You are here

Người Việt nghĩ gì trước việc TT Obama được trao giải Nobel Hòa Bình?

Cuối tuần rồi, Ủy Ban Nobel từ Oslo, Na Uy, công bố giải thưởng Nobel Hòa Bình 2009 sẽ được trao tặng cho Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama.

Hôm 9-10-2009 tại thủ đô Oslo của Nauy, Chủ Tịch Ủy Ban
Nobel Hòa Bình Thorbjorn Jagland loan báo quyết định trao tặng giải Nobel Hòa
Bình 2009 cho Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama. spanAFP PHOTO/Daniel Sannum LautenTheo Ban Tuyển Chọn, ông Obama đã có những nỗ lực đặc biệt trên chính trường và ngoại giao quốc tế, mang lại hy vọng và tương lai tốt đẹp cho thế giới.

Quá sớm?
Tuy nhiên, việc tuyển chọn ấy cũng gây ngạc nhiên và thắc mắc không ít cho dư luận ngay tại Hoa Kỳ cũng như khắp các châu lục khác, vì cho rằng ông Obama chưa thực sự đạt thành tích gì. Giới truyền thông quốc tế thì nhận định rằng giải Nobel Hoà Bình có thể mang tới nhiều hệ luỵ cho ông Obama.

Từ Liên Bang Úc Châu, ông Đoàn Việt Trung thuộc Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam cho là hãy còn quá sớm để trao tặng giải thường này cho ông Obama, vì trước ông đã có nhiều nhân vật kiên trì đóng góp công sức và nỗ lực, trong việc xây dựng và bảo vệ hòa bình cho nhân loại:

Thán phục sự nỗ lực và thiện chí của Tổng Thống Obama, tuy nhiên tôi nghĩ là bây giờ còn sớm quá để cho ông ấy được giải thưởng bởi vì cái thành tích kết quả chwa có được bao nhiêu.

Ô. Đoàn Việt Trung, Úc

Ông Đoàn Việt Trung : “Cũng như nhiều người khác thì tôi cũng thán phục sự nỗ lực và thiện chí của Tổng Thống Obama, tuy nhiên tôi nghĩ là bây giờ còn sớm quá để cho ông ấy được giải thưởng bởi vì cái thành tích kết quả chwa có được bao nhiêu.

Nếu nói về nỗ lực và thiện chi thì thực ra có nhiều người khác có thiện chí và có nỗ lực, tôi xin lấy thí dụ chẳng hạn như về cái việc tranh đấu cho người lao động, ngay cả thầy Quảng Độ cách đây từ mấy năm cũng đã lên tiếng kêu gọi mọi người việt hãy quan tâm về cái tình hình người lao động bị bóc lột. Nếu chỉ nói về thiện chí thì nhiều người khác có thiện chí và có lẽ có thiện chí còn hơn ông Obama nữa.

Thực ra thì tôi mong là trong tương lai, uỷ ban quyết định giải Nobel Hoà Bình sẽ nghi đến việc chọn những người không phải chỉ có thiện chí mà là đã bỏ công sức mà nhiều khi phải chịu nguy hiểm về tính mạng và mất quyền tự do của họ để tranh đấu, và nhất là hãy chọn những người mà ng phải là những người đang nổi tiếng, không phải là những người đang có quyền chức mà là những người đang bị những chế độ độc tài chà đạp.

Có lẽ ông Obama cũng can đảm lắm nhưng mà sự can đảm đó chưa được chứng tỏ, còn sự can đảm của những người như là thầy Thích Quảng Độ thì đã được chứng tỏ từ mấy chục năm nay, cần phải được thế giới công nhận qua giải Nobel Hoà Binh.”

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama Từ Saigon, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, sáng lập viên Cao Trào Nhân Bản, một nhân vật bất đồng chính kiến từng ngồi tù lâu năm, tin rằng Tổng Thống Barack Obama đang góp phần hữu hiệu trong việc thiết lập một kỷ nguyên mới, tạo sự hợp tác giữa các dân tộc, hầu tiến tới hòa bình, dân chủ và nhân bản :

BS Nguyễn Đan Quế: “Khi hay tin Tổng Thống Obama được nhận giải thưởng Nobel Hoà Bình 2009 chúng tôi thấy đây là một giải thưởng xứng đáng nhất trong các giải thưởng hoà bình từ trước đến nay, không phải là vấn đề da màu, không phải vấn đề tuổi tác, cũng như không phải vì mới nắm chính quyền trong một thời gian ngắn, cũng như không phải Tổng Thống Obama chưa làm được những gì có kết quả nhìn thấy, sờ thấy…

Tổng Thống Obama đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền sinh hoạt chính trị toàn cầu, chủ trương tham khảo - hợp tác với các nước giàu cũng như các nước nghèo để có được một nền hoà bình, an ninh và thịnh vượng trên thế giới.

BS Nguyễn Đan Quế, Sài Gòn

Chúng tôi muốn nói rằng Tổng Thống Obama đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền sinh hoạt chính trị toàn cầu, chủ trương tham khảo - hợp tác với các nước giàu cũng như các nước nghèo để có được một nền hoà bình, an ninh và thịnh vượng trên thế giới.

Theo tôi, nhân loại đang dần dần đi vào một kỷ nguyên mới phát triển dân chủ - nhân bản hơn trong thời gian quá khứ, trong đó công của Tổng Thống Obama là rất lớn, và có thể nói (ông) là người đi đầu khai phá và tập hợp những người có thiện chí, những người có lòng với nhân loại.”

Định hướng cho tương lai
Bà Inna Malkhalova, pháp danh Thiện Xuân, trước đây phục vụ tại Viện Việt Học ở thủ đô Moscow của Nga, nói là bà rất ngạc nhiên khi nghe tin Tổng Thống Mỹ Obama được tặng giải Nobel Hòa Bình. Qua câu chuyện với phóng viên Ban Việt Ngữ của Đài chúng tôi, bà giải thích vì sao:

Bà Inna Malkhalova : “Riêng tôi, khi mới nghe hôm qua hôm kia gì đấy về một tin là Tổng Thống Obama được giải thưởng Nobel thì phút đầu tiên là tôi chỉ bật cười thôi. Bao nhiêu người xứng đáng mà không được gì hết mà Tổng Thống Obama!

Đúng rồi, 10 tháng mới nhậm chức mà Tổng Thống chưa đi, chỉ nói rất là đẹp, rất hay nhưng mà chưa làm được việc gì mà lại được giải thưởng Nobel tthì điều đó vừa buồn cười, và cái committee (uỷ ban) của giải thưởng Nobel như thế là mất uy tín, hoàn toàn mất uy tín.

Bây giờ về sau làm việc như thế nào, người ta không còn kính trọng như trước nữa, cho nên chúng tôi - cả tôi và cả chồng tôi nữa - chúng tôi vừa ngạc nhiên vừa buồn thế thôi, chỉ nói thế thôi, không còn nói thêm gì nữa.”

Về phía những người ủng hộ quyết định của ủy ban trao giải Nobel Hòa Bình của Na Uy, có bác sĩ Francois Trương Tấn Trung hiện sinh sống tại thủ đô Paris, Pháp. Ông Trung nhấn mạnh, là nguyên thủ quốc gia của siêu cường hàng đầu thế giới có sức mạnh quân sự, tìềm năng kinh tế vượt trội, nhưng ông Obama luôn theo đuổi chủ trương hiếu hòa, tự chế:

Ông Obama đã đưa ra một ý niệm về một cái định hướng cho một tương lai, để bước tới con đường thế nào đó để mà tiến tới một cái thế giới, một cái toàn cầu của tất cả mọi xứ phải sống và phải duy trì cái nền hoà bình, tránh chiến tranh.

BS Francois Trương Tấn Trung, Pháp

BS Francois Trương Tấn Trung : “Tôi xin nói thật là chính tôi, cả vợ, cả con tôi nữa rất là vui mừng. Vui mừng là vì sao? Là vì giải Nobel Hoà Bình ngoài cái vấn đề mà cái tên của Giải là một giải rất là long trọng, rất là nguy nga, nhưng mà ý nghĩa của nó rất là sâu sắc.

Nó sâu sắc bởi vì cái giải đó được thưởng cho một vị tổng thống của một nước Mỹ, không phải là qua cái màu da sắc tộc, nhưng mà người tổng thống của xứ Mỹ đó là một cái xứ hiện bây giờ là cái xứ vừa giỏi mà vừa có sức mạnh cao nhứt trên cả thế giới.

Chính ông Obama đã đưa ra một ý niệm về một cái định hướng cho một tương lai, mà cái định hướng đó sẽ hướng dẫn tương lai của toàn cầu và tương lai của nhân loại. Đó là để mà bước tới con đường thế nào đó để mà tiến tới một cái thế giới, một cái toàn cầu của tất cả mọi xứ phải sống và phải duy trì cái nền hoà bình, tránh chiến tranh.

Ý ổng muốn nói rằng qua cơ hội này thì sẽ giảm những vũ khí hạt nhân có thể là thiêu huỷ một lần một biết bao nhiêu người, nhưng mà cái đó phát xuất từ một cường quốc mà người ta có khả năng làm những chuyện như vậy, một cái xứ vừa mạnh mà vừa đứng đầu thế giới mà tự người ta người ta biết tự hãm, không có đi xa hơn trong cái vấn đề chế tạo vũ khí hoặc là gây hấn, chứng tỏ cái xứ đó tuy rằng có sức mạnh nhưng mà là một cái xứ hiếu hoà, hiếu hoà bình.”

Ủy ban Nobel Hòa Bình đánh giá, từ khi nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ vào tháng giêng năm nay, ông Obama đã thường xuyên kêu gọi giải trừ võ khí hạt nhân, tái tục đàm phán về hòa bình Trung Đông, nỗ lực giải quyết các vấn đề môi trường.

Được biết, trong vòng 7 năm qua, đảng Dân Chủ Mỹ đã giành được 3 giải Nobel Hòa Bình gồm có cựu Tổng Thống Jimmy Carter năm 2002, cựu Phó Tổng Thống Al Gore năm 2007 và Tổng Thống Barack Obama năm 2009.

Ông Obama sẽ được trao giải Nobel Hòa Bình tại buổi lễ tổ chức ở thủ đô Oslo (Na Uy) vào ngày 10-12-2009, với phần thưởng trị giá 1 triệu 4 trăm ngàn đô la. Ông cho biết sẽ tặng lại số tiền này cho các cơ quan từ thiện và nhân đạo.