You are here

Người Việt mình có sức chịu đựng rất giỏi!

Ảnh của songchi

Song Chi.
Còn nhớ, khi mới nhậm chức chưa lâu, tại hội thảo “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường hiện nay” được tổ chức vào ngày 20.9.2011, ông Tân Bộ trưởng bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã cương quyết giảm giá xăng dầu vì “quyền lợi của quốc gia và quyền lợi của 80 triệu con người”.
Tại cuộc hội thảo này, sau rất nhiểu tranh luận, căng thẳng giữa hai Bộ Tài chính và Bộ Công thương, đại diện các doanh nghiệp xăng dầu cũng như các chuyên gia kinh tế về điều hành giá bán lẻ đối với mặt hàng xăng dầu, cuối cùng Bộ Tài chính mà đứng đầu là ông Vương Đình Huệ đã bảo lưu quyết định giảm giá xăng 500 đồng/lít.
Khỏi phải nói lúc đó người dân VN đã cảm thấy hởi lòng hởi dạ và yêu quý ông Tân Bộ trưởng Bộ tài chính ra sao, không chỉ vì chuyện được rẻ hơn 500 đồng/lít xăng, mà vì những câu nói, thái độ thẳng thắn, mạnh mẽ của ông khi đập lại những luận điểm kêu ca, than lỗ của các doanh nghiệp và nỗi lo “doanh nghiệp phải đóng cửa, vỡ thị trường” của Bộ Công thương.
Sau cuộc họp này, báo chí đã viết hàng loạt bài khen ông Vương Đình Huệ.
Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Kể từ một trong đôi lần giảm giá xăng dầu hiếm hoi vào tháng 8.2011 đó đến nay, giá xăng lại tăng và tăng. Không ai nhớ giá xăng đã tăng bao nhiêu lần trong năm 2011 và từ đầu năm 2012 đến nay, nhưng chỉ riêng trong vòng một tháng nay, giá xăng đã tăng 3 lần. (“Xăng tăng giá 3 lần trong vòng một tháng: Xem lại cơ chế điều hành”, báo điện tử Bắc Giang). Và lại chuẩn bị tăng tiếp.
“Một ngày sau khi giá xăng dầu tăng lần thứ 4 liên tiếp, không tính lợi nhuận, bù thêm từ Quỹ bình ổn, xăng dầu lại đang lỗ từ khoảng 500-800 đồng/lít. Kế hoạch tăng giá tiếp theo đã được các doanh nghiệp (DN) rục rịch tính toán ngay từ bây giờ.” (“Kêu lỗ: Vừa lên giá, xăng dầu muốn tăng tiếp”, Diễn đàn kinh tế Việt Nam).
Điệp khúc muôn thuở của các doanh nghiệp khi tăng giá là lỗ và lỗ!
Xăng dầu tăng thì vật giá cũng tăng theo, chuyện xưa như trái đất. Mà đồng lương của người công nhân, giáo viên, công nhân viên, thu nhập của nông dân, dân nghèo thành thị…thì chẳng nhỉnh hơn nên giá xăng tăng rõ ràng đã đánh thẳng vào bữa ăn, sự chi tiêu hàng ngày của người dân VN. Chỉ trừ một thiểu số quan chức cấp cao, tư bản đỏ là giàu có đến mức chẳng buồn quan tâm đến giá xăng dầu!
Chuyện giá xăng cứ muốn tăng bao nhiêu là tăng, do tình trạng độc quyền về xăng dầu của các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước, giống như tình trạng độc quyền về điện, nước…cũng là chuyện cũ mèm, ở VN.
Nhưng điều đáng nói hơn, là tình trạng độc quyền dẫn đến việc người dân phải cắn răng chịu đựng giá xăng này đã tồn tại từ bao nhiêu năm nay, ai cũng biết, nhưng vì sao vẫn không thay đổi?
Và một điều đáng nói thứ hai là vì sao người dân vẫn cứ tiếp tục chịu đựng cái nghịch lý này, như đã và đang chịu đựng muôn vàn những nghịch lý khác trong xã hội?
Chưa nói đến muôn vàn nghịch lý khác đó, cái nào cũng tồn tại từ…lâu lắm rồi, từ nạn tham nhũng, hối lộ, nạn “cướp ngày” của các quan, cho đến môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, tình trạng thực phẩm không an toàn, tỷ lệ tai nạn giao thông quá cao, một nền giáo dục quá lạc hậu hay chuyện quá tải ở các bệnh viện trong các thành phố lớn v.v…và v.v…Chỉ riêng một chuyện giá xăng, cũng đủ cho thấy sức chịu đựng của người VN là quá giỏi. Và nếu giả dụ có một cuộc xếp hạng sức chịu đựng của tất cả các dân tộc khác nhau trên thế giới, tôi tin rằng người Việt phải đứng thứ hạng rất cao, ít nhất cũng trong top 5!
Có thể là người VN bây giờ quá mệt mỏi vì phải chạy theo cơm áo gạo tiền hàng ngày đủ bở hơi tai nên không muốn bất cứ một sự thay đổi, xáo trộn nào trong xã hội, có thể là người VN bây giờ chỉ muốn yên thân mũ ni che tai, ngại mọi va chạm với nhà nước…Nhưng vì muốn yên thân mà không biểu tình đòi tự do dân chủ vì sợ nhà nước xếp vào diện phản động là chuyện có thể hiểu được, thậm chí, không biểu tình phản đối TQ xâm lược lãnh thổ lãnh hải vì…không rỗi hơi hay vì sợ đi ngược lại với “chủ trương giữ vững hòa bình ổn định và mối quan hệ 4 tốt, 16 chữ vàng với nước láng giềng” của nhà nước cũng…có thể hiểu được luôn. Nhưng có những cái sát sườn với đời sống hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp lên túi tiền, bữa ăn của từng gia đình như giá xăng tăng rồi lại tăng, tăng rồi lại tăng nữa…mà người dân vẫn tiếp tục không phản ứng thì quả là đáng nể cho sức chịu đựng của người VN!

Bài bình luận

Nhưng có những cái sát sườn với đời sống hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp lên túi tiền, bữa ăn của từng gia đình như giá xăng tăng rồi lại tăng, tăng rồi lại tăng nữa…mà người dân vẫn tiếp tục không phản ứng thì quả là đáng nể cho sức chịu đựng của người VN! Có lẽ người dân Việt bây giờ thuộc tiểu thuyết "Làng Vũ Đại ngày ấy" nên áp dụng cho hôm nay? Tăng giá làm ảnh hưởng chung cho mọi người, đâu phải chỉ rieng mình ta mà ra phản ứng để cho chúng nó bắt bỏ tù à? Hehe, chủ nghĩa Mác-Lê sản sinh ra chủ nghĩa Mackeno tàn phá tinh thần đấu tranh cho lẽ phải của dân Việt quá.

SONG CHI viet bai that chi tiet va xau sac dua ban doc hieu them xhch CHO DE hien nay

Thà chịu đựng kham khổ còn hơn chịu đòn ,công an đánh đập tơi tả,hoặc là được gọi là tù nhân treo cổ tự tử...VN ta bây giờ khổ như thế đó,ông trời có thấy chăng .Một dân tộc bị đau khổ vì chiến tranh,nay đau khổ vì cường quyền ,độc tài và sẽ còn đau khổ dài dài vì bốn tốt và mười sáu chữ vàng của người bạn láng giềng tốt lúc nào cũng muốn nuốt chững VN...

hèn và nhát nên chỉ biết kêu than. nhục!

Thuộc tính của Chủ Nghĩa Cộng Sản là các hiệu ứng bề mặt, tốt khoe xấu che được ngăn bởi bức bình phong rất mỏng manh nhưng không ai kiểm soát (hoặc rất khó kiểm soát), các thiên biến vạn hóa đều xảy ra ở "điểm nút" này. Ông Nguyễn tấn Dũng, ông Đinh la Thăng, ông Vương đình Huệ hay bất cứ ông "chó chết" nào của CNCS khi mới lên cũng luôn kích hoạt điểm-nút này, một mặt vừa lấy lòng tạo điểm trước công luận, mặt khác vừa khơi gợi mọi chuyện phải "biết điều" áp vào dòng chảy mỏng manh kia nhưng không ngừng nghỉ, "kiến tha lâu đầy tổ" theo luật chơi không văn bản. Vì là thuộc tính nên không có gì phải bàn cải, cái cần bàn chính là làm sao loại trừ được thuộc tính đó.

Dân VN = ươn hèn và vô cảm