You are here

Xem lại những sai lầm của các huyền thoại về sức mạnh Trung Quốc

 
Washington Post/Onet.pl – Lê Diễn Đức dịch
 

 
Khi Trung Quốc đang bắt kịp với những nền kinh tế phát triển nhất thế giới, ngày càng tăng lên không chỉ sự mê hoặc mà còn cả sự sợ hãi, đặc biệt tại Hoa Kỳ.
 
Người Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ làm tuột khỏi tay họ vị trí siêu cường của thế kỷ 21. Một loạt câu hỏi xuất hiện: Làm thế nào mà nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển một cách nhanh chóng như thế? Đảng Cộng sản có thể duy trì mãi quyền lực? Có ý nghĩa gì về sự gia tăng ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh?
 
Tuy nhiên, để hiểu vai trò mới của Trung Quốc trên sân khấu thế giới, cần phải xem xét lại một số quan niệm sai lầm đang ngự trị trong cách suy nghĩ ở phương Tây.
 
1. Sự phát triển của Trung Quốc đẩy ảnh hưởng của Mỹ ra ngoài lề ở châu Á.
 
Ngược lại. Vị trí của Trung Quốc thực sự đang tăng lên ở châu Á, người Trung Quốc có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, và là đối tác thương mại lớn nhất của mỗi quốc gia châu Á. Việc hiện đại hóa quân sự đã làm cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ngày càng trở thành lực lượng nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, mở rộng ảnh hưởng của nó, người Trung Quốc - thay vì đẩy người Mỹ vào bóng tối, thì lại làm cho hầu hết các nước châu Á gần gũi hơn với Washington và vị thế của nước Mỹ đang ngày càng gia tăng.
 
Sự hiện diện của Chú Sam vẫn được nhìn nhận thiện cảm, vì nó ngăn chặn sự vượt trội của một trong những người hàng xóm và thúc đẩy cân bằng chiến lược. Không có gì ngạc nhiên khi chính quyền Obama công bố thay đổi chiến lược hướng tới châu Á, hầu hết các nước trong khu vực - với ngoại lệ của Trung Quốc - âm thầm vỗ tay trước thông báo này. Ngày nay, mối quan hệ quan trọng với các nước châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc thậm chí Việt Nam, đang tốt hơn hơn bao giờ hết.
 
2. Dự trữ ngoại hối lớn của người Trung Quốc tạo cho họ sức công phá mạnh mẽ.
 
Người Mỹ nợ Trung Quốc khoảng 2 nghìn tỷ USD, và châu Âu khoảng 800 tỷ. Số tiền rất lớn này gây nên sự lo lắng ở phương Tây, và Bắc Kinh chắc chắn có cớ để tự hào. Nhưng nó không cung cấp cho Trung Quốc thêm ảnh hưởng trong ngoại giao.
 
Một thảm kịch là Trung Quốc đang rải món nợ nhà nước của người Mỹ ra thị trường thế giới để buộc người Mỹ phải nhũn nhặn đi, đã không mang lại kết quả tốt, và có lẽ sẽ không xảy ra tình hình như vậy. Quỹ tài sản nhà nước đầu tư một phần dự trữ ngoại hối, thích các tài sản có rủi ro thấp và tránh tranh cãi về địa chính trị. Vào thời điểm của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, Trung Quốc đến giờ vẫn vắng mặt.
 
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc không có tác động lớn lên vị trí địa chính trị của họ, bởi vì dự trữ ngoại hối là kết quả từ chiến lược tăng trưởng kinh tế của Bắc Kinh được thông qua dựa trên việc xác định không đúng giá trị đồng tiền nội địa của mình nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu.
 
Nếu Trung Quốc đe doạ giảm đầu tư của họ vào nợ nhà nước của Hoa Kỳ, thì họ sẽ phải cần đến hoặc tìm kiếm các khoản đầu tư thay thế mà trong thời điểm hiện tại không dễ dàng, hoặc là phải hạn chế xuất khẩu qua Hoa Kỳ (không phải giải pháp tốt nhất đối với các nhà sản xuất Trung Quốc). Hơn nữa, với số tiền lớn như vậy đầu tư vào nợ phương Tây, Trung Quốc sẽ chuốc phải một mất mát bi thảm, nếu thị trường tài chính có nguy biến.
 
3. Đảng Cộng sản kiểm soát Internet.
 
Tuy bỏ ra tiền của to lớn dành cho công nghệ tin học và công sức lao động, Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể chế ngự được Internet. Mặc dù hệ thống lọc mạng của Trung Quốc được nâng cao hơn và gánh nặng các quy định nghiệt ngã hơn so với chế độ độc tài khác, nhưng số lượng người sử dụng Internet vẫn gia tăng (hiện có trên 500 triệu), còn với các giải pháp kỹ thuật mới (ví dụ, microblog tương tự như Twitter) cho thấy rằng, sự kiểm duyệt phần lớn không hiệu quả.
 
Chính phủ liên tục chơi trò mèo vờn chuột với người sử dụng Internet. Gần đây, nhà cầm quyền bắt các tác giả viết trên microblog phải để lại đầy đủ tên họ. Thế nhưng, thực tế cho thấy để thực hiện các quy định như vậy quá tốn kém - ngay cả đối với một chế độ độc đảng. Đảng chỉ có thể làm động tác duy nhất là sau sự đã rồi, chọn lọc kiểm duyệt những gì mà họ coi là nguy hiểm hoặc gây tổn hại.
 
4. Chính quyền Trung Quốc đã mua đứt tầng lớp trung lưu.
 
Không hoàn toàn. Ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ hai con số đã nâng cấp độ của tầng lớp trung lưu Trung Quốc lên khoảng 250 đến 300 triệu người, chủ yếu cư dân thành phố. Kể từ khi vụ thảm sát Thiên An Môn vào năm 1989, các đại diện của nhóm người này tham gia vào việc đuổi theo sự giàu có, hơn là vào cuộc đấu tranh cho tự do chính trị. Điều đó không có nghĩa là tầng lớp trung lưu bắt đầu ủng hộ đảng cầm quyền. Có khác biệt giữa sự thờ ơ chính trị và lòng trung thành lâu dài.
 
Với tầng lớp trung lưu Trung Quốc, cao nhất là chịu đựng tình trạng hiện tại, bởi vì nó phản ảnh sự cải thiện đáng kể so với chính phủ độc tài toàn trị trong quá khứ. Bên cạnh đó, không có giải pháp thay thế thực tế nào. Tuy nhiên - như mùa xuân Ả Rập chứng minh  - chỉ cần một sự kiện, một bước đi sai lầm của nhà cầm quyền là có thể biến những công dân thụ động thành những nhà cách mạng triệt để.
 
Điều này có thể xảy ra ngay cả khi không có một sự suy thoái đột ngột nào trong nền kinh tế. Ngày nay, tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang ngày càng không hài lòng vì sự bất bình đẳng, tham nhũng, nhà ở đắt tiền, ô nhiễm môi trường và phẩm chất dịch vụ kém. Vài năm trước đây ở Thượng Hải, hàng ngàn người dân đã "đi bộ tập thể" trong cuộc biểu tình chống lại kế hoạch mở rộng đường sắt điện từ. Dự án này tạo ra mối đe dọa đối với giá trị tài sản của họ gần đó. Các cuộc biểu tình tương tự cũng xảy ra vào năm ngoái tại Đại Liên, đã dẫn đến việc đóng cửa nhà máy hóa dầu gây độc hại môi trường xung quanh.
 
Đảng Cộng sản biết rằng không thể đặt niềm tin vào tầng lớp trung lưu. Và chính vì thế, sự thiếu vắng lòng tin này đứng đằng sau những cư xử khắc nghiệt đối với mọi sự khác biệt chính trị.
 
5. Không có dấu hiệu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc đã chậm lại.
 
Tốc độ tăng trưởng đã giảm nhẹ từ 10,3%  trong năm cuối 2010 còn 9,2%. Xu hướng giảm này sẽ tăng lên trong những năm tới.
 
Cũng như tại Hàn Quốc và Đài Loan, người ta cũng đã ghi nhận sự tăng trưởng to lớn trong ba thập niên, nhưng trong những năm 90 dần dần chậm lại, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một cơn gió mạnh quất vào mắt. Xã hội đang già đi - trong năm 2010, những người trên 60 tuổi chiếm 12,5%. dân số. Đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên 17%. Điều này có nghĩa là sẽ suy giảm tiền tiết kiệm và sức lao động, bên cạnh tăng lương hưu trí và chi phí y tế. Nếu Trung Quốc muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì phải bắt đầu sản xuất các sản phẩm do chính mình tự thiết kế có giá trị gia tăng cao. Như vậy cần phải có phát minh, sáng chế, điều này đòi hỏi sự kiểm soát của chính phủ ít hơn và nhiều tự do trí thức hơn.
 
Căn cứ vào các khoản đầu tư và hệ thống kinh tế được quản lý bởi nhà nước mà nhờ đó Trung Quốc có được sự tăng trưởng nhanh chóng, nó phải nhường chỗ cho một mô hình hiệu quả hơn, thúc đẩy tiêu dùng và định hướng thị trường. Sự thay đổi này sẽ không thể nếu vai trò của nhà nước không bị giới hạn, và đảng cộng sản không chịu trách nhiệm về hành động của mình trước nhân dân.
 
Bản Việt ngữ © 2012 Lê Diễn Đức
 
---------------------------------------------
Nguồn: http://biznes.onet.pl/mity-o-chinskiej-potedze,20139,5014683,1,prasa-detal  
 

Bài bình luận

Thưa các bác , tuy còm của tôi ko liên quan gì đến bài này nhưng giúp các bác có sự so sánh về công an ngày trước và bây giờ . Tôi (cựu SQ chế độ củ) ra tù năm 1981 . Hai năm đầu tiên , tôi bị quản chế chặt chẻ nhưng sau đó họ nới lỏng . Tôi nhận xét , các anh CA (tùy người chớ ko phải ai củng vậy) ở Sài gòn thời đó chỉ ‘nặng tay’ với bọn tội phạm (trộm cắp , cướp,v.v…) bị BẮT QUẢ TANG . Đối với NGƯỜI DÂN thì tạm được , hiếm khi thấy họ hống hách hay đánh đập dân (chỉ vì ko đội mủ BH như CA bây giờ). Dân chúng trong phường khóm , vui vẻ khi gặp CA , nói chung quan hệ RẤT TỐT . Thời gian này , nhửng vụ CA đánh chết người tại đồn RẤT HIẾM . Qua nói chuyện nhiều lần với họ , tôi được biết lúc đó , họ còn TUÂN THỦ nhửng ĐIỀU LỊNH trong việc giao tiếp với DÂN , với TỘI PHẠM . Lúc đó , họ ko có cửa quyền hay hống hách như bây giờ . Ví dụ :khoảng năm 1981-82 , tôi làm việc tại một văn phòng của 1 đội xây dựng ở đg Hàm Nghi quận 1 TP.HCM . Có 1 lần , một anh bán dạo (bán các thứ lặt vặt để trên 1 tấm ni lông , khi CA tới thì xách chạy) ở lề đường gần VP của tôi , bị CA bắt vì chạy ko kịp . Anh này đả gây gổ , giằng co với anh CA trước khi bị đưa về CA phường Bến Thành . Tôi nghỉ rằng anh sẻ bị CA “tẩn” cho 1 trận ; vài giờ sau tôi thấy anh được thả , ko bị đánh đập gì hết , tôi rất ngạc nhiên . TÔI KO HIỂU “TẠI SAO CÔNG AN NGÀY NAY HUNG DỬ VÀ TÀN ÁC HƠN NGÀY TRƯỚC RẤT NHIỀU” ?!? Mong các bác cho biết YẾU TỐ nào đả khiến họ trở nên như vậy . Cám ơn ,

Bạn đã posted bài này trong mục ý kiến độc giả của trang “Dân Làm Báo” (http://danlambaovn.blogspot.com.au/2012/02/phan-ung-cua-nhung-nguoi-tre-voi-luc.html?showComment=1329800226100) Bài viết của bạn đã bị độc giả phế bình gắt gao, chê bai nói sạo. Vì SQ “chế độ cũ” vừa ra tù xong là được cs cho việc làm ngay, thì chỉ có bạn mới được cs ưu đãi như vậy. Mọi người đều cười và chờ bạn trả lời. Sao bạn không trả lời minh bạch cho mọi người hiểu nếu bạn nói thật. Còn như nói sạo thì cứ thẳng thắn nhận, sao phải chay trốn bên DLB vậy. Bạn cũng posted bài này ở trang “thongcao55” http://thongcao55.blogspot.com.au/2012/02/vuong-ve-tham-vuon.html?showComment=1329678257008. Lão già này ngạc nhiên không hiểu ý bạn muốn ca tụng chế độ cs và bọn công an “ngày xưa ấy” với dụng ý gì? Nếu bạn là CAM thì cứ nói thẳng, tốt hơn là giả vờ làm SQ “chế độ cũ”. Tôi là lính già VNCH đây, nhưng không ai hèn phải nói SQ “chế độ cũ” như bạn đã nói đâu. Nếu can đảm mời bạn qua DLB để trả lời cho minh bạch. Lính già VNCH