You are here

Ai thua trong vụ án ký giả Hoàng Khương?

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:"Calibri","sans-serif";
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:"Times New Roman";
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:"Times New Roman";
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

Đào Trung Đạo, RFA
Từ bên ngoài theo dõi vụ án ký giả Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ sau khi bị tạm giam 248 ngày rồi khi đem ra xét xử đã bị lãnh án 4 năm tù giam trong tuần trước (một bản án đã gây ra những phản ứng mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội lề trái: bày tỏ sự giận dữ và khinh bỉ hệ thống tư pháp hiện hành ở Việt Nam cũng như niềm thương cảm dành cho số phận phải lãnh một bản án oan sai chính quyền cọng sản chụp lên đầu một ký giả có trách nhiệm nghề nghiệp, có lương tâm muốn chống tham nhũng cải tạo xã hội qua những bài viết trong quá khứ tên là Hoàng Khương)  tôi có nhận xét:  biểu tượng điển hình nhất cho cả hai điều nói trên là bức hình người cha già của ký giả Hoàng Khương đã khóc tức tưởi sau khi nghe con trai bị tuyên án một cách oan sai. Và tôi cũng có đề nghị: bức hình này nên được phóng lớn và treo ngay ở tiền diện của  tất cả những tòa án trên toàn lãnh thổ Việt Nam (theo kiểu Mao Trạch Đông đã chỉ thị phóng lớn hình ảnh mình treo khắp hang cùng ngõ hẻm trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa).
   Những chi tiết về việc làm của ký giả Hoàng Khương dẫn đến việc bị giam giữ cũng như những gì xảy ra trong vụ xử Hoàng Khương đã được các nguồn thông tin cả lề phải lẫn lề trái trong nước nêu khá đầy đủ kể cả việc đại diện báo Tuổi Trẻ không được tòa cho phép tham dự để trưng bằng chứng bênh vực Hoàng Khương.  Từ vụ án này tôi liên hệ tới một câu chuyện khá lý thú sau đây:
   Mới đây tôi có một người bạn ở Việt Nam du lịch sang Mỹ – anh ta khá thành công trong những dự án kinh doanh kể cả việc đầu tư thành lập đại học tư thục. Anh bạn tôi vốn là một cựu sĩ quan trong quân lực Miền Nam trước 1975 nhưng đã khôn ngoan và may mắn cộng thêm khả năng kinh doanh một cách ‘thức thời’ nên trở thành một thiểu thiểu số thành công sau tháng Tư 1975. Dựa vào sự hiểu biết chung chung của tôi (cũng như của hầu hết mọi người  về chế độ cọng sản hiện nay) nên tôi hỏi anh (giả bộ ngớ ngẩn): nói chung anh chốt cho tôi hiểu một điểm quan trọng nhất về lý do của sự hiện hữu và tồn tại của toàn bộ những cơ sở sinh hoạt kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, báo chí, tòa án… (dĩ nhiên không thể kể vào danh sách này  những cơ sở do chính quyền lập ra)  ở Việt Nam hiện nay, thì câu trả lời khá ‘hài’ của anh ta là: ở tất cả những cơ sở đó luôn luôn có một cái ‘bàn thờ vô hình’ trên đó ‘ngự’ một cán bộ cọng sản đã được bố trí ngồi vào đó bất kể khả năng và tư cách của anh ta. Và ở phía dưới cái bàn thờ đó các anh có thể bỏ công sức làm bất cứ điều gì các anh cho là đúng đắn hữu ích trong một giới hạn có thể chấp nhận được (giới hạn này khá rộng rãi kể cả những hành vi tham nhũng, vô đạo đức) nhưng tuyệt đối không được đụng đến cái bàn thờ này, nhất là đừng có ý định ngồi vào đó thì mọi chuyện sẽ ‘cũng được thôi’. Ngẫm nghĩ về nhận định khá ấn tượng của anh bạn tôi thấy mình vẫn thuộc vào loại ‘thiếu đào sâu tư tưởng’ vì sờ sờ trước mắt toàn bộ con dân Việt đều bị đặt dưới cái bàn thờ khổng lồ là cái Lăng Bác ở Hà Nội! Vì chủ nghĩa cộng sản chính thức đã trở thành  một tôn giáo và đúng như di huấn của Marx “tôn giáo là thuốc phiện” cho nên Đảng đã biến dân chúng thành những người nghiện kinh niên.
   Nhưng nghĩ xa hơn thêm chút nữa, căn cứ vào những gì đã và đang xảy ra thì tôi thấy: Thứ nhất, bàn thờ cũng có nhiều thứ bậc cao thấp. Thứ nhì,  giữa những anh ngồi trên những bàn thờ khác nhau đó không phải là lúc nào họ cũng ‘nhất trí’ nhưng nhiều khi lại còn âm thầm tìm cách ‘đàn áp’, hất cẳng nhau vì ngồi trên những bàn thờ này vốn là những ma quỉ. Đấy là cảnh tượng của một thứ tôn giáo thờ ma quỉ. Tình hình chính trị hiện nay dường như đang diễn ra sự cạnh tranh thứ bậc của ba bàn thờ ma quỉ: “Tổng Bí thư”, “Chủ tịch Nước”, và “Thủ tướng” dưới sự chứng kiến câm nín của “Bàn thờ Bác”.
   Trong vụ án Hoàng Khương rõ ràng là  các vị ngồi trên ‘bàn thờ công an’ và ‘bàn thờ tuyên giáo’ đã áp đảo, bịt miệng vị ngồi trên ‘bàn thờ báo chí lề phải của Đảng’! Và dĩ nhiên dân chúng tép riu phía dưới bàn thờ không cần được đếm xỉa!
   Nhưng câu hỏi vẫn phải đặt ra sau vụ án này là:  Ai là người thua cuộc?
   Trước hết “bàn thờ tuyên giáo” và “bàn thờ công an” đã thắng “bàn thờ truyền thông cùa Đảng”. Và dự đoán dĩ nhiên là: truyền thông sẽ thua dài dài.
   Nhưng kẻ thua cuộc sau đó là ai? Trước hết là “bàn thờ tư pháp”.  Nhưng nghĩ cho cùng thì kẻ thua cuộc trắng tay cuối cùng vẫn là đại bộ  phận dân chúng phía dưới các bàn thờ. Vậy làm sao để “toàn thắng ắt về ta” như lời Bác dạy? Câu trả lời tức khắc và đơn giản: Hãy dẹp bỏ tất cả mọi bàn thờ! Để trước hết có được một nền tư pháp tự chủ và chín chắn như nhà văn Phạm Thị Hoài cổ võ và sau đó hệ quả sẽ là: từ đây đại bộ phận dân chúng không còn phải chịu thân phận của những kẻ thua cuộc trắng tay.