You are here

VUI CHUYỆN QUÊ NHÀ 8: Hai câu nói, một tổng thể (Quốc Thạch ghi nhận)

Trong một bài viết vưà phổ biến, nhà báo độc lập Buì Tín nhắc tới vụ án goị là “mua dâm” ở một trường cấp ba tỉnh Hà Giang. Câu chuyện xẩy ra từ năm ngoái, xin tóm tắt thế này: Trong một phiên xử sơ thẩm cuối năm ngoái, toà án huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang tuyên phạt Ông Sầm Đức Xương phạt 10 năm 6 tháng tù. Nữ sinh Nguyễn Thị Hằng 6 năm tù, nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy 5 năm tù. Cả ba bị cáo cùng kháng cáo kêu oan.
Điều làm cho dư luận ngỡ ngàng là ông Sầm Đức Xương là hiệu trưởng trường phổ thong cơ sở Việt Lâm, còn hai cô Hằng và Thuý là học sinh cuả trường, tức là goị ông Xương bằng danh từ cao quý là ‘thầy’. Nhưng theo cáo trạng, thì ông Xương đã ép nhiều nữ sinh phải ăn nằm với ông, nếu không muốn thành tích học tập và hạnh kiểm bị phê xấu, mà ông sở dĩ ông Xương làm đuợc như thế, là nhờ hai nữ sinh Hằng và Thuý làm môi giới. Câu chuyện nếu xẩy ra đúng như thế thì cũng đã là cực kỳ đáng xấu hổ, và giả sử như không được chính báo chí trong nước tường thuật, thì thế nào cũng bị xếp loại là “do kẻ xấu biạ ra để nói xấu đảng và nhà nước!”
Vì cả ba bị cáo đều kháng án, và đều kêu oan, nên tháng hai vưà qua mới có phiên phúc thẩm. ông Sầm Đức Xương cho biết thật ra ổng cũng chỉ là nạn nhân vì ông không thể làm được caí chuyện “ăn nằm” mà ông bị kết án. Hai nữ sinh Hằng và Thuý cho luật sư Trần Đình Triển, người bào chưã cho hai cô biết là hai cô bị ép ăn nằm với hàng chục quan chức hàng đầu tỉnh, trong đó có cả chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô, và khi bị tạm giam, hai cô đã bị buộc phải ký vào bản khai khống. Những lời khai cuả các bị cáo và lập luận cuả luật sư bào chữa khả tín và thuyết phục đến mức toà phúc thẩm phải huỷ bỏ bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Đây là một điểm son cuả toà án tỉnh Hà Giang, cho dù phán quyết như thế có thể là vì áp lực quá lớn cuả dư luận.
Quý vị độc giả có thể đọc và nghe lại bài viết chi tiết về vụ án ly kỳ này do phóng viên Trân V ăn cuả RFA thực hiện theo đường link sau đây:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/The-decline-of-moral-standards-or...
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/The-decline-of-moral-standards-or...
Điều đáng nói nhất là cho đến giờ này, tức là gần hai tháng sau phiên xử phúc thẩm, hai cô Hằng và Thuý, có phần chắc là hai nạn nhân, thì vẫn cứ nằm trong tù, dù luật sư đã xin tại ngoại!
Trong bài báo cuả mình, nhà báo Bùi Tín nhắc lại lời khai cuả hai cô như sau:
« Hai em Hằng và Thúy còn nhớ và ghi rõ số điện thoại của hơn 10 quan chức thường gọi cho các em, khai rõ rằng viên hiệu trưởng Sầm luôn dọa là không đến gặp các vị trên thì ‘sẽ bị hạnh kiểm đạo đức kém, khó mà lên lớp được’. Hắn dọa các em nếu để lộ sẽ bị đuổi học. Em Thúy kể có lần cán bộ đầu tỉnh đòi gặp em ngay lúc em sắp vào một buổi thi, em không chịu đi, viên hiệu trưởng vừa dọa vừa dử rằng: Phải đi, nếu chịu đi không thi cũng sẽ có điểm cao, không chịu đi thì có thi cũng sẽ bị điểm xấu! Và em đã hé ra rằng đó chính là ông quan to nhất, đầu tỉnh (là ngài chủ tịch Nguyễn Trường Tô). »
http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/vu-an-ha-giang-04-13-2010-9...
Câu nói cuả ông Sầm Đức Xương cho thấy cái tình trạng xuống dốc tận cùng về đạo đức cuả trường Phổ thông cơ sở Việt Lâm và hệ thống giáo dục cuả tỉnh Hà Giang. Mong cái sự việc này chỉ xẩy ra ở tỉnh Hà Giang mà thôi.
Câu nói thứ hai cũng rất thấm thiá trong chuyện này là cuả ông chủ tịch Nguyễn Trường Tô, trong cuộc một cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Trân Văn cuả ban Việt ngữ RFA, nguyên văn như sau :
« Bây giờ nếu tôi là người như vậy thì tôi cũng rất khó điều chỉnh dư luận… và dư luận đúng hay sai thì đương nhiên là nó cũng có… đều có ý đồ cả, có mục đích cả.
Thế còn để dẫn dắt dư luận thì điều ấy, đến giờ phút này đã là người nằm trong cuộc thì cũng rất khó dẫn dắt, đúng không ạ?
Bắt buộc phải có cơ quan khác xem xét, công bố và dẫn dắt dư luận. Còn cá nhân người trong cuộc thì không thể làm điều đó. Thậm chí có thể dẫn dắt còn phản cảm. Có lẽ anh hiểu điều đó?
Có lẽ theo tôi nghĩ là trước đại hội thôi nếu mà chuẩn bị sắp xếp đại hội xong thì mọi việc có khi nó lại, lại trở lại bình thường. Trả lại tên cho…(cười). Nói thế chắc anh hiểu…”
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/The-decline-of-moral-standards-or...
Trong khi câu nói cuả ông Xương là về hệ thống giáo dục, tức là liên quan đến nhà nước và tương lai, thì câu nói cuả ông Tô là về chuyện nhân sự bầu bán cuả đảng cộng sản đang lãnh đạo đất nước, và nó liên quan đến hiện tại.
Có thể coi hai câu nói ấy như một cách mô tả một tổng thể : Hiện tại và tương lai ; đảng và nhà nước chăng ? Nếu thế thì xót xa quá !