You are here

Sự tồn tại của phe đối lập là giải pháp cho sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa

 


Kami
-
Theo tin báo chí cho biết, tại Hội nghị Công an toàn quốc chiều 17.12.2012 vừa qua, phát biểu tại hội nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu lực lượng công an phải ngăn chặn âm mưu gây bạo loạn, không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, nhân dân.

Trong điều kiện thể chế chính trị ở Việt nam theo chế độ một đảng chính trị duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội được khẳng định tại điều 4 Hiến pháp kể từ năm 1980 trở lại đây, mà thực chất là hmootj hành động thủ tiêu mâu thuẫn trong chính trị. Sau một quá trình 32 năm áp dụng chế độ độc đảng, các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và đạo đức ở Việt nam hiện nay đã cho thấy sự bất cập của nó trong việc giải quyết các mâu thuẫn để tạo động lực cho sự phát triển. Nếu bỏ qua các yếu tố chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước, nhân dân thì sự có mặt của các tổ chức chính trị đối lập là một yếu tố cần thiết nhằm hòa thiện cơ chế điểu chỉnh và cân bằng quyền lực nhà nước.

Về mặt khoa học, trong triết học Mác - Lênin, một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất đó là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng. Đồng thời theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, chúng luôn tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan trong là quy luật tất yếu của tự nhiên, không thể và không có cánh gì có thể loại bỏ được. Và cũng theo Engels hai mặt của đối lập sẽ tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong một sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập chính là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại song song và giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự đồng nhất của các mặt đối lập.

Quy luật mâu thuẫn cho thấy mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập để tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân của nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời. Hay nói một cách khác mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Hay nói một cách khác, thì phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập, thông qua đó sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, trong sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi, khi mâu thuẫn đã được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời và lại nảy sinh các mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn xuất hiện thay thế sự vật cũ. Do vậy, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập - giải quyết mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Nếu mâu thuẩn không được giải quyết, nghĩa là các mặt đối lập không chuyển hóa thì không có sự phát triển. Và theo ông Hồ Chí Minh trong cuốn "Sửa đổi lối làm việc" thì cho rằng “Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết tức là có vấn đề. Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu thuẫn là vấn đề gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu các mâu thuẫn đó. Phải phân tích rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ. Phải đề ra cách giải quyết". Dẫn chứng như vậy để thấy suy nghĩ của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là phản khoa học và trái ngược với tư tưởng Hồ Chí Minh, vì nó sự triệt tiêu và thủ tiêu mâu thuẫn. Đồng nghĩa với việc thủ tiêu sự phát triển.

Cũng có người lý luận rằng mâu thuẫn trong xã hội có hai loại, mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Vậy đối lập chính trị có phải là mâu thuẫn đối kháng hay không? Điều này nên được hiểu như thế nào cho đúng? Trước hết, mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những nhóm người, có lợi ích cơ bản đối lập nhau, còn mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời. Ví dụ như đối với nhóm người yêu nước biểu tình chống Trung quốc trong thời gian qua, việc làm của họ có thể không phù hợp với đường lối ngoại giao của chính quyền trong việc xử lý các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Nhưng nó chỉ là mâu thuẫn cục bộ và tạm thời. Không thể coi họ là những mầm mống của các nhóm chính trị đối lập và dùng biện pháp đối kháng để trấn áp họ. Điều đó cho thấy, việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định đúng phương pháp để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên giải quyết mâu thuẫn đối kháng phải dùng phương pháp đối kháng thậm chí phải dùng đến bạo lực.

Nói đến sự tồn tại của đối lập chính trị là người ta dễ nghĩ đến đa nguyên và đa đảng chính trị. Ở Việt nam hình như người ta rất sợ từ “đa nguyên”.  Vậy liệu đa nguyên chính trị có thực sự ghê gớm như chúng ta suy nghĩ hay không? Thực ra thể chế chính trị đa nguyên đã tồn tại cùng với nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa từ trước ngày đầu lập thành lập. Đó là Mặt trận Việt Minh là một tập hợp của các đảng phái chính trị cho mục tiêu giành độc lập dân tộc từ 1941 đến 1945 do đảng CS Đông dương lãnh đạo. Hay Quốc hội nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa khóa I là một Quốc hội đa đảng phái, rồi phải kể tới Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng là một tập hợp thống nhất đa nguyên chính trị, tập hợp của các chính khách và trí thức yêu nước ngoài Đảng Cộng sản ở miền Nam trong giai đoạn1960 đến 1975. Đặc biệt là sự tồn tại liên tục cho đến năm 1987 của hai đảng Dân chủ của ông Nghiêm Xuân Yêm và đảng Xã hội của ông Nguyễn Xiển, mà họ vẫn sát cánh cùng Đảng Cộng sản trong suốt quá trình tranh đấu giành độc lập dân tộc và phát triển đất nước trong nhiều thập kỷ. Dãn chứng các vấn đề trên, để cho mọi người cùng thấy đa nguyên chính trị là một vấn đề tích cực và đã trở thành biểu tượng của một hệ thống chính trị mà trong đó nhân dân đóng vai trò làm chủ nhà nước và xã hội. Đa nguyên chính trị đã từng tồn tại và đã góp phần trong sự nghiệp cách mạng của đảng CSVN lãnh đạo.

Đa nguyên chính trị cũng như vậy, nó là sự tồn tại hợp pháp của các tổ chức chính trị có các đường lối, cương lĩnh chính trị khác nhau trong việc điều hành nhà nước và giám sát công việc của bộ máy chính quyền thông qua hệ thống nghị trường. Ở đó các đảng chính trị căn cứ vào sự tín nhiệm của cử tri để nắm quyền lực điều hành và giám sát hoạt động của nhà nước. Các đảng phái nắm quyền điều hành bộ máy hành pháp được gọi là phe chính phủ và các đảng phái khác còn lại sẽ làm nhiệm vụ giám sát sự hoạt động của chính phủ đó là phe đối lập. Phe đối lập là phe ngoài chính phủ có ba đặc điểm, đó là sự bất đồng về chính trị, có tính cách tập thể và có tính cách hợp pháp. Nghĩa là, hiện tượng đối lập chỉ có, khi nào sự phản kháng ấy được chính trị hóa thông qua một chính đảng đối lập và hoạt động theo phương châm bất bạo động. Một trong những nguyên tắc của nền chính trị Dân chủ là chấp nhận tiếng nói của đa số là quyết định cuối cùng và tôn trọng lắng nghe ý kiến của thiểu số. Vai trò của phe đối lập trong chính trị Dân chủ cũng vậy, phe đối lập ngoài vai trò chính là hạn chế và kiểm soát chính quyền. Đây là một trong những hoạt động cốt yếu của đối lập ở bất cứ lúc nào trong cuộc sinh hoạt chính trị. Bên cạnh đó phe đối lập còn phải thực hiện vai trò hợp tác với chính quyền, một điều tưởng chừng như vô lý, nhưng đó là khía cạnh tích cực của vai trò đối lâp. Cần phải hiểu rằng đối lập không phải là lực lượng luôn luôn chống đối chính quyền, mà đối lập nếu hoạt động hiệu quả sẽ trở thành một lực lượng tích cực mang tính cách xây dựng. Khi ấy, đối lập và chính quyền là hai mặt của một vấn đề, đồng thời nó là yếu tố căn bản đảm bảo sự kiểm soát và cân bằng quyền lựccủa thể chế chính trị trong chính thể Dân chủ. Qua đó cho thấy cái lợi của chính quyền là duy trì sự hiện hữu của đối lập.
 
Một phe đối lập có tổ chức, có hệ thống đóng một vai trò rất quan trọng trong việc buộc chính quyền phải cân nhắc, thận trọng khi ban hành một chủ trương, một chính sách để thay đổi cho chính sách chính quyền khi thông qua Quốc hội. Đồng thời thông qua các phiên chất vấn chính phủ của phe đối lập cũng là dịp cho các thành viên chính phủ minh bạch, công khai các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm. Nhưng đáng tiếc, ở những quốc gia độc tài, nơi mà nhà cầm quyền luôn cho rằng sự có mặt của phe đối lập sẽ tạo ra tình trạng chính trị mất ổn định. Nhưng họ không hiểu rằng trong những quốc gia mà đối lập vắng mặt, các nhà lãnh đạo độc tài luôn luôn lo ngại cho tương lai chính trị của họ. Họ luôn lo sợ những cuộc cách mạng, những cuộc chính biến để lật đổ họ và tiếp theo là những cuộc trả thù đẫm máu. Mà những kẻ độc tài hoàn toàn không hiểu rằng sự có mặt của phe đối lập trong thể chế chính trị Dân chủ, đó là một đất nước có thể xoay chiều, thay đổi thể chế chính trị mà không gây nên sự xáo trộn hay gián đoạn các sinh hoạt chính trị. Phe đối lập hôm nay là chính phủ của ngày mai, đối lập tượng trưng sự tin tưởng vào định chế quốc gia, đối lập duy trì sự liên tục của chính quyền. Trong thể chế chính trị dân chủ thì những nhà lãnh đạo (nếu không vi phạm pháp luật) sẽ trở thành một công dân bình thường khi sự tín nhiệm của họ đối với nhân dân đã hết, khi nhân dân không muốn dùng họ nữa.

Nếu hiểu như thế, sẽ cho thấy việc chính quyền Việt nam khởi đầu với việc chấp nhận đối lập trong nghị trường đồng nghĩa với việc chấp nhận đa nguyên, sẽ là bước khởi đầu mang tính đột phá trong việc cải cách thể chế chính trị, từ độc tài toàn trị sang thể chế Dân chủ. Trước khi tiến hành một cuộc cải cách toàn diện, đặc biệt là vấn đề cải cách tư pháp làm nền tảng cho việc hình thành một hệ thống lật pháp cho một nhà nước pháp quyền. Đây cũng là điều kiện đảm bảo một sự chuyển đổi ôn hòa, lành mạnh không đổ máu và chắc chắn đảng CSVN sẽ vẫn nắm giữ vai trò lãnh đạo bộ máy hành pháp. Nhưng việc chuyển đổi nhận thức của các vị lãnh đạo đảng CSVN để đi đến việc quyết định chấp nhận đối lập là một việc hết sức khó khăn, bởi nó không chỉ dừng lại ở mức độ bản thân họ hy sinh quyền lợi cá nhân trong vấn đề tiền tài và quyền lực. Mà nó đòi hỏi một trình độ nhận thức và giác quan chính trị, đây có lẽ là vấn đề khó khăn hơn cả bởi họ (những người lãnh đạo cộng sản) có một trình độ học vấn quá thấp và họ không có ý thức thường xuyên nâng cao nhận thức của bản thân. Đó chính là lý do vì sao ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại có các quyết định hết sức ấu trĩ và phản khoa học. Các quyết định đó đã và đang đi ngược lại quy luật phát triển tư nhiên của xã hội loài người, cũng như lý luận của Chủ nghĩa Mark - Lenin. Đặc biệt là riết học duy vật biện chứng của Engels.

Vạn vật trong tự nhiên và xã hội đều có hai mặt đối lập nhau song song tồn tại và là hai mặt của một vấn đề, cũng như nếu có ánh sáng là do có bóng tối, có nóng là do có lạnh, có âm là do có dương v.v... Triệt tiêu đối lập là một hành động phản quy luật khách quan và thể hiện sự ấu trĩ về nhãn quan chính trị. Để kết thúc bài viết, xin được trích lời của cố GS Nguyễn Văn Bông khi nói về tầm quan trọng của đối lập trong một định chế chính trị hoàn hảo như sau “Trong lĩnh vực chính trị và xã hội, sự hoàn hảo của một định chế chính trị là kết quả của kinh nghiệm. Làm sao hy vọng một nhận thức khá cao của quần chúng, nếu hôm nay không có học tập hướng về Dân Chủ? Không phải nhất thiết áp dụng tất cả những gì đã có hay đang có ở Tây Phương. Thực tại chính trị xã hội văn hóa của mỗi nước là yếu tố căn bản. Nhưng điều kiện tối thiểu phải có để đối lập được phép khởi đầu và phát triển.”

Khai bút đầu năm 2013

Ngày 02 tháng 1 năm 2013

© Kami
 
————————
 
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
 
.

Bài bình luận

Từ lối lý luận theo kiểu nghe kể (và người kể thì vô danh), hoặc gán ghép ý kiến của ai đó để chứng minh quan điểm, trò này thì báo chí chính thống nhà nước dùng rất nhiều, để tự khen mình và để hướng dẫn dư luận quần chúng nhân dân, là chúng có những nhân vật quốc tế nổi tiếng ủng hộ. Nhiều người vẫn tin xái cổ. Như trường hợp Josephine Stenson, được vài báo chí VN thổi phồng là học giả hay là giáo sư Đại học Florida http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/ContentDetail.aspx?id=577, (hay tìm thử cụm từ " Josephin Stenson""hồ chí minh" tại google),, nhưng thực chất chỉ là một sinh viên hậu đại học, http://news.google.com/newspapers?nid=1291&dat=19890505&id=R8IPAAAAIBAJ&sjid=lowDAAAAIBAJ&pg=2239,1024589 Xem thêm: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:T%C4%83ng_Tuy%E1%BA%BFt_Minh#Josephine_Stenson Còn cái kiểu cố nói lấy được như “Người Việt ở cả hai miền đã cùng cầm súng chống ngoại xâm.” hay “nước nào cũng có tham nhũng, VN cũng không ngoại lệ”. Tin được chết liền. Vấn đề là tỷ lệ bao nhiêu ? VN tham nhũng toàn là tiền tỷ, và số lượng nhiều, Mỹ là nước giàu, thu nhập người dân gấp ngàn lần, còn chưa nhiều tham nhũng và cũng không tham nhũng đến số lượng đó.

Ly luan cua mot ke suot doi chi co ly luan (boi but), Nguoi mien Bac goi la noi phet, noi doi hay "bo nao" Nguoi mien Nam goi la-noi sao, noi doc hay noi lao ! Tom lai ngan gon la--LUA GAT THIEN HA. Cai gi triet tieu doi lap, ngay dem trang sao, trong mai duc cai, xanh vang tim do, roi am binh duong tuong, nang mua nong lanh ! Nghe lu but no noi chuyen toi muon nong lanh thi co . Ngu dot bay dat day doi. Roi loi ca GIAO SU ? ra khe thien ha. Nao hoan hao cua the che chinh tri la ket qua cua" kinh ton". Nhan thuc quan chung phai "hoc tap" moi co dan chu. Roi khong can hoc cua phuong Tay, cu theo cai can ban minh ma xay mo xay ma de chon minh luon. Xong xui cho co dai moc len va phat trien xanh tot.v.v...! Xin loi ! Noi chuyen voi but no de bi nhut dau lam, nen toi xin dung o day voi mot vai thac mac, De "DINH CAO TRI TUE"giai thich cho THIEN HA duoc hieu. ///Tai sao con nguoi lai muon song? Chet la het chuyen nhung khong ai muon chet?///Tai sao con nguoi lai phai an? Vi mieng com manh ao co the bat chap tat ca?///Tai sao con nguoi ai cung muon minh duoc so huu cai hoan chinh nhat?(vo con, tien tai, danh vong, tri tue).v.v..ma khong nhuong het cho ke khac. Dung muu cau thi...? Den day toi xin tang cho nhung ke hoc nhieu hieu it mot cau--Thoi doi, nguoi biet it thi hay noi nhieu, khi noi nhieu dam ra noi lao. Boi vi chi co noi lao moi co nhieu cai de noi. Con noi that thi khong bao gio co nhieu de noi, su that tuc la su that, chi co mot ma thoi !!!

Ly luan cua mot ke suot doi chi co ly luan (boi but), Nguoi mien Bac goi la noi phet, noi doi hay "bo nao" Nguoi mien Nam goi la-noi sao, noi doc hay noi lao ! Tom lai ngan gon la--LUA GAT THIEN HA. Cai gi triet tieu doi lap, ngay dem trang sao, trong mai duc cai, xanh vang tim do, roi am binh duong tuong, nang mua nong lanh ! Nghe lu but no noi chuyen toi muon nong lanh thi co . Ngu dot bay dat day doi. Roi loi ca GIAO SU ? ra khe thien ha. Nao hoan hao cua the che chinh tri la ket qua cua" kinh ton". Nhan thuc quan chung phai "hoc tap" moi co dan chu. Roi khong can hoc cua phuong Tay, cu theo cai can ban minh ma xay mo xay ma de chon minh luon. Xong xui cho co dai moc len va phat trien xanh tot.v.v...! Xin loi ! Noi chuyen voi but no de bi nhut dau lam, nen toi xin dung o day voi mot vai thac mac, De "DINH CAO TRI TUE"giai thich cho THIEN HA duoc hieu. ///Tai sao con nguoi lai muon song? Chet la het chuyen nhung khong ai muon chet?///Tai sao con nguoi lai phai an? Vi mieng com manh ao co the bat chap tat ca?///Tai sao con nguoi ai cung muon minh duoc so huu cai hoan chinh nhat?(vo con, tien tai, danh vong, tri tue).v.v..ma khong nhuong het cho ke khac. Dung muu cau thi...? Den day toi xin tang cho nhung ke hoc nhieu hieu it mot cau--Thoi doi, nguoi biet it thi hay noi nhieu, khi noi nhieu dam ra noi lao. Boi vi chi co noi lao moi co nhieu cai de noi. Con noi that thi khong bao gio co nhieu de noi, su that tuc la su that, chi co mot ma thoi !!!

Hoàn toán đồng ý với TG . Muốn hoà bình lâu dài và phát triển đất nước cần phải có đa đãng để bổ khuyết cho nhau trên mặt chính trị , đông thời nhân dân các tần lớp điều được luật pháp bảo vệ để phát triến khinh tế, văn hoá, giáo dục và đời sống mới để hoà cùng thế giới hiện đại đa chiều.Chúng ta không thể cứ ôm mãi cái dể (1+1) mà cần phải học thêm 1+2; 1x2 .... vv.

Tác giả Kami thật là khéo gạn đục để khơi trong, trong cái đối lập, điều mà chính quyền sợ nhất mà tác giả đã phân tích nó không hề đáng sợ, mà lại là chỗ an toành nhất cho những người cầm quyền. Tài thật!