You are here

Thêm một bằng chứng về sự tự diễn biến của Đảng CSVN

Từ năm 1986 đến nay, Đảng CSVN đã tiến hành việc cải cách Kinh tế mà họi gọi là công cuộc Đổi mới, để chuyển nền kinh tế Việt nam từ nền Kinh tế tập trung - quan liêu bao cấp sang nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Điều mà họ cho rằng là phương tiện cứu cánh, cần thiết để cứu nguy sự đỗ vỡ và đưa nền kinh tế Việt nam thoát khỏi sự khủng hoảng vốn đã rất trầm trọng.

Cho dù cho đến nay, chính Đảng CSVN vẫn thừa nhận rằng về lý luận vẫn chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vì theo họ, hệ thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử và đây là sự sáng tạo mang tính đặc thù của Đảng CSVN.
 
Trước sự sụp đổ của phe XHCN, Việt nam đã phải thay đổi chính sách và trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam không có lựa chọn nào khác là buộc phải có quan hệ trên hầu hết các mặt với các nước Tư Bản Chủ Nghĩa như Mỹ, EU v.v... Và ban lãnh đạo nhà nước Việt nam, cụ thể là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không ít lần đề nghị Mỹ, EU và một số nước TBCN lớn khác chiếu cố để chấp nhận Việt nam là một quốc gia có nền Kinh tế thị trường hoàn chỉnh.
 
Không những thế, theo báo Thời báo Kinh tế Sài gòn, nói về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã cho rằng: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm".
 
Trong gần 30 năm cải các kinh tế, tuy nền kinh tế Việt nam đã có dấu hiệu khởi sắc, tuy vậy những thành tựu đạt được còn quá khiêm tốn, bởi vì sự lỗ lã, thất thoát quá lớn của các doanh nghiệp nhà nước. Cũng bởi vì nhà nước đã quá chú trọng trong việc phát triển và coi kinh tế nhà nước nắm chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Đây là điểm khiếm khuyết mà mọt nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh không cho phép như vậy.

Hình chụp bài viết trên Báo Công thương

Nếu hiểu Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Thì sẽ thấy điểm khác biệt giữa Kinh tế thị trường và Kinh tế thị trường Định hướng XHCN là sự can thiệp và tác động quá sâu của nhà nước đối với nền kinh tế, khi chú trọng và coi kinh tế nhà nước là chủ đạo. Thực tế kinh tế Việt nam trong suốt gần 30 năm qua đã chứng minh cho thấy sự thất bại của chủ trương này, đặc biệt là các khoản nợ khổng lồ do kinh doanh lỗ lã vì quản lý yếu kém của các doanh nghiệp chủ đạo, các Tập đoàn, Tổng Công ly lớn của nhà nước, như Vinashin, Vinalines... Điều đó cho thấy việc xóa bỏ vấn đề Kinh tế thị trường Định hướng XHCN để đưa kinh tế Việt nam chuyển sang Kinh tế thị trường hoàn chỉnh là điều hết sức cần thiết và cấp bách. Song đáng tiếc, Hiến pháp Sửa đổi năm 2013 phần nói về chế độ Kinh tế, Điều 51 Khoản 1. vẫn khẳng định và đã ghi rõ "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo".
 
Vậy mà theo Báo Công thương ngày 20.8.2014 cho biết, tại Hội nghị triển khai Chỉ thị số 22/CT-TTg và số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng “Hơn ai hết, Bộ Công Thương phải xây dựng kế hoạch theo kinh tế thị trường, phù hợp quy luật kinh tế thị trường”. Nếu đối chiếu với chế độ Kinh tế ghi trong Hiến pháp Sửa đổi năm 2013 thì phát biểu này của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng là vi hiến - trái với Hiến pháp. Cho dù đây là việc làm phù hợp, thích ứng và cần thiết đối với nền kinh tế Việt nam, song nó cũng là bằng chứng của việc tự diễn biến để từ bỏ con đường Chủ nghĩa Xã hội của Đảng CSVN để xích gần CNTB thân phương Tây.
 
Tuy nhiên, cần phải hiểu một mình ông Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng thì không dám "cả gan" làm một việc tày trời trái với Hiến pháp như vậy. Mà chắc chắn việc này phải nhận được sự đồng thuận từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói riêng và tập thể lãnh đạo Bộ Chính trị nói chung. Nói một cách khác đây là chủ trương chính thức của Đảng CSVN.
 
Từ đầu thế kỷ XX, Đảng CSVN từ ngày thành lập đã lựa chọn Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Mark-Lenin làm kim chỉ nam và nền tảng tư tưởng cho mình dẫu không phải là điều sai lầm, vì khi đó những học thuyết này chưa được trải nghiệm để chứng tỏ sự ảo tưởng và những sai lầm của nó. Do đó không thể chê trách họ.
 
Tuy vậy cho đến nay, đặc biệt là sau gần 30 năm đổi mới, lẽ ra Đảng CSVN phải nhận ra những sai lầm về chính sách Kinh tế Định hướng XHCN. Đồng thời phải công khai thừa nhận và để tiến tới xóa bỏ nền Kinh tế thị trường Định hướng XHCN khi nó đã bộc lộ quá nhiều những bất cập và đã  gây nhiều tác hại cho nền kinh tế Việt nam. Để chuyển sang nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, phù hợp với các giá trị phổ quát của nền kinh tế thế giới.
 
Biết sai để sửa là một trong những yếu tố quyết định để giúp cho sự thành công của một quốc gia, là điều mà ban lãnh đạo Việt nam đã nhận thức được trong vấn đề lựa chọn đường lối Kinh tế thị trười để thay thế cho nền Kinh tế thị trường Định hướng XHCN. Song điều này cần phải được minh bạch bằng cách công bố và đồng thời phải sửa đổi phần về chế độ Kinh tế trong Hiến pháp năm 2013 một cách công khai. Vì hơn ai hết, lãnh đạo chính quyền phải gương mẫu, tuyệt đối không được có các chủ trương đi ngược với quy định của Hiến pháp.
 
Từ trước đến nay, những người làm công tác tư tưởng của Đảng CSVN luôn coi Diễn biến hòa bình (DBHB) là chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện để chống phá và đi đến xoá bỏ Chủ nghĩa Xã hội.  Và Đảng CSVN luôn lên án điều mà họ gọi là Diễn biến Hòa bình và coi đó là mối đe dọa hàng đầu đối với sự tồn tại của Đảng CSVN.
 
Tuy vậy, trên thực tế cho thấy, Đảng CSVN đã tự diễn biến một cách mạnh mẽ, với biểu hiện ngày càng xa rời CNXH để xích gần với chủ nghĩa tư bản phương Tây, mà đây là một bằng chứng không thể chối cãi về sự tự diễn biến của Đảng CSVN.
 
Ngày 24 tháng 8 năm 2014
 
© Kami
 
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

Bài bình luận

Bác Kami bình luận rất đúng những gì mà ai cũng thấy rồi..nhưng bác không dám viết thẳng ra là muốn đi đúng đường thì phải từ bỏ đảng cộng sản. Vì muốn theo chủ nghĩa tư bản thì phải có "tự do" mà còn đảng cộng sản thì làm gì có tự do. Mấy bác cứ lý luận viễn vong mà chẳng đi vào cái điều cốt lõi mà lại rất là đơn giản ấy thì thật tốn giấy mực. Mấy bác cứ theo công thức toán học lớp mẫu giáo này là giải quyết sự bế tắc của Việt Nam ngay. Cứ coi các nước Đông Âu áp dụng công thức này đều đúng cả. Chỉ còn vài nước dốt toán là trung quốc, việt nam, bắc hàn, cu bố là còn đang bị ở lại lớp vì dốt toán..hì..hì. 1. Việt Nam + cộng sản = Mất tự do 2. Việt Nam - cộng sản = Tự do Tư Luá

Sự diễn biến của đảng cộng sản VN không phải là một sự tỉnh thức hay ăn năn. Đây chỉ là một sự ma mãnh của những kẻ trộm khi đã bị dồn vào đường cùng thì lạy lục xin tha. Rồi khi được thoát khỏi thế cùng rồi chúng sẽ tính nào tật nấy. Chúng ta cứ coi một lãnh tụ mà chúng tôn vinh từ Nguyễn Sinh Cung hắn biến ra Nguyễn Tất Thành rồi lại thành Hồ Chí Minh (chưa kể những tên mà hắn không công bố). Thử hỏi một người quân tử mà không có chính danh, đến chết hắn vẫn mang một cái tên cáo giả. Loài vật cũng không ăn thịt con, chỉ có đảng cộng sản là dám ăn thịt con dân mình. Chúng ta hãy nhìn lại từ cải cách ruộng đất 54, rồi nhiều vụ án xét lại..chúng đã đem những đồng chí của mình ra mà thủ tiêu, trù dập. Sau 75 nhà tù ở khắp miền đất nước, chúng trù dập đến 3 đời nhân dân miền nam, những đợt vượt biên đầy máu và nước mắt...rồi đến những vụ cướp đất, đàn áp dân chủ đến bây giờ. Vậy mà nhiều người việt nam chúng ta vẫn còn hy vọng cộng sản sẽ ăn năn trở về với dân tộc. Con cáo cộng sản nó sẽ ăn thịt bầy thỏ từ từ đấy...chúng ta phải chộp lấy cơ hội khi chúng đang dưỡng thương. Anh ba Texas