyết không chịu giữ im lặng thì từ lâu đã sống lưu vong. Chỉ một đối thủ chính trị nghiêm trọng – tức là các nhóm Hồi giáo – thì lại tập hợp sức mạnh dưới ngọn cờ của nhà tiên tri. Tuy nhiên, người Hồi giáo trong thực tế cần thiết cho các chế độ độc tài – bằng họ có thể làm phương Tây lo sợ và có thể biện minh cho sự cần thiết để sinh tồn trước sự giám hộ của chủ nghĩa thế tục.
 
Trên Quảng trường Tahrir nhìn thấy sự yếu kém của quan niệm cách mạng không có sự lãnh đạo và tổ chức. Sau mười mấy ngày nổi dậy vẫn không biết ai là người đại diện cho đám đông. Chương trình cải cách của những người biểu tình? Sự nhượng bước của Mubarak, một cuộc sống tốt đẹp hơn và công bằng hơn, dân chủ hơn.
 
Thật là đẹp những gì đằng sau các khẩu hiệu? Dân chủ theo mô hình Iraq? Hoặc có thể là Iran? Và ai sẽ dẫn người Ai Cập hướng tới tương lai tươi sáng hơn? Chỉ khi nào chúng ta biết được câu trả lời cho những câu hỏi này hay là chúng ta đang xem những gì diễn ra ở Ai Cập thực sự xứng đáng với tên của cuộc cách mạng. ■
 
Nguồn dịch: Từ nguyên bản tiếng Ba Lan của tuần báo “Newsweek”, ấn bản Ba Lan ngày 11 tháng 2 năm 2011, tựa đề “Murabak từ bỏ quyền lực. Nhưng chưa phải là một cuộc cách mạng”.)
(Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức)
 

* Đây là trang blog cá nhân của Lê Diễn Đức. Nội dung các bài viết không phản ảnh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do RFA.