You are here

Ai Cập, thời của căm thù

Newsweek - Lê Diễn Đức dịch

Biểu tình tại Ai Cập - Ảnh: PAP
 
Kết quả là Ai cập bị chia làm hai phía thù địch và có thể sụp đổ. Không ai trong số các đối thủ có đa số, nên cuộc chiến rất tàn bạo. Ai Cập ngày càng giống như Syria - Theo Gilles Kepel, nhà khoa học chính trị người Pháp, một trong những học giả Hồi giáo lớn nhất.
 
Newsweek: Ai Cập đứng trên bờ vực của cuộc nội chiến? Trong vòng vài ngày số người bị chết nhiều người hơn so với toàn bộ cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Mubarak.
 
Gilles Kepel: Không có gì thiếu nữa để một cuộc nội chiến bùng nổ ra ở nơi đó. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy quá nhiều sự hận thù tại Ai Cập như thế. Chúng ta đang đối phó với một loại cuộc chiến văn hoá giữa những người Hồi giáo và đối thủ của họ. Cách đây không lâu có vẻ như không thể tưởng tượng được. Nhưng Ai Cập, mặc dù với tất cả sự khác biệt của xã hội hay tôn giáo, luôn luôn là một. Và sự thống nhất này được thực hiện theo một kịch bản, chẳng hạn như ở Syria, Lebanon hay Iraq, những rơi vào cuộc nội chiến dân tộc hay tôn giáo, là không thể. Nhưng bây giờ, hai phần của Ai Cập thù địch chia thành khoảng cách rất lớn. Đất nước này đang ngày càng trở nên như Syria...
 
Newsweek: Làm sao mà điều này xảy ra?
 
Gilles Kepel: Để hiểu rõ tình hình hiện tại, chúng ta phải quay trở lại tháng Sáu năm 2012, và những hoàn cảnh đưa Mohammed Morsi chiến thắng trong cuộc bầu cử. Ông ta đã chiến thắng với số phiếu bầu của dân chúng từ giáo phái của mình - Huynh đệ Hồi giáo, nhưng cũng có cả lá phiếu của cánh tự do và dân chủ, những người không có khuynh hướng cho một nhà nước Hồi giáo. Họ bầu Morsi, bởi vì họ căm ghét đối thủ của mình, tướng Ahmed Shafik. Có lẽ vì rằng, quân đội, những người đã cai trị đất nước 16 tháng sau sự sụp đổ của Mubarak, đàn áp tàn bạo các cuộc biểu tình phản đối của lực lượng thế tục và truyền hình do họ kiểm soát không hề có lời nào về những người Hồi giáo Salafist đốt nhà thờ Coptic. Cho nên, các khẩu hiệu cũ trên quảng trường Tahrir: "Dân chúng và quân đội là một và cùng một tay" thay đổi vào năm 2012 như "Đả đảo các lãnh chúa".
 
Tuy nhiên, sau khi thắng cử, Morsi không thèm để tâm đến những người khác nhau đã bỏ phiếu cho ông. Có cảm tượng rằng ông ta muốn giữ nhà nước mãi mãi để cuối cùng biến chúng thành chế độ độc tài Hồi giáo.
Vì vậy, các đồng minh cũ của Morsi quay lưng lại với ông ta. Nghịch lý ở chỗ những người là nạn nhân của quân đội bây giờ lại đứng ở bên cạnh nó. Đây là một cuộc xung đột giữa các đối thủ mà trong đó không có ai có đa số. Có thể ngăn chặn tốt nhất để không cho đối thủ trở thành đa số. Đây cũng là lý do tại sao cuộc chiến đã trở nên tàn bạo.
 
Làm thế nào để kết thúc? Huynh đệ Hồi giáo hiện nay ở thế phòng thủ, nhưng nó có thể làm việc rất tốt trong bí mật. Quân đội thì sẵn sàng đi xa hơn nhiều so với chính phủ Mubarak.
 
Newsweek: Huynh đệ Hồi giáo có một tự do nào đó để hành động. Còn quân đội có thể lấy ví dụ của Tổng thống Nasser, người vài năm trước đây đã cấm họ và bức hại tàn bạo.
 
Gilles Kepel: Đó là sự thật, thật khó chống lại ấn tượng rằng tướng as- Sissi, người lãnh đạo cuộc đảo chính gần đây, bắt đầu hành động lần thứ hai hủy diệt Huynh đệ Hồi giáo. Nó làm ta nhớ tới Nasser, người vào năm 1954 đã đưa họ lên giàn giáo, vào tù hay phải sống lưu vong. Và bấy giờ, chỉ trong nhà tù, hệ tư tưởng của Huynh đệ Hồi giáo mới trở nên rất cực đoan. Ở trong tù Sayyid Qutb đã viết cuốn sách "Bảng chỉ đường", trong đó thiết lập định hướng phong trào thánh chiến quốc tế cho đến Zawahiri, nhà lãnh đạo của Al-Qaeda hôm nay, cũng là người Ai Cập.
 
Quân đội hôm nay đã nhìn nhận sáng kiến, bởi vì Huynh đệ Hồi giáo quá tin tưởng vào sức mạnh riêng của họ và quy mô của sự đàn áp đã làm họ hoàn toàn ngạc nhiên. Nhưng ngay từ đầu, từ năm 1928, khi ra đời, hầu hết thời gian họ hành động trong bí mật. Họ không có một ý định nhỏ nào để bỏ cuộc. Từ lâu, họ đã cho hình thành một loại xã hội tương phản, trong mỗi thành phố Ai Cập hoặc thành phố nhỏ họ có các tổ chức và có thể tin cậy vào sự hỗ trợ. Sau sự sụp đổ của Mubarak, họ chuyển đổi súng thành lá phiếu. Nhưng khi đối mặt với áp lực có thể xuất hiện phần nhỏ thánh chiến trong số họ giống như đã xảy ra trong những năm 80. Thực ra những nhóm Hồi giáo đã hoạt động khủng bố. Tại Sinai, nơi nằm ngoài tầm kiểm soát của quân đội, ngày 19 tháng 8 họ đã bắt cóc một xe tải và giết chết 25 nhân viên cảnh sát. Giống như các cuộc tấn công tương tự chống lại các lực lượng của al-Assad đã thấy ở Syria.
 
Newsweek: Tướng as-Sisi là ai, con người nắm giữ thực quyền tại Ai Cập? Nhưng mà chính Morsi đã chọn ông ta làm Bộ trưởng Quốc phòng và Tư lệnh quân đội.
 
Gilles Kepel: Đây là một nhân vật rất bí ẩn. Khi tướng as-Sisi ở Mỹ, trong học viện quân sự, ông đã giải thích, rằng Hồi giáo xác định lập trường lai của Ai Cập. Đó là lý do tại sao Morsi đã chọn ông như một người của Huynh đệ Hồi giáo trong quân đội. Nhưng đột nhiên ông ta thay đổi hướng. Tại sao? Không ai biết. Có thể đi đến kết luận rằng những người Hồi giáo muốn chế độ độc tài. Hoặc bị áp lực của giới kinh doanh. Trong mọi trường hợp, Huynh đệ Hồi giáo căm ghét ông ta vô cùng, bởi vì họ nhìn thấy ở ông ta một kẻ phản bội.
 
Newsweek: Có phải tất cả có nghĩa rằng, mùa xuân Ả Rập chỉ là một ảo tưởng? Chẳng có gì để tính tới dân chủ?
 
Gilles Kepel: Dĩ nhiên rất khó để tưởng tượng rằng dân chủ và đa nguyên sẽ được xây dựng trên một cuộc tắm máu như vậy trong ngày hôm nay. Nhưng lịch sử của cuộc cách mạng đã chứng minh rằng chúng được thực hiện qua các vụ bùng nổ bi thảm của bạo lực. Chỉ nhớ lại cuộc Cách mạng Pháp, một giai đoạn khủng bố, sau đó là Napoleon và cuộc chiến tranh lan khắp châu Âu.
 
Newsweek: Tóm lại, tự do thường phải chờ đợi rất lâu...
 
Gilles Kepel: Chính xác. Tại thời điểm này chúng ta đang trong giai đoạn thứ ba của các cuộc cách mạng Ả Rập. Đầu tiên là sự sụp đổ của chế độ cũ. Sau đó, đến giai đoạn hai: chiến thắng của Huynh đệ Hồi giáo và các đồng minh của họ tại Ai Cập và Tunisia, bởi vì Huynh đệ Hồi giáo được tổ chức tốt nhất, và ngoài ra nó còn có hào quang của sự tử vì đạo từ chế độ cũ. Họ cũng được hưởng lợi từ hỗ trợ tuyên truyền của kênh Al-Jazeera rằng, các hoạt động của Huynh đệ Hồi giáo là dấu hiệu của thế giới tuyệt vời, không có xung đột giữa dân chủ và luật Sharia. Giai đoạn hiện nay là phản ứng chống lại chính phủ của Huynh đệ Hồi giáo bị cáo buộc thiếu năng lực, có khuynh hướng độc tài, có khát vọng giành lấy các cơ quan quan trọng nhất của đất nước và toàn bộ nhà nước, cũng như Đức quốc xã ở Đức vào năm 1933. Ai Cập là trung tâm của cuộc xung đột cơ bản về tương lai của xã hội Ả Rập và vị trí tôn giáo trong xã hội đó. Một cuộc xung đột tương tự cũng quan sát thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ, Libya hay Tunisia.
 
Newsweek: Hậu quả đến từ những gì xảy ra tại Ai Cập?
 
Gilles Kepel: Ai Cập cho thấy rằng thế giới Ả Rập ngày càng bị chia rẽ. Cho đến nay, sự phân chia chính nằm giữa người Sunni và người Shiite. Hôm nay sự chia rẽ của người Sunni tới mức sụp đổ. Trên một mặt chúng ta có các nước Hồi giáo Suni hỗ trợ các tướng lãnh như Saudi Arabia, nơi nhà vua ít khi phát biểu nơi công cộng, đã tuyên bố ủng hộ của quân đội Ai Cập "chiến đấu với quân khủng bố", Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất (Ả Rập Emirates), Jordan và Kuwait. Còn ở phía bên kia, chúng ta có Thổ Nhĩ Kỳ của Hồi giao Sunni - Thủ tướng Erdogan rất cương quyết đứng về phía Huynh đệ Hồi giáo. Không có gì đáng ngạc nhiên, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ có nguồn gốc tư tưởng của Huynh đệ Hồi giáo. Tương tự như vậy với Qatar. Sự hỗ trợ của quốc gia này vẫn là quan trọng, nhưng không ở mức lớn, kể từ khi tiểu vương trẻ Tamin tiếp nhận quyền lực. Cha của ông đã tài trợ Huynh đệ Hồi giáo trong toàn khu vực, có nhiều liên hệ với những người Hồi giáo cực đoan nhất tại Syria. Qatar giàu có nhưng lại quá nhỏ để cho phép mình kéo dài hơn nữa một chính sách nỗ lực như vậy.
 
Sự chia rẽ này giữa người Sunni cũng có thể nhìn thấy trong xã hội. Các nhà cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ từ Quảng trường Taksim xem Erdogan giống như những người chống đối của Hồi giáo Morsi. Đồng thời, ở Ai Cập còn tồi tệ hơn - trong nhiều giáo phái đang gặp khó khăn, anh và em đánh nhau.
 
Newsweek: Các cuộc nổi dậy chống Mubarak có cả khía cạnh kinh tế. Morsi đã chẳng làm gì nhiều để tốt hơn. Điều này đã thúc đẩy cuộc nổi loạn. Có phải tướng as-Sisi có thể duy trì quyền lực khi tất cả những vấn đề này rơi vào ông ta: sự sụp đổ của nền kinh tế, đội quân thanh niên thất nghiệp...
 
Gilles Kepel: Và thêm vào đó là không có thu nhập từ du lịch mà ở Ai Cập chiếm một phần rất lớn GDP. Đây là lý do tại sao sau khi bị lật đổ Morsi, Saudi Arabia và Ả Rập Emirates đã quyết định trợ giúp cho quân đội Ai Cập 12 tỷ USD. Gần 10 lần lớn hơn viện trợ 1,3 tỷ USD của Mỹ. Saudi và Ả Rập Emirates đã phải mở túi. Bởi vì mặc dù Ai Cập là một gã béo phì khổng lồ, viêm khớp và khiếm thị, vẫn là một người khổng lồ. Và nếu như nó suy sụp, toàn bộ khu vực có thể lao vào hỗn loạn.
 
Newsweek: Hoa Kỳ bị chỉ trích vì chính sách quá mềm yếu đối với các tướng lãnh. Ông cho chúng ta hiểu rằng Obama đã làm rất ít. Ai Cập không sợ cái gậy của người Mỹ, bởi vì nó đã có củ cà rốt từ người khác.
 
Gilles Kepe: Tiền Saudi và Ả Rập Emirates cho phép Ai Cập coi thường các cảnh báo của Mỹ. Đây là một thay đổi lớn. Washington trả một lượng tiền rất lớn cho Ai Cập từ thời điểm thỏa thuận tại trại David ký năm 1978 với Tổng thống Jimmy Carter nhằm kéo Ai Cập ra khỏi hệ thống của Liên Xô và làm Ai Cập thành đối tác của Israel. Ai Cập là một quốc gia chủ chốt trong chiến lược của Mỹ ở Trung Đông. Và ngày hôm nay, người Mỹ không có ở Ai Cập bất kỳ đồng minh nào (cũng như Liên minh châu Âu). Thậm chí cả trong quân đội, nơi mà trước đó không thiếu. Ngày nay, nó là al-Assad và cố vấn của nó là Vladimir Putin, từng ca ngợi tướng as-Sisi, so sánh với cuộc chiến đang diễn ra tại Syria. Chúng ta có thể giả định rằng Nga, nhà hoá dầu lớn nhất thế giới và nhà xuất khẩu chủ yếu khí đốt, rất quan tâm đến sự gần gũi  giữa Sisi và al-Assad. Và sự kết thúc của tình yêu giữa Mỹ và Ai Cập , làm dễ hơn cho các kế hoạch của nó.
 
Newsweek: Từ đâu cho thấy sự thất bại của Mỹ?
 
Gilles Kepel: Đây là hậu quả chậm của chính sách của Mỹ sau ngày 11 tháng 9. Mỹ lật đổ Saddam Hussein, nhưng đã không biết làm thế nào để tạo ra thành công chính trị. Hôm nay Thủ tướng Iraq al-Maliki là một đồng minh thân cận của Iran, kẻ thù lớn của Mỹ. Còn ở Afghanistan, bản quyết toán của Mỹ, nói một cách nhẹ nhàng, không phải thuận lợi. Quyền lực Tổng thống Karzai tiếp tục suy giảm. Mỹ là một người bảo trợ không thể trông cậy. Kết quả là không ai trong khu vực tin tưởng nó. Mỹ không còn là một siêu cường trong khu vực Trung Đông , điều mà trong một phương pháp chủ chốt thay đổi đáng kể ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu .
 
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức
---------------------------------------------------------------
* Gilles Kepel (sinh năm 1955) là nhà khoa học chính trị và là tác giả của nhiều cuốn sách nói về tôn giáo cực đoan và liên kết của họ với chính trị. Sách của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ở Ba Lan, ví dụ như "Sự trả thù của Thiên Chúa" (2010), "Chiến tranh Thánh. Sự bành trướng và sự sụp đổ của Hồi giáo bảo thủ" (2003), "Fitna. Cuộc chiến ngay ở trái tim của Hồi giáo" (2006). Năm nay sẽ có bản dịch ra tiếng Ba Lan mới nhất cuốn "Passion arabe. Journal 2011-2013" nói về các cuộc cách mạng Ả Rập.
 
* Người thực hiện phỏng vấn là Maciej Nowicki của Newsweek, phiên bản tiếng Ba Lan, tại link:
http://www.newsweek.pl/egipt--czas-nienawisci,107847,1,1.html
 

Bài bình luận

Bao gio anh ve Balan choi? adamvn@wp.pl

Tác giả đả tỏ ra rất ấu trỉ và thiếu hiểu biết về chính trị một cách nghiêm trọng. Câu ngạn ngử của La Mã đả nói lên rằng nền dân chủ mà phương Tây có ngày nay đả phải mất hàng ngàn năm xây dựng ,phát triển và tốn biết máu xương mới có được. Vậy thì Iraq chỉ mấy năm sau khi Sadam bị lật đổ mà đói có một nền dân chủ như phương Tây thì thật là một đứa CON NÍT hay là một tên CỰC ĐOAN ĐIÊN LOẠN. Ngoài ra" chính trị không phải là chò trơi ĐEN và TRẮNG.Vì vậy tất cả nhửng phê bình của người ngoài cuộc chỉ là chuyện trà dư tửu hậu.